Câu chuyện gây xôn xao dư luận gần đây là việc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sắp được xây mới. Tất nhiên, xây bảo tàng là tốt bởi đây là nơi gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Vấn đề quy mô và con số để xây dựng bảo tàng mới khiến nhiều người giật mình: tổng vốn đầu tư dự kiến là 11.277 tỷ đồng và nhiều người không ngần ngại nói rằng đây sẽ là một siêu bảo tàng.
Với bối cảnh xã hội như hiện nay, một dự án lớn như vậy đương nhiên tác động đến dư luận xã hội. Người đồng tình, kẻ phản đối.
Một tờ báo điện tử lớn đã mạnh dạn làm thăm dò với câu hỏi rằng có nên xây một siêu bảo tàng trong lúc này hay không. Phần lớn ý kiến cho rằng không nên vào lúc này khi điều kiện kinh tế, xã hội chưa dư giả để đầu tư một dự án tiêu nhiều tiền đến vậy. Đi xa hơn, có người cho rằng nên để số tiền ấy để xây ngàn cái bể bơi, nhằm giảm số trẻ em chết đuối hàng năm, xây bệnh viện, trường học...
Cũng có người đặt câu hỏi là tại sao dễ dàng quyết định cả ngàn tỷ cho một bảo tàng trong khi lại quá khó khăn để cấp vốn, chỉ khoảng vài tỷ cho những di tích văn hóa để rồi xảy ra những vụ việc như ở Chùa Trăm gian?
Như đã nói, bảo tàng là cần thiết, đôi khi nó là một giấc mơ giống như trong bóng đá, giấc mơ của V.League là đạt đến tầm Premier League hay chí ít là J-League - giải nhà nghề Nhật Bản.
Cần đấy, nhưng điều kiện cho phép chưa lại là chuyện hoàn toàn khác.
10 năm làm chuyên nghiệp, bóng đá Việt mơ mộng nhiều nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn cứ ngổn ngang, nhìn vào đâu cũng tạm bợ: từ cấp quản lý điều hành, từ mô hình cấp CLB, tính chuyên nghiệp của cầu thủ, của CĐV…
Nhưng điều đáng nói là bản chất của BĐVN là vẫn loay hoay tìm cái gốc- là những vấn đề cơ bản của mình theo đúng nhận định quen thuộc và cũ mòn của cựu HLV A. Riedl: BĐVN xây nhà từ nóc.
Con số hàng ngàn tỷ mà các nhà tài trợ đầu tư cho bóng đá hàng năm (cả V.League lẫn hạng nhất) nếu so với những giá trị thực sự mà bóng đá đã đem lại thì rõ ràng chúng ta đã có những giải siêu bóng đá mà ở đó tồn tại những giá trị ảo.
Câu hỏi là trong lĩnh vực bóng đá chúng ta có đáng phải bỏ ra chừng ấy tiền để "mua" những giá trị tinh thần mà chưa chắc nó đã có thật?
Bầu Kiên bị bắt - bóng đá Việt giật mình hoảng hốt. Bầu Hiển tuyên bố bỏ bóng đá - dù nhiều người vẫn nghi ngờ cái gọi là "bỏ" này - thì vẫn mang đến một chút hoang mang.
Mới đây là câu chuyện của SLNA khi nhà tài trợ là NH Bắc Á ngỏ ý thà dùng tiền đầu tư vào lớp trẻ (sản xuất sữa) còn hơn là nuôi đội bóng mà những gì nó mang lại đôi khi là những rắc rối chứ không phải lợi nhuận.
BĐVN sẽ thế nào nếu bóng không có bầu?
Và bóng đá, cũng cần những đầu tư thực tế hơn là khoác cho nó manh áo sặc sỡ để rồi vỗ tay: V.League đã sắp ngang tầm… thế giới.
Vấn đề quy mô và con số để xây dựng bảo tàng mới khiến nhiều người giật mình: tổng vốn đầu tư dự kiến là 11.277 tỷ đồng và nhiều người không ngần ngại nói rằng đây sẽ là một siêu bảo tàng.
Với bối cảnh xã hội như hiện nay, một dự án lớn như vậy đương nhiên tác động đến dư luận xã hội. Người đồng tình, kẻ phản đối.
Một tờ báo điện tử lớn đã mạnh dạn làm thăm dò với câu hỏi rằng có nên xây một siêu bảo tàng trong lúc này hay không. Phần lớn ý kiến cho rằng không nên vào lúc này khi điều kiện kinh tế, xã hội chưa dư giả để đầu tư một dự án tiêu nhiều tiền đến vậy. Đi xa hơn, có người cho rằng nên để số tiền ấy để xây ngàn cái bể bơi, nhằm giảm số trẻ em chết đuối hàng năm, xây bệnh viện, trường học...
Sẽ có sự rút lui đồng loạt của các ông bầu?(Ảnh: Q.M) |
Cũng có người đặt câu hỏi là tại sao dễ dàng quyết định cả ngàn tỷ cho một bảo tàng trong khi lại quá khó khăn để cấp vốn, chỉ khoảng vài tỷ cho những di tích văn hóa để rồi xảy ra những vụ việc như ở Chùa Trăm gian?
Như đã nói, bảo tàng là cần thiết, đôi khi nó là một giấc mơ giống như trong bóng đá, giấc mơ của V.League là đạt đến tầm Premier League hay chí ít là J-League - giải nhà nghề Nhật Bản.
Cần đấy, nhưng điều kiện cho phép chưa lại là chuyện hoàn toàn khác.
10 năm làm chuyên nghiệp, bóng đá Việt mơ mộng nhiều nhưng cuối cùng mọi thứ vẫn cứ ngổn ngang, nhìn vào đâu cũng tạm bợ: từ cấp quản lý điều hành, từ mô hình cấp CLB, tính chuyên nghiệp của cầu thủ, của CĐV…
Nhưng điều đáng nói là bản chất của BĐVN là vẫn loay hoay tìm cái gốc- là những vấn đề cơ bản của mình theo đúng nhận định quen thuộc và cũ mòn của cựu HLV A. Riedl: BĐVN xây nhà từ nóc.
Con số hàng ngàn tỷ mà các nhà tài trợ đầu tư cho bóng đá hàng năm (cả V.League lẫn hạng nhất) nếu so với những giá trị thực sự mà bóng đá đã đem lại thì rõ ràng chúng ta đã có những giải siêu bóng đá mà ở đó tồn tại những giá trị ảo.
Câu hỏi là trong lĩnh vực bóng đá chúng ta có đáng phải bỏ ra chừng ấy tiền để "mua" những giá trị tinh thần mà chưa chắc nó đã có thật?
Người hâm mộ VN chưa bao giờ được thỏa niềm khao khát với trái bóng tròn |
Bầu Kiên bị bắt - bóng đá Việt giật mình hoảng hốt. Bầu Hiển tuyên bố bỏ bóng đá - dù nhiều người vẫn nghi ngờ cái gọi là "bỏ" này - thì vẫn mang đến một chút hoang mang.
Mới đây là câu chuyện của SLNA khi nhà tài trợ là NH Bắc Á ngỏ ý thà dùng tiền đầu tư vào lớp trẻ (sản xuất sữa) còn hơn là nuôi đội bóng mà những gì nó mang lại đôi khi là những rắc rối chứ không phải lợi nhuận.
BĐVN sẽ thế nào nếu bóng không có bầu?
Và bóng đá, cũng cần những đầu tư thực tế hơn là khoác cho nó manh áo sặc sỡ để rồi vỗ tay: V.League đã sắp ngang tầm… thế giới.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận