(VTC News) - Sự tham gia của những cái tên như Aeon, Lotte, TCC Holding, Central Group đã khiến cho cuộc chạy đua để mua lại Big C Việt Nam 'nóng' hơn bao giờ hết.
Để cắt giảm nợ, Tập đoàn Casino hiện đang thực hiện bán một số tài sản tại châu Á và Mỹ Latin, trong đó có việc đấu giá hệ thống Big C Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn này.
Hiện đã có những tên tuổi lớn nộp đơn tham gia cuộc đấu giá này như: Aeon, Lotte, TCC Holding, Central Group. Chính vì vậy cuộc chạy đua để sở hữu Big C Việt Nam được coi là khá gay cấn.
Có mặt tại Việt Nam từ 2008, đến nay, Lotte đang sở hữu 12 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, như bánh kẹo, thức ăn nhanh, bán lẻ, giải trí, xây dựng, công nghệ thông tin...Lotte Co., Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte do Shin Kyuk-Ho thành lập lần đầu tiên vào tháng 6/1948 tại Tokyo.
Lotte Group đang có tham vọng trở thành một trong 10 tập đoàn toàn cầu hàng đầu châu Á với kỳ vọng có doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm hơn 30% trong tổng doanh thu của cả Tập đoàn.
Để thực hiện tham vọng đó, những năm gần đây Lotte đã thâm nhập vào các thị trường láng giềng trong đó có Indonesia, Việt Nam, Myanmar. Đến nay, Lotte đã dành hơn 10 nghìn tỷ won (9,6 tỷ USD) cho các thương vụ mua bán sáp nhập ở nước ngoài và chủ yếu là châu Á và các nước Xô Viết cũ. Trong đó, Việt Nam đang được xem là “con át chủ bài” trong cuộc đổ bộ thị trường ngoại của Lotte.
Tại Việt Nam, Tập đoàn này khiến nhiều người choáng váng khi đầu tư vào hàng loạt các thương vụ thâu tóm, mua bán "khủng". Điển hình có thể kể đến như: Lotte Center: 500 triệu USD, Lotte Mart: vài trăm triệu USD, Lotte Cinema: 18 – 36 triệu USD, Lotteria: 50 triệu USD, Lotte Legend Saigon: khoảng 62,5 triệu USD, Lotte DatViet Homeshopping: 5,1 triệu USD, Đầu tư vào Bibica: 15 triệu USD, Thâu tóm Diamond Plaza TP.HCM.
Không hề kém cạnh, "đại gia" bán lẻ của Nhật Bản là tập đoàn Aeon cũng bỏ một số tiền không hề nhỏ để đầu tư tại Việt Nam.
Đại gia bán lẻ Aeon từng có bước thăm dò thị trường Việt Nam hồi năm 2011, thông qua hợp tác với Tập đoàn Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop tại Việt Nam. Với chỉ xấp xỉ 20 cửa hàng được mở đến nay, có thể xem chuỗi Ministop là cuộc “hôn nhân chưa trọn vẹn” giữa Aeon và Trung Nguyên, so với hàng trăm cửa hàng tiện lợi của các chuỗi B’s Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K, và mới nhất là Vin Mart đang đua nhau mọc lên khắp cả nước.
Sau khi đã soi thật kỹ thị trường bán lẻ trong nước, đầu năm 2014, Tập đoàn Aeon mới chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, với Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TP HCM.
Từ phản hồi khá tích cực của thị trường, Aeon tiếp tục đầu tư dự án TTTM thứ 2 có vốn đầu tư hơn 95 triệu USD mang tên Aeon Mall Canary Bình Dương, có diện tích kinh doanh 50.000 m2. TTTM này đã chính thức hoạt động từ tháng 11/2014.
Ðặc biệt, sự xuất hiện của 2 TTTM Aeon quy mô lớn tại TP HCM và Bình Dương đã làm thị trường bán lẻ tăng nhiệt. Tuy là người đến sau, nhưng đại gia Nhật này đã tỏ ra không hề kém cạnh trong khả năng tranh chấp mặt bằng với các đối thủ bằng chiêu “đi tắt đón đầu”. Đó là việc tập trung đầu tư vào các khu vực ngoại thành.
