• Zalo

‘Sốt đất’ tại nhiều địa phương: Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước nói gì?

Bất động sảnThứ Tư, 31/03/2021 20:36:17 +07:00Google News
(VTC News) -

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, tín dụng vào bất động sản có tăng nhưng vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ.

Liên quan đến giá đất tăng “nóng” tại nhiều địa phương thời gian gần đây, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 31/3, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, vốn tín dụng đầu tư vào bất động sản (BĐS) gần đây tương đối nóng ở nhiều địa phương, giá cả BĐS có chiều hướng tăng lên.

Tuy nhiên, câu chuyện này có nhiều nguyên nhân, trong đó tình trạng một số đối tượng tung tin, "thổi giá" không chính xác kiếm chênh lệch từ đầu cơ. Về phía ngành ngân hàng, riêng lĩnh vực tín dụng trong lĩnh vực này quản sát sao, chặt chẽ.

 ‘Sốt đất’ tại nhiều địa phương: Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước nói gì? - 1

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú.

Câu chuyện dịch chuyển dòng vốn sang các kênh này đều được quan tâm, thường xuyên có cảnh báo cho các tổ chức tín dụng khi có rủi ro. Cho đến ngày 15/3, số liệu dư nợ cho vay BĐS của ngành ngân hàng tăng 2,13%, cao hơn mức 2,04% so với mức tăng trưởng chung tín dụng.

Tín dụng cho BĐS hiện đang "chảy" vào 2 lĩnh vực: một là tín dụng vào các đối tượng kinh doanh BĐS (đầu cơ, phân khúc thị trường cao cấp…); hai là tín dụng đầu tư giúp tạo thanh khoản hàng hoá tiêu dùng BĐS, nhà ở thu nhập thấp, phân khúc thị trường giá rẻ, tính chất thương mại… phân khúc này vẫn giao cho các ngân hàng thương mại triển khai.

“Vì thế, thời gian sắp tới, NHNN giám sát, có cảnh báo với các tổ chức tín dụng, song mức tăng 2,13% chỉ có một vài tổ chức tín dụng cho vay", ông Tú cho biết.

Cũng liên quan đến tình trạng “sốt đất” thời gian gần đây, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thừa nhận, nhiều địa phương đều tăng giá đất, tiềm ẩn nhiều rủi cho nền kinh tế hoặc tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu đầu tư tín dụng.

Về vấn đề lãi suất trong thời gian tới, ông Tú cho hay, điều hành lãi suất thời gian tới tạo sự ổn định, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, cũng phải cảnh giác các dấu hiệu về giá nhiên liệu và một số lĩnh vực khác hay sự dịch chuyển dòng vốn từ thị trường tiền tệ. Nếu chỉ số này tích cực thì sẽ tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời, yêu cầu tổ chức tín dụng giảm bớt chi phí để giảm lãi suất.

Ngọc Vy
Bình luận
vtcnews.vn