Các cơ quan tình báo Mỹ đang vội vã tìm cách tuyển mộ các nhà ngoại giao Nga vừa bị Washington trục xuất bởi vụ cựu điệp viên Sergey Skripal bị đầu độc, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga.
Những đoạn video đáng sợ ghi lại hình ảnh được cho là bên trong một nhà máy vũ khí hóa học nơi sản xuất chất độc thần kinh sử dụng trong vụ điệp viên Nga bị ám hại tại Anh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố việc máy bay của hãng hàng không Nga Aeroflot bị các cơ quan chức năng Anh khám xét tại sân bay Heathrow, London mà không có lý do, là hành động khiêu khích.
Nga nói rằng họ không muốn châm ngòi một cuộc chiến ngoại giao với các nước, kể cả Mỹ, và đang suy xét cẩn thận trước khi trả đũa những nước khác đã trục xuất nhà ngoại giao Nga.
Những hành động chống Matxcơva do London khởi xướng với lý do nghi ngờ Nga có liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal là một phần của cuộc khiêu khích tổng lực nước Nga do phương Tây thực hiện, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nhận định.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine, phụ trách các vấn đề Hợp tác Châu Âu Elena Zerkal cho biết một bản thoả thuận mới về quan hệ hữu nghị, hợp tác và đối tác với Nga là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 29/3 cảnh báo mối quan hệ xấu đi giữa Nga và Mỹ thời gian gần đây đang không khác là bao so với những gì diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
150 nhà ngoại giao phương Tây, trong đó có 60 nhân viên ngoại giao Mỹ sẽ phải rời khỏi Nga vài ngày tới trong động thái mới nhất được Nga đưa ra nhằm đáp trả hành động tương tự của Mỹ và hàng loạt cách quốc gia khác hồi đầu tuần.
Yulia Skripal đang trong thời gian điều trị và có những dấu hiệu bình phục tốt, trong khi đó cha của cô, ông Sergei Skripal vẫn còn trong tình trạng nguy kịch.
Theo Sputnik, nhiều nước châu Âu hưởng ứng lời kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao Nga do Anh khởi xướng trong khi một số quốc gia khác phản đối cho thấy có sự chia rẽ giữa các nước châu Âu.
Nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU trục xuất các nhà ngoại giao Nga theo lời kêu gọi của London, tuy nhiên một số quốc gia khác thuộc liên minh này từ chối thực hiện điều tương tự.
Quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga của nhiều quốc gia được cho là xuất phát từ thông tin tình báo đặc biệt về vụ điệp viên Nga bị đầu độc được Anh chia sẻ.
Trong bối cảnh hàng loạt quốc gia trên khắp thế giới chỉ trích Nga vì nghi vấn đầu độc cựu điệp viên bằng chất độc thần kinh, Trung Quốc cảnh báo các nước hãy từ bỏ sự đối đầu và tư duy thời Chiến tranh lạnh.
Căng thẳng ngoại giao giữa các nước phương Tây và Nga gần đây không phải là trường hợp riêng biệt mà nó một phần của chuỗi các hành động gây áp lực lên Nga, nguy cơ xảy ra Thế chiến 3 ở thời điểm hiện tại rất cao, chuyên gia địa chính trị Phil Butler nhận định.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, tuyên bố rằng hành động trục xuất các nhà ngoại giao Nga của một số quốc gia phương Tây trong ngày xảy ra thảm kịch tại Kemerovo là hành động gây hấn vô lý.
Thượng tá KGB Mikhail Lyubimov cho rằng, kể cả trường hợp trong số các nhà ngoại giao của Nga bị trục xuất có các đặc vụ thì hoạt động tình báo của Nga không hề bị ảnh hưởng.
Nga đang đối mặt với các thách thức ngoại giao lớn nhất trong vòng 30 năm qua, liên quan đến sự việc cựu điệp viên người Nga bị nghi đầu độc trên lãnh thổ Anh bằng chất độc hoá học của quân đội Liên Xô sản xuất.
Thay vì trục xuất các nhà ngoại giao Nga để phản ứng lại vụ cựu điệp viên Sergey Skripal bị đầu độc tại Anh, quốc gia này tuyên bố sẽ tiếp tục đối thoại cởi mở với Matxcơva mặc cho nhiều quốc gia châu Âu khác sẽ phản đối.
15 quốc gia châu Âu, trong đó có các thành viên Liên minh châu Âu EU, tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga do nghi án liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Sergey Skripal.