(VTC News) – Cựu binh Dương Văn Dũng, người chiến sỹ trong trận Gạc Ma chống quân xâm lược Trung Quốc bắt giữ, trở về đời thường với số phận nghiệt ngã.
Trận chiến không cân sức
Chúng tôi tìm đến nhà cựu binh Dương Văn Dũng, một trong số ít người sống sót hy hữu trên con tàu HQ604 định mệnh trong một ngày giữa tháng 3. Khi cuộc gặp mặt, giao lưu với các cựu chiến binh, tri ân các gia đình liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma năm 1988, lần đầu tiên sắp được tổ chức sau 25 năm.
Cựu binh Dương Văn Dũng kể lại giấy phút cái chết và sự sống cận kề trong trận chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 |
Cũng như các tân binh cùng trang lứa, năm 1987, anh thanh niên Dương Văn Dũng cùng khoảng 100 tân binh nhập ngũ. Rồi như duyên cơ, Dũng cùng 10 thanh niên đồng hương có mặt trên con tàu HQ 604 định mệnh ra Trường Sa làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
“Tàu HQ 604 nhận lệnh ra Trường Sa từ tối 12/3/1998, đến chiều 13/3/1988 thì có mặt tại đảo. Tôi còn nhớ, đúng 5h sáng 14/3, hơn 30 chiến sỹ nhận lệnh đổ bộ xuống đảo cắm cờ tổ quốc và cùng nhau chuyển vật liệu lên đảo.
Được chừng 1 tiếng đồng hồ thì 3 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, họ thả canoo cao tốc chạy vòng quanh uy hiếp, cắt dây, phá không cho ta chuyển vật liệu vào bờ. Đến tầm 7h sáng, sáng thì 3 tiểu đội lính Trung Quốc đổ bộ lao vào giật cờ tổ quốc.
Anh em chống trả thì bất ngờ tiếng súng nổ dồn dập. Cứ thế, họ xả súng vào các chiến sĩ ta đang ngâm mình dưới biển. Súng nổ, máu nhuốm đỏ cả đảo đá. Chưa kịp phản ứng thì tàu HQ 604 bị 3 chiến hạm Trung Quốc nã pháo dồn dập.
Trong tích tắc, tất cả nhuốm màu đỏ rực. Máu đồng đội, lửa đạn bùng lên trên tàu HQ604. Chiếc tàu rách tan lật úp rồi chìm nhanh sau đó”, anh Dũng kể.
“Tàu HQ 604 nhận lệnh ra Trường Sa từ tối 12/3/1998, đến chiều 13/3/1988 thì có mặt tại đảo. Tôi còn nhớ, đúng 5h sáng 14/3, hơn 30 chiến sỹ nhận lệnh đổ bộ xuống đảo cắm cờ tổ quốc và cùng nhau chuyển vật liệu lên đảo.
Được chừng 1 tiếng đồng hồ thì 3 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, họ thả canoo cao tốc chạy vòng quanh uy hiếp, cắt dây, phá không cho ta chuyển vật liệu vào bờ. Đến tầm 7h sáng, sáng thì 3 tiểu đội lính Trung Quốc đổ bộ lao vào giật cờ tổ quốc.
|
Trong tích tắc, tất cả nhuốm màu đỏ rực. Máu đồng đội, lửa đạn bùng lên trên tàu HQ604. Chiếc tàu rách tan lật úp rồi chìm nhanh sau đó”, anh Dũng kể.
Đạn như mưa, máu chảy, lửa đỏ rực khắp boong tàu, đồng đội tôi ngã la liệt... Trong giây phút đó, tôi lao vào buồng cẩu thì bắt gặp thuyền trưởng Vũ Phi Trừ bị trúng đạn, máu chảy ướt áo.
Vừa xé áo băng bó vết thương cho anh Trừ thì chiếc tàu sộc nước, chìm rất nhanh cuốn luôn anh ấy vào bên trong.
Vừa xé áo băng bó vết thương cho anh Trừ thì chiếc tàu sộc nước, chìm rất nhanh cuốn luôn anh ấy vào bên trong.
Tôi cố ghì chặt thang trụ cẩu rồi cố đạp người ngoi lên trên. Vừa ngoi lên mặt nước, liên tiếp các loạt súng AK lia trên mặt nước truy sát tiếp. Trong giấy phút giữa cái chết và sự sống, may mắn tôi vớ được thùng lương khô và cố bấu víu bơi ra xa đảo.
Nhìn từ xa, Gạc Ma chìm trong đạn lửa, tàu HQ 604 cháy ngùn ngụt rồi chìm hẵn, HQ505 gần đó bị pháo địch dội liên tiếp, cố lao lên Cô Lin cháy ngùn ngụt.
Nhìn từ xa, Gạc Ma chìm trong đạn lửa, tàu HQ 604 cháy ngùn ngụt rồi chìm hẵn, HQ505 gần đó bị pháo địch dội liên tiếp, cố lao lên Cô Lin cháy ngùn ngụt.
Hơn 1.000 ngày trong tù Trung Quốc
Lênh đênh trên biển đến 18h chiều thì tôi cùng 2 chiến sỹ nữa bị tàu Trung Quốc bắt giữ. Lúc này, trên tàu đã có 9 anh em khác. Tất cả bị trói chặt vào nhau. Tất cả chúng tôi được đưa về giam nhốt ở Quảng Đông suốt thời gian sau đó cho đến ngày được trao trả.
Lênh đênh trên biển đến 18h chiều thì tôi cùng 2 chiến sỹ nữa bị tàu Trung Quốc bắt giữ. Lúc này, trên tàu đã có 9 anh em khác. Tất cả bị trói chặt vào nhau. Tất cả chúng tôi được đưa về giam nhốt ở Quảng Đông suốt thời gian sau đó cho đến ngày được trao trả.
“Tôi chưa từng kể chuyện cho những đứa con chuyện cha nó đã ở Gạc Ma năm 1988. Nhưng tôi nghĩ, các cháu cần phải biết. Chúng tôi bị Trung Quốc bắt nhốt 4 năm, gia đình ở nhà nhận được giấy báo tử. Ai cũng nghĩ tôi đã chết. Lúc bấy giờ cũng nghĩ, mình sớm muộn gì cũng theo đồng đội mà thôi.
Cựu binh Dương Văn Dũng trò chuyện cùng phóng viên VTC News |
Những ngày tháng trong tù, không đêm nào tôi được yên giấc. Cứ giật mình tỉnh giấc nữa đêm mà nước mắt cứ vậy chảy ròng ròng. Cố nhắm mắt lại thì hình ảnh đồng đội, tiếng súng cái ngày ấy lại dồn về. Giờ đâu cũng vậy, những ký ức của ngày tháng 3 ấy vẫn luôn trong tôi”, anh Dũng nói.
Số phận nghiệt ngã
Cuối năm 1991, qua đường ngoại giao, anh Dũng được trao trả về Việt Nam. Xuất ngũ, truy lĩnh tiền lương, anh bắt đầu cuộc sống bằng nghề phụ hồ cùng vợ buôn gánh bán bưng nuôi 3 con ăn học. “Kinh tế gia đình chủ yếu nhờ vàng gánh bán bưng của vợ tôi. Chứ tôi cố gắng lắm cũng được trăm ngàn ngày thì chỉ đủ phụ vợ nuôi con sống qua ngày mà thôi”, anh Dũng tiếp.Số phận nghiệt ngã
Nhà cũ bị giải tỏa, anh cùng về quê vợ bên kia cầu Hòa Xuân sinh kế. Gop góp tất cả tiền đền bù, giải tỏa và vay mượn, hai vợ chồng cố xây nhà thì tai họa lại ập lên gia đình anh.
Năm 2011, đưa con trai đầu của anh tử nạn do tai nạn giao thông khi mới vào lớp 12. Đứa con trai duy nhất ra, lại là cháu đích tôn của dòng họ ra đi khiến anh một lần nữa gần như bị quật ngã hoàn toàn.
Nhà cửa đang xây bỏ dở dang, hai vợ chồng anh bỏ nhà về nơi cũ sinh sống như muốn quên đi cái quá khứ đau buồn kia.
Nhưng nhìn 2 đứa con gái nhỏ và người vợ tảo tần buôn gánh bán bưng, anh Dũng thầm nhủ: “Cuộc chiến năm xưa không giết được mình, chẳng lẽ mình đổ gục trước nổi đau gia cảnh”. Rồi cứ vậy, ký ức tháng 3 trở thành điểm tựa, giúp anh ở lại với cuộc đời này.
Năm 2011, đưa con trai đầu của anh tử nạn do tai nạn giao thông khi mới vào lớp 12. Đứa con trai duy nhất ra, lại là cháu đích tôn của dòng họ ra đi khiến anh một lần nữa gần như bị quật ngã hoàn toàn.
Nhà cửa đang xây bỏ dở dang, hai vợ chồng anh bỏ nhà về nơi cũ sinh sống như muốn quên đi cái quá khứ đau buồn kia.
Nhưng nhìn 2 đứa con gái nhỏ và người vợ tảo tần buôn gánh bán bưng, anh Dũng thầm nhủ: “Cuộc chiến năm xưa không giết được mình, chẳng lẽ mình đổ gục trước nổi đau gia cảnh”. Rồi cứ vậy, ký ức tháng 3 trở thành điểm tựa, giúp anh ở lại với cuộc đời này.
“Nó chạy vạy, vay mượn mới xây được căn nhà này đây. Nay nó lại bị u bướu gì đó, sức khỏe giảm sút, chẳng làm gì được nên tất cả nhờ vào gánh buôn của vợ nó. Khi đứa con trai nó mất, nhà xây đến 2 năm chưa xong, nợ nần thì chồng chất. Cũng nhờ những tấm lòng hảo tâm thì gia đình nó mới có chỗ chui ra chui vào này đấy." - Ông Trần Niên, tổ 51, Hòa Xuân, Cẩm Lệ Đà Nẵng kể về anh.
Rời căn nhà nhỏ của người cựu binh năm xưa mà câu nói của người cựu binh Dương Văn Dũng cứ ám ảnh: “Giờ tôi cũng không biết sống được bao lâu, chỉ mong sao trả được nợ của căn nhà này. Sống thêm với 2 đứa con gái được chừng nào hay chừng đó. Nhưng tôi mơ được một ngày trở lại Gạc Ma, nơi đồng đội tôi đã nằm xuống”.
Bửu Lân
Bình luận