Barca đã tự biến mình thành con tin của Messi, đã tận hưởng niềm hạnh phúc trong những ngày anh thăng hoa thì cũng phải sẵn sàng đón nhận hậu quả mỗi khi anh không tỏa sáng.
Bằng chứng là một mình Messi đã đóng góp 8 bàn thắng trong số ấy, chiếm 44,44%. Trong số 9 cầu thủ ghi bàn còn lại có tới 8 người chỉ đóng góp duy nhất một bàn và ba tiền đạo David Villa, Pedro, Tello nằm trong số ấy. Sau Messi, chân sút xuất sắc nhất là… hậu vệ Jordi Alba, chỉ có được 2 bàn thắng vào lưới Celtic và Milan.
Bayern Munich, đội bóng vừa hủy diệt Barca, cũng có 10 cầu thủ lập công ở Champions League mùa này nhưng lại ở trong tình thế hoàn toàn khác biệt. 10 cầu thủ Bayern đã ghi tổng cộng 26 bàn thắng trong 11 trận đấu, Thomas Mueller dẫn đầu với 7 bàn nhưng “Hùm xám” không hề lệ thuộc vào anh. Sau Mueller, có tới 7 cầu thủ ghi ít nhất 2 bàn. Thậm chí một cầu thủ thuộc hàng “dự bị của dự bị” như Claudio Pizarro cũng đóng góp cho đội bóng tới 4 bàn.
Barca chỉ có Messi “biết” ghi bàn, Bayern lại có quá nhiều những “Messi”. Barca chỉ biết trông đợi vào Xavi và Iniesta để kích hoạt “ngòi nổ” Messi, Bayern lại chẳng thiếu những cầu thủ kiến tạo xuất sắc. Toni Kroos là “số 10” hay bậc nhất thế giới thuộc thế hệ 9x, nhưng hãy xem Mueller đã thay thế vai trò ấy tốt thế nào khi cầu thủ 23 tuổi vắng mặt. Thậm chí một ông lão 34 tuổi như Pizarro cũng chơi cực hay ở vị trí ấy. Bằng chứng: tiền đạo người Peru ghi 2 bàn và kiến tạo 2 bàn trong chiến thắng 6-1 trước Hannover khi nhập vai tiền vệ kiến tạo.
Thành công của Barca những năm qua dựa trên sự xuất sắc của bộ ba Xavi - Iniesta - Messi, thành công của Bayern thuộc về tập thể và không quá phụ thuộc vào cá nhân nào.
Đừng có bắt Messi phải là “siêu nhân”
“Không thể bắt Messi đóng vai siêu nhân trong mọi trận đấu. Cứ ba ngày một lần anh ấy lại là cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh, chuyện ấy nên chấm dứt ngay”, tờ La Vanguardia bình luận đầy chua xót sau thất bại 0-4 ở Allianz Arena.
Hãy xem Barca “tận dụng” Messi kinh khủng thế nào. Anh đã chơi hơn 3.000 phút cho Barca ở mùa giải này và tính cả thời lượng thi đấu trong màu áo đội tuyển Argentina, “La Pulga” đã cày ải tới 3.939 phút. Trong đội hình Barca, không có cầu thủ nào chơi nhiều đến thế. Người đứng thứ hai, thủ thành Valdes, mới có tổng cộng 3.600 phút đứng trong khung gỗ.
Với Messi, hầu như không có khái niệm nghỉ ngơi. Kể cả khi thể lực chỉ đủ để đi bộ trên sân, anh cũng phải chơi trọn trận. Tito Vilanova đã làm gì với Messi? "Nếu Messi ho, có nghĩa là Barca đang bị cúm", bình luận viên Sky Sports cực kỳ chính xác sau thất bại lịch sử ở Munich. Tito có vẻ như không muốn thử nghiệm bởi ông tin rằng chỉ cần Messi sung mãn là Barca sẽ chiến thắng mọi đối thủ.
Không chỉ nằm ở câu chuyện của Messi, khả năng dùng người tồi tệ của Tito còn thể hiện qua chi tiết ông “đóng khung” đội hình từ đầu tới cuối mùa giải. Trong 10 cầu thủ thường xuyên đá chính của Barca mùa này, người thi đấu ít nhất là Mascherano đã có 2.995 phút cày ải. Trong khi ở đội hình dự bị, Thiago Alcantara được sử dụng nhiều nhất nhưng mới chỉ có 1.623 phút ra sân.
Khi Sandro Rosell bán tống bán tháo Ibrahimovic cho Milan, đó là khởi đầu cho một triết lý bóng đá cực đoan dựa trên Messi và những sản phẩm của La Masia. Triết lý ấy đã thất bại chỉ sau 3 năm và Barca lúc này lại cuống cuồng lùng mua ngôi sao, nào là Lewandowski, nào là Neymar, và cả Thiago Silva…
Barca khác Bayern một trời một vực
Với một người yêu bóng đá, đừng tin quá nhiều vào những con số thống kê bởi chúng hoàn toàn có thể đánh lừa bạn. Thống kê chỉ ra rằng đã có 10 cầu thủ khác nhau ghi bàn cho Barcelona ở Champions League mùa giải này, với tổng cộng 18 bàn thắng. Con số ấy tưởng như thể hiện sự đa dạng về khả năng ghi bàn từ khắp các vị trí của đội bóng Catalunya mà che lấp đi một thực tế đã tồn tại bao năm qua: Barca phụ thuộc quá nhiều vào Messi.
