Bảng tổng kết thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại Sea Games 29
STT | Môn thể thao | Chỉ tiêu giao (HCV) | Chỉ tiêu thực tế | % vượt | Kết quả |
1 | Bơi lội | 13 | 10 | Không đạt | Không đạt |
2 | Điền kinh | 13 | 17 | 40% | Vượt |
3 | Bắn súng | 3 | 1 | Không đạt | Không đạt |
4 | Thể dục dụng cụ | 4 | 5 | 25% | Vượt |
5 | Muay | 1 | 0 | Không đạt | Không đạt |
6 | Taekwondo | 4 | 2 | Không đạt | Không đạt |
7 | Đấu kiếm | 3 | 3 | 0% | Đạt |
8 | Bắn cung | 4 | 1 | Không đạt | Không đạt |
9 | Wushu | 3 | 3 | 0% | Đạt |
10 | Bóng bàn | 2 | 1 | Không đạt | Không đạt |
11 | Judo | 2 | 1 | Không đạt | Không đạt |
12 | Xe đạp | 2 | 2 | 0% | Đạt |
13 | Karatedo | 3 | 5 | 75% | Vượt |
14 | Quyền Anh | 1 | 0 | Không đạt | Không đạt |
15 | Pencak silat | 2 | 3 | 50% | Vượt |
16 | Bóng đá nam | 1 | 0 | Không đạt | Không đạt |
17 | Bóng đá nữ | 1 | 1 | 0% | Đạt |
18 | Bóng chuyền nam | 0 | 0 | Không đạt | Không đạt |
19 | Bi sắt | 1 | 1 | 0% | Đạt |
20 | Bóng chuyền nữ | 0 | 0 | Không đạt | Không đạt |
21 | Cử tạ | 2 | 2 | 0% | Đạt |
Tổng cộng | 65 | 58 |
Như vậy, xét theo mức chỉ tiêu giao trước SEA Games, đoàn thể thao Việt Nam chưa thể làm hài lòng người hâm mộ khi chỉ có 4 môn thi đấu mà các vận động viên vượt chỉ tiêu được giao, bao gồm: Điền kinh, Thể dục dụng cụ (TDDC), Karatedo và Pencak Silat.
Ngoài ra, tổng cộng có 6 môn mà đoàn thể thao Việt Nam đạt chỉ tiêu đề ra, bao gồm: Cử tạ, bi sắt, bóng đá nữ, xe đạp, Wushu và đấu kiếm.
Trường hợp duy nhất thất bại nhưng không khiến dư luận buồn phiền, đó là môn bơi lội khi kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên dù không đạt được mức chỉ tiêu giao là 10 HCV nhưng với 8 HCV, 2 HCB, Ánh Viên thực sự đã thi đấu hết mình. 2 tấm HCV còn lại của bơi thuộc về Kim Sơn và Huy Hoàng cũng đồng thời phá 2 kỷ lục SEA Games.
Ngoài ra về mức tổng chỉ tiêu, Việt Nam cũng giành được 58 HCV và xếp thứ ba chung cuộc sau đoàn chủ nhà Malaysia và đoàn thể thao Thái Lan. Dẫu sao, trên tất cả, đây cũng là một kỳ SEA Games chấp nhận được đối với Việt Nam.
Nỗi buồn Bóng đá Nam và Bóng chuyền
Có lẽ đây là hai môn thể thao được yêu thích nhất tại Việt Nam, thế nhưng tại Sea Games lần này, đoàn thể thao cờ đỏ sao vàng không thể có được niềm vui tại cả hai.
Với bóng chuyền, ở nội dung bóng chuyền nữ, đoàn Việt Nam đã có tấm huy chương Đồng đầu tiên sau 16 năm luôn giữ Bạc. Thất bại trước đội tuyển bóng chuyền nữ Indonesia thực sự khó nuốt trôi đối với các cô gái Việt.
Tương tự, đội tuyển bóng chuyền nam cũng giành HCĐ sau khi để thua ngược đầy tiếc nuối trước bóng chuyền nam Thái Lan ở bán kết.
Còn đối với bóng đá, đó là hai bức tranh trái ngược dành cho hai nội dung. Nếu như bóng đá nữ là niềm vui lần thứ 5 vô địch Sea Games thì bóng đá nam là một nỗi thất vọng cùng cực. U22 Việt Nam có lần thứ 10 lỗi hẹn với HCV và cay đắng hơn, các chàng trai áo đỏ còn không vượt qua được vòng bảng - cân bằng với "thành tích" hồi SEA Games 27.
