• Zalo

Sứ mệnh 100 năm tiếp cận hành tinh lùn Ceres

Kinh tếThứ Hai, 09/03/2015 07:37:00 +07:00Google News

Sau gần 9 năm rời Trái Đất, tàu vũ trụ mang tên Rạng đông bay vào quỹ đạo hành tinh lùn Ceres hôm 27/2, trong một sứ mệnh dài 100 năm của con người

(VTC News) - Sau gần 9 năm rời Trái Đất, tàu vũ trụ mang tên "Rạng đông" bay vào quỹ đạo hành tinh lùn Ceres hôm 27/2, trong một sứ mệnh dài 100 năm của con người.

Người phát ngôn của Phòng Thí nghiệm ứng dụng vật lý thuộc Đại học Johns Hopkins, ông Mike Buckley, cho biết: "Tàu vũ trụ 'Rạng đông' sắp hoàn thành sứ mệnh tới hành tinh lùn Ceres trong nhiệm vụ hơn 100 năm mới thực hiện được, tuy nhiên với khoảng cách 40.000 km hiện nay giữa tàu vũ trụ này với Ceres, thì các bức ảnh chụp được vào hôm 25/2 vẫn còn chưa rõ nét".

Con người sắp đặt chân tới hành tinh lùn trong sứ mệnh 100 năm
 
Tàu vũ trụ Rạng đông được tên lửa Atlas V phóng ra ngoài không gian từ Mũi Canaveral ở bang Florida để thực hiện chuyến đi dài gấp 3 lần tới Mặt trời.

Tàu này được trang bị 7 thiết bị, trong đó có máy đo quang phổ tia cực tím và tia hồng ngoại, máy quay đa sắc, máy quay viễn vọng độ phân giải cao và máy dò bụi không gian.

Con tàu này có sứ mệnh tìm hiểu nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời vào 4,5 tỷ năm trước, thông qua tìm hiểu môi trường hỗn loạn trong vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Sứ mệnh 100 năm tiếp cận hành tinh lùn Ceres
Đồ họa mô phỏng quãng thời gian hàng trăm năm từ khi phát hiện hành tinh lùn Ceres đến khi con người tiếp cận quỹ đạo hành tinh này
NASA kỳ vọng sẽ thu được các thông tin đa dạng khi con tàu bắt đầu bay quanh quỹ đạo Ceres.Các chuyên gia sẽ tìm kiếm dấu hiệu của các hoạt động địa chất trên hành tinh lùn này, thông qua những thay đổi trong các đốm sáng, hoặc các đặc trưng khác trên bề mặt Ceres qua thời gian.

Hành tinh lùn Ceres được đặt theo tên nữ thần nông nghiệp và mùa màng của người La Mã, có đường kính 950km và thực hiện đủ vòng quay xung quanh mình trong 9 giờ. Ceres lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Sicili Giuseppe Piazzi vào năm 1801.

Ban đầu, Ceres được phân loại là một hành tinh, sau đó nó được gọi là tiểu hành tinh. Do các đặc điểm giống như hành tinh, Ceres được phân loại lại là hành tinh lùn vào năm 2006, cùng với Pluto và Eris.

Ông Buckley cho biết NASA hy vọng bức ảnh đầu tiên được truyền về Trái Đất vào tuần này và họ sẽ sớm đưa ra công chúng.

Mặc dù mức độ ánh sáng yếu phản chiếu từ bề mặt của hành tinh lùn Pluto, NASA tin tưởng rằng tàu vũ trụ "Rạng đông" vẫn có thể tập hợp đủ dữ liệu từ bề mặt của Pluto và Charon để chụp ảnh về bản đồ địa hình trên hai thiên thể này.

Sau khi hoàn thành khảo sát Ceres trong vòng 6 tháng, tàu "Rạng đông" bay xung quanh tiểu hành tinh khổng lồ Vesta trong 14 tháng, sau đó tiếp tục hành trình tới Ceres., một nhóm gồm các thiên thể có quỹ đạo còn sót lại từ sau khi sinh ra Hệ Mặt Trời cách đây 4 tỷ năm trước.

Việc khám phá Vesta và Ceres sẽ giúp các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức các vật thể hình thành trong vũ trụ. Trước đó, cả Vesta và Ceres đều trong quá trình trở thành hành tinh, tuy nhiên quá trình này bị gián đoạn do lực hấp dẫn từ sao Mộc.

Hai vật thể này được các nhà khoa học coi như hóa thạch có từ thời điểm Hệ Mặt Trời mới hình thành, sẽ giúp mở tấm màn bí ẩn về nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời.

NASA hợp tác với Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, Viện Nghiên cứu Hệ Mặt trời Max Planck, Cơ quan hàng không vũ trụ Italy và Viện nghiên cứu quốc gia vật lý học thiên thể Italy để thực hiện công trình nghiên cứu này.

Theo kế hoạch, trong năm 2016, NASA sẽ phóng tàu thăm dò vũ trụ OSIRIS-REx nhằm nghiên cứu tiểu hành tinh lớn Bennu và sẽ mang mẫu vật của tiểu hành tinh này về Trái Đất vào năm 2023.

» Kinh ngạc trước những học thuyết âm mưu về không gian
» Những bức ảnh chứng “thật đến giật mình” về UFO
» Những lần đĩa bay người ngoài hành tinh xuất hiện bí ẩn nhất

An Trần (theo BI)

Bình luận
vtcnews.vn