Barca đã trả giá vì quá phụ thuộc Messi. |
Bằng chứng là một mình Messi đã đóng góp 8 bàn thắng trong số ấy, chiếm 44,44%. Trong số 9 cầu thủ ghi bàn còn lại có tới 8 người chỉ đóng góp duy nhất một bàn và ba tiền đạo David Villa, Pedro, Tello nằm trong số ấy. Sau Messi, chân sút xuất sắc nhất là… hậu vệ Jordi Alba, chỉ có được 2 bàn thắng vào lưới Celtic và Milan.
Bayern Munich, đội bóng vừa hủy diệt Barca, cũng có 10 cầu thủ lập công ở Champions League mùa này nhưng lại ở trong tình thế hoàn toàn khác biệt. 10 cầu thủ Bayern đã ghi tổng cộng 26 bàn thắng trong 11 trận đấu, Thomas Mueller dẫn đầu với 7 bàn nhưng “Hùm xám” không hề lệ thuộc vào anh. Sau Mueller, có tới 7 cầu thủ ghi ít nhất 2 bàn. Thậm chí một cầu thủ thuộc hàng “dự bị của dự bị” như Claudio Pizarro cũng đóng góp cho đội bóng tới 4 bàn.
Barca chỉ có Messi “biết” ghi bàn, Bayern lại có quá nhiều những “Messi”. Barca chỉ biết trông đợi vào Xavi và Iniesta để kích hoạt “ngòi nổ” Messi, Bayern lại chẳng thiếu những cầu thủ kiến tạo xuất sắc. Toni Kroos là “số 10” hay bậc nhất thế giới thuộc thế hệ 9x, nhưng hãy xem Mueller đã thay thế vai trò ấy tốt thế nào khi cầu thủ 23 tuổi vắng mặt. Thậm chí một ông lão 34 tuổi như Pizarro cũng chơi cực hay ở vị trí ấy. Bằng chứng: tiền đạo người Peru ghi 2 bàn và kiến tạo 2 bàn trong chiến thắng 6-1 trước Hannover khi nhập vai tiền vệ kiến tạo.
Thành công của Barca những năm qua dựa trên sự xuất sắc của bộ ba Xavi - Iniesta - Messi, thành công của Bayern thuộc về tập thể và không quá phụ thuộc vào cá nhân nào.
Đừng có bắt Messi phải là “siêu nhân”
“Không thể bắt Messi đóng vai siêu nhân trong mọi trận đấu. Cứ ba ngày một lần anh ấy lại là cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh, chuyện ấy nên chấm dứt ngay”, tờ La Vanguardia bình luận đầy chua xót sau thất bại 0-4 ở Allianz Arena.
Hãy xem Barca “tận dụng” Messi kinh khủng thế nào. Anh đã chơi hơn 3.000 phút cho Barca ở mùa giải này và tính cả thời lượng thi đấu trong màu áo đội tuyển Argentina, “La Pulga” đã cày ải tới 3.939 phút. Trong đội hình Barca, không có cầu thủ nào chơi nhiều đến thế. Người đứng thứ hai, thủ thành Valdes, mới có tổng cộng 3.600 phút đứng trong khung gỗ.
Với Messi, hầu như không có khái niệm nghỉ ngơi. Kể cả khi thể lực chỉ đủ để đi bộ trên sân, anh cũng phải chơi trọn trận. Tito Vilanova đã làm gì với Messi? "Nếu Messi ho, có nghĩa là Barca đang bị cúm", bình luận viên Sky Sports cực kỳ chính xác sau thất bại lịch sử ở Munich. Tito có vẻ như không muốn thử nghiệm bởi ông tin rằng chỉ cần Messi sung mãn là Barca sẽ chiến thắng mọi đối thủ.
Không chỉ nằm ở câu chuyện của Messi, khả năng dùng người tồi tệ của Tito còn thể hiện qua chi tiết ông “đóng khung” đội hình từ đầu tới cuối mùa giải. Trong 10 cầu thủ thường xuyên đá chính của Barca mùa này, người thi đấu ít nhất là Mascherano đã có 2.995 phút cày ải. Trong khi ở đội hình dự bị, Thiago Alcantara được sử dụng nhiều nhất nhưng mới chỉ có 1.623 phút ra sân.
Khi Sandro Rosell bán tống bán tháo Ibrahimovic cho Milan, đó là khởi đầu cho một triết lý bóng đá cực đoan dựa trên Messi và những sản phẩm của La Masia. Triết lý ấy đã thất bại chỉ sau 3 năm và Barca lúc này lại cuống cuồng lùng mua ngôi sao, nào là Lewandowski, nào là Neymar, và cả Thiago Silva…
Theo TT&VH
Bình luận