Điểm sáng từ điền kinh
17 HCV tại Sea Games 29 là một điều đáng khích lệ cho điền kinh nước nhà. Quan trọng hơn, điền kinh Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử qua mặt được Thái Lan để chiếm giữ vị trí số một tại đấu trường SEA Games.
“Đây là lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam trở lại đấu trường SEA Games, chúng ta có được vị trí đứng đầu. Cá nhân tôi không thích dùng từ đao to búa lớn để nói về việc vượt Thái Lan, điều quan trọng là điền kinh Việt Nam đã thắng chính mình”, Trưởng bộ môn điền kinh của Tổng cục TDTT Dương Đức Thuỷ chia sẻ.
Những cái tên như Nguyễn Thị Oanh - 3 HCV, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Thị Huyền, Lê Tú Chinh, Nguyễn Văn Lai ... thực sự đã mang những tín hiệu đáng mừng cho thể thao nước nhà.
Đoàn Việt Nam đã giành 58 HCV tại SEA Games 29
- Nguyễn Thị Ánh Viên (8 HCV bơi - 100 m ngửa nữ, 200m ngửa nữ, 400m tự do, 200m hỗn hợp, 800m tự do, 50m ngửa, 400m hỗn hợp, 200m tự do)
- Nguyễn Văn Trí (pencak silat, 90kg nam)
- Nguyễn Văn Tuyến (pencak silat, 80kg nam)
- Phạm Thị Tươi (pencak silat, 50kg nữ
- Trịnh Văn Vinh (cử tạ- hạng cân 62 kg)
- Thạch Kim Tuấn (cử tạ- hạng cân 56 kg nam)
- Nguyễn Thị Như Ý (Judo- hạng cân dưới 78 kg nữ)
- Hà Thị Nguyên (Taekwondo- hạng cân dưới 62 kg nữ)
- Bóng bàn đồng đội nam
- Điền kinh 4x400m nữ
- Nguyễn Huy Hoàng (bơi- 1500m tự do nam)
- Đội quyền Taekwondo nữ
- Nguyễn Văn Lai (điền kinh- chạy 5000m)
- Nguyễn Thị Yến Hoa (điền kinh- chạy 100m rào nữ)
- Nguyễn Hữu Kim Sơn (bơi- 400m hỗn hợp nam)
- Nguyễn Thị Oanh (điền kinh- chạy 5000m)
- Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh- nhảy xa nữ)
- Điền kinh (4x100m nữ)
- Bóng đá nữ
- Bùi Văn Đông (điền kinh- nhảy xa nam)
- Dương Thị Việt Anh (điền kinh- nhảy cao nữ )
- Nguyễn Thị Oanh (điền kinh - chạy 1500 m nữ)
- Karate - biểu diễn kata đồng đội nữ
- Karate - nội dung kumite đồng đội nam
- Dương Văn Thái (2 HCV điền kinh- 800m nam, 1500m)
- Vũ Thị Ly (điền kinh-800m nữ)
- Vũ Thị Mến (điền kinh- nhảy 3 bước nữ)
- Hồ Thị Thu Hiền (karate- hạng cân dưới 68kg nữ)
- Nguyễn Minh Phụng (karate- hạng cân 75kg nam)
- Lâm Tiến Nhật (đấu kiếm- kiếm 3 cạnh nam)
- Hà Minh Thành (bắn súng- 25m súng ngắn bắn nhanh nam)
- Đinh Phương Thành (TDDC- xà kép)
- Lê Thanh Tùng (2 HCV TDDC-nhảy chống nam, xà đơn)
- Lê Tú Chinh (2 HCV điền kinh-100m, 200m nữ)
- Nguyễn Thị Huyền (2 HCV điền kinh- 400m rào nữ, 400m nữ)
- Nguyễn Thị Thi (bi sắt)
- Nguyễn Thị Hồng Anh (karate- kumite 68kg nữ)
- Nguyễn Thị Như Hoa (kiếm- kiếm 3 cạnh nữ)
- Đặng Nam (TDDC- vòng treo)
- Dương Thúy Vi (2 HCV wushu - thương thuật, kiếm thuật nữ)
- Nguyễn Thị Thật (2 HCV đua xe đạp - vòng tròn, 101 km đồng hàng nữ)
- Vũ Thành An (đấu kiếm- kiếm chém nam)
- Phương Giang (wushu - côn thuật nữ)
- Chu Đức Anh (bắn cung - cung 1 dây nam)
- Đồng đội nam TDDC
Bình luận