Thời điểm trước Tết, những người đi làm xa hay những sinh viên đi học xa nhà, ai ai cũng háo hức sắp xếp công việc, thu dọn nhà cửa để về quê đón Tết với gia đình. Thế nhưng khi về quê ăn Tết, đồng nghĩa với việc các nhà trọ nơi thành phố mà các bạn trẻ đang theo học sẽ phải "cửa kín then cài". Điều này khiến cho các đối tượng trộm cắp hoạt động mạnh mẽ hơn lúc nào hết.
Và để tránh tình trạng trộm “ghé chơi”, một bạn trẻ đã nghĩ ra “sáng kiến” lầy đến mức sắm ngay cả hình nộm người treo lủng lẳng giữa phòng. Đến chính chủ còn thấy “hơi gai gai” chứ chưa nói mấy ông trộm.

Chủ nhân của màn chống trộm này chia sẻ hình ảnh căn phòng được “ngụy trang” kỹ lưỡng với giọng hả hê: "Mình về quê ăn Tết đây. Mong bọn trộm thần kinh khỏe chứ mình cũng thấy hơi gai gai".
Hình nộm được chủ phòng cho mặc áo khoác xanh, đầu được thiết kế bằng con gấu bông và được mặc quần trắng, áo xanh, quay mặt vào bên trong tường. Điều đáng sợ là hình nộm này đang trong trạng thái treo lủng lẳng với chiếc dây thừng buộc vào cổ.

Người lạ vào nhà mà bắt gặp cảnh này thì đúng là phải thần kinh thép lắm mới không nề hà gì. Chưa kể nhiều người yếu tim khéo xỉu luôn tại chỗ chứ chẳng có thời gian mà chạy thoát thân.
Dưới bài đăng, cộng đồng mạng bái phục độ lầy và liều lĩnh của chủ tài khoản.
“Chơi vậy ai chơi lại”.
“Mấy ông ăn trộm nhìn vào khe cửa thấy vậy báo công an thì xong phim”.
“Bạn nghĩ trộm nó sợ cái này thật hả. Haha”.
“Ăn trộm đã xem được bài viết, và không sợ nữa, chuẩn bị nha bạn”.

Thế nhưng cũng có bình luận không ủng hộ ý tưởng này của chủ phòng vì cho rằng hình ảnh không đẹp mắt trên không nên xuất hiện vào những ngày đầu năm.
"Dọa được trộm nhưng mà hại thân. Năm mới, ai lại để cái hình nộm treo cổ như thế giữa phòng. Có khi xui cả năm đấy!".
"Nhìn ám ảnh quá, như hình nhân thế mạng vậy. Có nhiều cách để chủ thớt dọa trộm mà, cách này nguy hại khó lường. Năm mới quay lại, có chắc cậu ta nhớ đã treo hình nộm trong phòng không?”.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (1)
Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến anh sinh xã hội, đề nghị các đại biểu Quốc hội cần sâu sát thực tế cuộc sống của người lao động và mối quan hệ trong xã hội hiện tại.
1. Người lao động nào cũng kỳ vọng sẽ được nhận lương hưu sau quá trình cống hiến cho xã hội công sức của mình.
2. Người lao động đều có nhu cầu sinh hoạt và được sống trong xã hội. Việc làm là nhu cầu để có thu nhập đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt và sống của người lao động.
3. Trong mối quan hệ kinh tế xã hội, sẽ có người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động có thể không có nhu cầu sử dụng lao động hoặc không đủ khả năng sử dụng lao động. Đến khi đó người lao động sẽ mất việc làm.
4. Khi mất việc làm họ vẫn có nhu cầu sinh hoạt và sống, đầu tiên là trợ cấp thất nghiệp, sau khi không còn trợ cấp thất nghiệp thì họ phải tìm việc làm khác để sống. Tuy nhiên sau nhiều năm làm việc, nguồn lực của bản thân suy giảm và họ khó có thể được nhận vào làm việc ( phần lớn các doanh nghiệp đều yêu cầu tuyển dụng với độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, trừ một số ít ngành nghề có thể chấp nhận độ tuổi cao hơn ). Vì vậy những người có độ tuổi trên 35 tuổi sẽ có rất ít cơ hội việc làm.
5. Sau khi mất việc làm ở tuổi 40, không có khả năng tìm việc làm mới, họ mong muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần: để sinh hoạt và sống bằng cách sử dụng đồng tiền này mưu sinh cuộc sống, nếu không nhận được khoảng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ có rất ít cơ hội để chờ đủ tuổi về hưu để được hưởng lương hưu ( mặc dù đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm ).