Chính phủ Singapore ngày 18/3 cho biết, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đang trong tình trạng nguy kịch và bệnh tình của ông ngày càng xấu hơn.
Theo AFP, ông Lý Quang Diệu, 91 tuổi, là người có công biến Singapore từ một quốc gia lạc hậu thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
Ông Lý Quang Diệu yếu đi trông thấy
Ngày 5/2, ông Lý Quang Diệu đã được đưa vào điều trị tại phòng chăm sóc đặt biệt tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vì viêm phổi nặng.
Văn phòng Thủ tướng Singapore ngày 18/3 ra thông báo: “Ông Lý Quang Diệu đang trong tình trạng nguy kịch và sức khỏe của ông đang sa sút dần”.
Trước đó một ngày, Chính phủ Singapore thông báo ông Lý Quang Diệu đang yếu dần và đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các bác sĩ tại bệnh viện đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của ông Lý Quang Diệu.
Cũng theo tuyên bố của Chính phủ Singapore, hiện ông Lý Quang Diệu đã phải thở bằng máy thở.
Tình trạng sức khỏe của ông Lý Quang Diệu đã giảm đi rõ rệt kể từ khi vợ ông, bà Kha Ngọc Chi qua đời vào năm 2010.
Trước đó, trong một cuốn sách phát hành năm 2013, ông Lý Quang Diệu cho biết, ông cảm thấy yếu đi từng ngày.
Người dân Singapore trong tâm trạng rối bời
Dòng trạng thái được Thủ tướng Lý Hiển Long đăng tải trên trang Facebook cá nhân ngày 17/3 về tình trạng bệnh tật của cha mình đã nhận được rất nhiều lời động viên, an ủi và nhiều người bày tỏ mong muốn ông Lý Quang Diệu mau chóng bình phục.
Trong số đó, có rất nhiều người muốn ông Lý Quang Diệu có thể sống thêm vài tháng nữa để dự lễ kỷ niệm 50 ngày độc lập của Singapore (9/8/1965).
Quốc đảo Singapore giành được quyền tự trị từ tay người Anh vào năm 1959 và trở thành một quốc gia độc lập 6 năm sau đó sau một quãng thời gian đầy gian khó khi sáp nhập vào Malaysia.
Tại thời điểm đó, ông Lý Quang Diệu bày tỏ: “Đối với tôi, đó là khoảnh khắc cực kỳ đau đớn trong đời. Tôi luôn tin tưởng vào việc sáp nhập vào Malaysia bởi hai nước chúng ta có sự gắn bó mật thiết về địa lý, kinh tế và con người”.
“Việc tách khỏi Malaysia làm sụp đổ mọi điều mà tôi từng mong đợi và giờ Singapore phải trở thành một quốc gia dân chủ, và độc lập và phải được thành lập dựa trên nguyên tắc tự do và công bằng. Nhà nước cần phải đem lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân và để họ được sống trong một xã hội công bằng”, ông Lý Quang Diệu chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, việc tách khỏi Malaysia cũng khiến ông Lý Quang Diệu nhận ra một điều rằng, Singapore quá thiếu tài nguyên thiên nhiên và năng lực quốc phòng của họ cũng rất giới hạn.
Chính vì vậy, ông Lý Quang Diệu đã tiến hành một cuộc cải tổ kinh tế để biến Singapore thành một nước xuất khẩu các loại mặt hàng cao cấp. Ông cũng khuyến khiến các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore và tiến hành nhiều biện pháp cần thiết để cải thiện điều kiện sống của người lao động.
Cô Elena Wee Meng Gek chia sẻ: “Tôi cầu nguyện cho ông Lý Quang Diệu và mong ông có thể tiếp tục cầm cự để có thể xuất hiện trong lễ kỷ niệm 50 Quốc khánh Singapore cùng người dân”.
Trong khi đó, nhiều người lo sợ rằng ông khó qua khỏi.
“Dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, điều quan trọng nhất là ông Lý Quang Diệu không phải chịu nhiều đau đớn. Tôi luôn cầu nguyện cho ông ấy”, cô Jessie Seah chia sẻ.
Kiến trúc sư cho thành công của Singapore
Ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng của Singapore từ năm 1959-1990 và nhường lại chức vụ này cho Phó Thủ tướng lúc đó là ông Goh Chok Tong, người nhường lại chức vụ này cho ông Lý Hiển Long vào năm 2004.
Đảng Hành động Nhân dân (PAP) do ông Lý Quang Diệu sáng lập đã luôn giành được chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 1959 và hiện đang nắm tới 80 trên tổng số 87 ghế tại Quốc hội Singapore.
Sau khi từ chức Thủ tướng năm 1990, ông Lý Quang Diệu hiện vẫn là đại biểu của quận Tanjong Pagar. Tuy nhiên, vào năm 2011 ông đã không còn đóng vai trò là cố vấn của Chính phủ Singapore.
Nỗ lực biến Singapore từ một quốc gia thuộc địa của Anh trở thành một trung tâm tài chính, kinh tế hàng đầu của châu Á đã được ông Lý Quang Diệu tiến hành thông qua nhiều biện pháp khuyến khích kinh doanh thông qua việc nới lỏng các quy định và giảm thuế cho các doanh nghiệp.
Trong một bài viết năm 2011, Bác sĩ Lý Vỹ Linh, con gái ông Lý Quang Diệu, tiết lộ rằng, ông Lý Quang Diệu đang phải chiến đấu với một căn bệnh về thần kinh khiến ông rất khó đi lại.
Lần cuối cùng ông Lý Quang Diệu xuất hiện trước công chúng là vào tháng 11/2014, khi ông dù đã phải có người hỗ trợ việc đi lại, vẫn đứng được một lúc để đón nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt của những người tham dự lể kỷ niệm 60 thành lập Đảng PAP.
Con trai ông, ông Lý Hiển Long, 63 tuổi, đã xuất viện ngày 18/2 sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.
Nguồn: VOV
Theo AFP, ông Lý Quang Diệu, 91 tuổi, là người có công biến Singapore từ một quốc gia lạc hậu thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
Ông Lý Quang Diệu yếu đi trông thấy
Ngày 5/2, ông Lý Quang Diệu đã được đưa vào điều trị tại phòng chăm sóc đặt biệt tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vì viêm phổi nặng.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu |
Trước đó một ngày, Chính phủ Singapore thông báo ông Lý Quang Diệu đang yếu dần và đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các bác sĩ tại bệnh viện đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của ông Lý Quang Diệu.
Cũng theo tuyên bố của Chính phủ Singapore, hiện ông Lý Quang Diệu đã phải thở bằng máy thở.
Tình trạng sức khỏe của ông Lý Quang Diệu đã giảm đi rõ rệt kể từ khi vợ ông, bà Kha Ngọc Chi qua đời vào năm 2010.
Trước đó, trong một cuốn sách phát hành năm 2013, ông Lý Quang Diệu cho biết, ông cảm thấy yếu đi từng ngày.
Người dân Singapore trong tâm trạng rối bời
Dòng trạng thái được Thủ tướng Lý Hiển Long đăng tải trên trang Facebook cá nhân ngày 17/3 về tình trạng bệnh tật của cha mình đã nhận được rất nhiều lời động viên, an ủi và nhiều người bày tỏ mong muốn ông Lý Quang Diệu mau chóng bình phục.
Trong số đó, có rất nhiều người muốn ông Lý Quang Diệu có thể sống thêm vài tháng nữa để dự lễ kỷ niệm 50 ngày độc lập của Singapore (9/8/1965).
Văn phòng Chính phủ Singapore ra thông báo về sức khỏe của ông Lý Quang Diệu - Ảnh trên Facebook của Thủ tướng Lý Hiển Long |
Tại thời điểm đó, ông Lý Quang Diệu bày tỏ: “Đối với tôi, đó là khoảnh khắc cực kỳ đau đớn trong đời. Tôi luôn tin tưởng vào việc sáp nhập vào Malaysia bởi hai nước chúng ta có sự gắn bó mật thiết về địa lý, kinh tế và con người”.
“Việc tách khỏi Malaysia làm sụp đổ mọi điều mà tôi từng mong đợi và giờ Singapore phải trở thành một quốc gia dân chủ, và độc lập và phải được thành lập dựa trên nguyên tắc tự do và công bằng. Nhà nước cần phải đem lại sự thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân và để họ được sống trong một xã hội công bằng”, ông Lý Quang Diệu chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, việc tách khỏi Malaysia cũng khiến ông Lý Quang Diệu nhận ra một điều rằng, Singapore quá thiếu tài nguyên thiên nhiên và năng lực quốc phòng của họ cũng rất giới hạn.
Chính vì vậy, ông Lý Quang Diệu đã tiến hành một cuộc cải tổ kinh tế để biến Singapore thành một nước xuất khẩu các loại mặt hàng cao cấp. Ông cũng khuyến khiến các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore và tiến hành nhiều biện pháp cần thiết để cải thiện điều kiện sống của người lao động.
Cô Elena Wee Meng Gek chia sẻ: “Tôi cầu nguyện cho ông Lý Quang Diệu và mong ông có thể tiếp tục cầm cự để có thể xuất hiện trong lễ kỷ niệm 50 Quốc khánh Singapore cùng người dân”.
Trong khi đó, nhiều người lo sợ rằng ông khó qua khỏi.
“Dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, điều quan trọng nhất là ông Lý Quang Diệu không phải chịu nhiều đau đớn. Tôi luôn cầu nguyện cho ông ấy”, cô Jessie Seah chia sẻ.
Kiến trúc sư cho thành công của Singapore
Ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng của Singapore từ năm 1959-1990 và nhường lại chức vụ này cho Phó Thủ tướng lúc đó là ông Goh Chok Tong, người nhường lại chức vụ này cho ông Lý Hiển Long vào năm 2004.
Đảng Hành động Nhân dân (PAP) do ông Lý Quang Diệu sáng lập đã luôn giành được chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 1959 và hiện đang nắm tới 80 trên tổng số 87 ghế tại Quốc hội Singapore.
Gia đình ông Lý Quang Diệu đoàn tụ dịp tết cổ truyền Quý Tỵ |
Nỗ lực biến Singapore từ một quốc gia thuộc địa của Anh trở thành một trung tâm tài chính, kinh tế hàng đầu của châu Á đã được ông Lý Quang Diệu tiến hành thông qua nhiều biện pháp khuyến khích kinh doanh thông qua việc nới lỏng các quy định và giảm thuế cho các doanh nghiệp.
Trong một bài viết năm 2011, Bác sĩ Lý Vỹ Linh, con gái ông Lý Quang Diệu, tiết lộ rằng, ông Lý Quang Diệu đang phải chiến đấu với một căn bệnh về thần kinh khiến ông rất khó đi lại.
Lần cuối cùng ông Lý Quang Diệu xuất hiện trước công chúng là vào tháng 11/2014, khi ông dù đã phải có người hỗ trợ việc đi lại, vẫn đứng được một lúc để đón nhận những tràng pháo tay nồng nhiệt của những người tham dự lể kỷ niệm 60 thành lập Đảng PAP.
Con trai ông, ông Lý Hiển Long, 63 tuổi, đã xuất viện ngày 18/2 sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt.
Nguồn: VOV
Bình luận