Hiện Aeon đã mở ba trung tâm mua sắm lớn ở TPHCM, Hà Nội và Bình Dương và sắp mở thêm một trung tâm nữa tại TPHCM với vốn đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu ban đầu của Aeon là sẽ mở rộng đầu tư để đạt con số 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam đến năm 2020.
Aeon đang khai thác khoảng 80 TTTM tại Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với mô hình đầu tư chủ yếu là rót 100% vốn trực tiếp vào các dự án. Tập đoàn này cũng ít khi chọn hình thức tham gia góp vốn liên doanh hay mua bán, sáp nhập.
Đối thủ thứ 3 trong cuộc chạy đua này là Tập đoàn TCC của tỉ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi. Tập đoàn này từng khiến dư luận xôn xao khi hoàn thành việc mua lại Metro Cash & Carry tại Việt Nam với giá trị thương vụ lên đến 655 triệu Euro.
Cuối cùng là Central Group, tập đoàn này được biết đến là tập đoàn gia đình nổi tiếng tại Thái Lan hoạt động trong nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng. Tại Việt Nam tập đoàn này từng được báo chí nhắc đến khi thâu tóm Nguyễn Kim.Tháng 1/2015, truyền thông trong nước tiết lộ một thông tin vô cùng quan trọng trong báo cáo tài chính của Power Buy (mảng kinh doanh trực thuộc tập đoàn Central Group), đơn vị hiện do Robinson Department Store nắm 40% cổ phần – đã mua lại 49% cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT.
Trên thực tế, ngoài thương vụ với Nguyễn Kim, Central Group VN cũng đã phát triển hệ thống trung tâm thương mại Robins ở TP.HCM và Hà Nội.
Theo tiết lộ ban đầu, con số mà các "ông lớn" trên phải chi để sở hữu chuỗi hệ thống bán lẻ này vào khoảng 800 triệu USD.
Tuy nhiên, mới đây, Wall Street Journal đã dẫn một nguồn tin rằng đã có đơn vị tham gia đấu thầu mua Big C Việt Nam định giá hệ thống siêu thị này ở mức hơn 1 tỉ euro. Như vậy, còn có một tập đoàn lớn trong nước khác nhưng không tiện nêu tên.
Ngọc Vy
Để cắt giảm nợ, Tập đoàn Casino hiện đang thực hiện bán một số tài sản tại châu Á và Mỹ Latin, trong đó có việc đấu giá hệ thống Big C Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn này.
Soi tiềm lực của các đại gia thâu tóm Big C Việt Nam. Ảnh: internet |
Có mặt tại Việt Nam từ 2008, đến nay, Lotte đang sở hữu 12 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, như bánh kẹo, thức ăn nhanh, bán lẻ, giải trí, xây dựng, công nghệ thông tin...Lotte Co., Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte do Shin Kyuk-Ho thành lập lần đầu tiên vào tháng 6/1948 tại Tokyo.
Lotte Group đang có tham vọng trở thành một trong 10 tập đoàn toàn cầu hàng đầu châu Á với kỳ vọng có doanh số bán hàng ở nước ngoài chiếm hơn 30% trong tổng doanh thu của cả Tập đoàn.
Để thực hiện tham vọng đó, những năm gần đây Lotte đã thâm nhập vào các thị trường láng giềng trong đó có Indonesia, Việt Nam, Myanmar. Đến nay, Lotte đã dành hơn 10 nghìn tỷ won (9,6 tỷ USD) cho các thương vụ mua bán sáp nhập ở nước ngoài và chủ yếu là châu Á và các nước Xô Viết cũ. Trong đó, Việt Nam đang được xem là “con át chủ bài” trong cuộc đổ bộ thị trường ngoại của Lotte.
Tại Việt Nam, Tập đoàn này khiến nhiều người choáng váng khi đầu tư vào hàng loạt các thương vụ thâu tóm, mua bán "khủng". Điển hình có thể kể đến như: Lotte Center: 500 triệu USD, Lotte Mart: vài trăm triệu USD, Lotte Cinema: 18 – 36 triệu USD, Lotteria: 50 triệu USD, Lotte Legend Saigon: khoảng 62,5 triệu USD, Lotte DatViet Homeshopping: 5,1 triệu USD, Đầu tư vào Bibica: 15 triệu USD, Thâu tóm Diamond Plaza TP.HCM.
