Tuần trước, các nhà khoa học tuyên bố phát hiện hai cơn bão bụi trên sao Hỏa có kích thước lớn. Hình ảnh từ tàu quỹ đạo trinh sát của NASA (MRO) cho thấy hai cơn bão được tạo ra ở khu vực Acidalia, phía bắc sao Hỏa, di chuyển đến Nam bán cầu.
Nhà nghiên cứu sao Hỏa, Richard Zurek tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu các hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trên sao Hỏa”.
Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều cơn bão bụi xuất hiện tại khu vực này với quy mô lớn. Chúng được xác định có tác động tới bầu khí quyển. Những cơn bão này chủ yếu xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè, khi sao Hỏa tiến gần Mặt trời và được sưởi ấm.
Quỹ đạo của sao Hỏa có xu hướng thay đổi theo chu kỳ 100.000 năm. Khi đạt nhiệt độ nhất định, bão bụi có thể hình thành với tốc độ lớn gấp hàng chục lần so với bão bụi trên Trái đất.
Khi bụi sao Hoả gặp khí quyển thấp từ hai tiểu vệ tinh Phobos và Deimos sẽ tạo ra nhiệt lượng, làm xuất hiện cột không khí xoáy thành cột thẳng đứng. Theo các nhà khoa học tại NASA, bão bụi trên sao Hỏa tạo ra điện và từ trường ở mức độ lớn. Hạt bụi trong cơn bão sẽ tích điện khi chúng cọ xát vào nhau, hạt có kích thước nhỏ tích điện âm và hạt có kích thước lớn tích điện dương.
Zurek cho biết các nhà khoa học đang theo dõi hạt bụi và bầu khí quyển. Với độ cao trên sao Hỏa, bụi hình thành các vòng xung quanh nhưng không có tác động nhiều tới khí hậu.
Video: Bão bụi như ngày tận thế ở Mỹ
Bình luận