Không hề kém cạnh, "đại gia" bán lẻ của Nhật Bản là tập đoàn Aeon cũng bỏ một số tiền không hề nhỏ để đầu tư tại Việt Nam.
Đại gia bán lẻ Aeon từng có bước thăm dò thị trường Việt Nam hồi năm 2011, thông qua hợp tác với Tập đoàn Trung Nguyên mở chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop tại Việt Nam. Với chỉ xấp xỉ 20 cửa hàng được mở đến nay, có thể xem chuỗi Ministop là cuộc “hôn nhân chưa trọn vẹn” giữa Aeon và Trung Nguyên, so với hàng trăm cửa hàng tiện lợi của các chuỗi B’s Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K, và mới nhất là Vin Mart đang đua nhau mọc lên khắp cả nước.
Sau khi đã soi thật kỹ thị trường bán lẻ trong nước, đầu năm 2014, Tập đoàn Aeon mới chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam, với Trung tâm thương mại (TTTM) Aeon đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD tại Khu Đô thị Celadon Tân Phú, TP HCM.
Từ phản hồi khá tích cực của thị trường, Aeon tiếp tục đầu tư dự án TTTM thứ 2 có vốn đầu tư hơn 95 triệu USD mang tên Aeon Mall Canary Bình Dương, có diện tích kinh doanh 50.000 m2. TTTM này đã chính thức hoạt động từ tháng 11/2014.
Ðặc biệt, sự xuất hiện của 2 TTTM Aeon quy mô lớn tại TP HCM và Bình Dương đã làm thị trường bán lẻ tăng nhiệt. Tuy là người đến sau, nhưng đại gia Nhật này đã tỏ ra không hề kém cạnh trong khả năng tranh chấp mặt bằng với các đối thủ bằng chiêu “đi tắt đón đầu”. Đó là việc tập trung đầu tư vào các khu vực ngoại thành.
Hiện Aeon đã mở ba trung tâm mua sắm lớn ở TPHCM, Hà Nội và Bình Dương và sắp mở thêm một trung tâm nữa tại TPHCM với vốn đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu ban đầu của Aeon là sẽ mở rộng đầu tư để đạt con số 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam đến năm 2020.
Aeon đang khai thác khoảng 80 TTTM tại Malaysia, Thái Lan và Việt Nam với mô hình đầu tư chủ yếu là rót 100% vốn trực tiếp vào các dự án. Tập đoàn này cũng ít khi chọn hình thức tham gia góp vốn liên doanh hay mua bán, sáp nhập.
Đối thủ thứ 3 trong cuộc chạy đua này là Tập đoàn TCC của tỉ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi. Tập đoàn này từng khiến dư luận xôn xao khi hoàn thành việc mua lại Metro Cash & Carry tại Việt Nam với giá trị thương vụ lên đến 655 triệu Euro.
Cuối cùng là Central Group, tập đoàn này được biết đến là tập đoàn gia đình nổi tiếng tại Thái Lan hoạt động trong nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng. Tại Việt Nam tập đoàn này từng được báo chí nhắc đến khi thâu tóm Nguyễn Kim.Tháng 1/2015, truyền thông trong nước tiết lộ một thông tin vô cùng quan trọng trong báo cáo tài chính của Power Buy (mảng kinh doanh trực thuộc tập đoàn Central Group), đơn vị hiện do Robinson Department Store nắm 40% cổ phần – đã mua lại 49% cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT.
Trên thực tế, ngoài thương vụ với Nguyễn Kim, Central Group VN cũng đã phát triển hệ thống trung tâm thương mại Robins ở TP.HCM và Hà Nội.
Theo tiết lộ ban đầu, con số mà các "ông lớn" trên phải chi để sở hữu chuỗi hệ thống bán lẻ này vào khoảng 800 triệu USD.
Tuy nhiên, mới đây, Wall Street Journal đã dẫn một nguồn tin rằng đã có đơn vị tham gia đấu thầu mua Big C Việt Nam định giá hệ thống siêu thị này ở mức hơn 1 tỉ euro. Như vậy, còn có một tập đoàn lớn trong nước khác nhưng không tiện nêu tên.
Ngọc Vy
Bình luận