Năm 2014, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta sẽ ít hơn so với trung bình nhiều năm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Hoà - Phó trưởng phòng dự báo hạn vừa, hạn dài (Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương) cho biết: Năm 2014, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta sẽ ít hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), có thể xuất hiện khoảng 4-5 cơn.
Tuy nhiên, theo ông Hòa, năm nay sẽ tiềm ẩn những cơn bão mạnh và có hướng di chuyển phức tạp, không theo quy luật khí hậu. Bão cũng có thể xuất hiện dồn dập trong thời gian ngắn, đặc biệt là vào thời kì cuối năm và ở khu vực Nam biển Đông.
- Rammasun là cơn bão rất mạnh đầu tiên ảnh hưởng tới Việt Nam, di chuyển nhanh và có đường đi phức tạp. Ngay chớm mùa mưa bão mà đã xuất hiện cơn bão mạnh cấp 14, điều này có phù hợp với quy luật khí hậu không, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Hoà: So với mọi năm, bão năm nay xuất hiện muộn hơn. Hằng năm, cuối tháng 5 đầu tháng 6 đã có bão trên biển Đông. Trong quá khứ cũng có nhiều cơn bão mạnh tương tự Rammasun nhưng nếu xảy ra trong tháng 7 cũng là hiếm gặp. Thông thường những cơn bão đầu mùa thường không mạnh. Bão mạnh nhất vào tháng 8, 9.
- Việt Nam chưa ghi nhận siêu bão nào đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, với diễn biến khí hậu cực đoan như hiện nay, ông nhận định như thế nào về khả năng xuất hiện siêu bão với Việt Nam?
Ông Nguyễn Đức Hoà: Với xu thế biến đổi khí hậu hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn. Do đó không thể chắc chắn siêu bão (từ cấp 15 trở lên) có thể xảy ra hay không. Theo thống kê của Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, từ năm 1961, chỉ có 3 trận siêu bão vào biển Đông nhưng chưa có cơn nào đi vào đất liền Việt Nam. Có thể bão vào đến biển Đông vẫn ở cấp 15 hoặc trên cấp 15 nhưng vào gần tới đất liền thì suy yếu, không còn là siêu bão.
- Để chủ động phòng chống mưa bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai, ông có khuyến cáo gì cho người dân, đặc biệt là những ngư dân đang bám biển?
Ông Nguyễn Đức Hoà: Người dân cần thường xuyên theo dõi và cập nhật những bản tin dự báo được phát rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. Đối với ngư dân cần trang bị thiết bị liên lạc thông suốt để cập nhật tin tức thường xuyên. Các công trình nhà ở hay công trình sản xuất cũng cần xây dựng kiên cố, thích ứng với từng điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu.
- Xin cảm ơn ông.
» Dân Thái Bình hồn nhiên thả diều lúc Thần Sấm đổ bộ
» Hà Nội mưa bão, nhiều phố nguy cơ ngập úng
» Khẩn trương di dân, hối hả chằng chống nhà cửa
Theo CAND
Ông Nguyễn Đức Hoà. |
Tuy nhiên, theo ông Hòa, năm nay sẽ tiềm ẩn những cơn bão mạnh và có hướng di chuyển phức tạp, không theo quy luật khí hậu. Bão cũng có thể xuất hiện dồn dập trong thời gian ngắn, đặc biệt là vào thời kì cuối năm và ở khu vực Nam biển Đông.
- Rammasun là cơn bão rất mạnh đầu tiên ảnh hưởng tới Việt Nam, di chuyển nhanh và có đường đi phức tạp. Ngay chớm mùa mưa bão mà đã xuất hiện cơn bão mạnh cấp 14, điều này có phù hợp với quy luật khí hậu không, thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Hoà: So với mọi năm, bão năm nay xuất hiện muộn hơn. Hằng năm, cuối tháng 5 đầu tháng 6 đã có bão trên biển Đông. Trong quá khứ cũng có nhiều cơn bão mạnh tương tự Rammasun nhưng nếu xảy ra trong tháng 7 cũng là hiếm gặp. Thông thường những cơn bão đầu mùa thường không mạnh. Bão mạnh nhất vào tháng 8, 9.
- Việt Nam chưa ghi nhận siêu bão nào đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, với diễn biến khí hậu cực đoan như hiện nay, ông nhận định như thế nào về khả năng xuất hiện siêu bão với Việt Nam?
Ông Nguyễn Đức Hoà: Với xu thế biến đổi khí hậu hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn. Do đó không thể chắc chắn siêu bão (từ cấp 15 trở lên) có thể xảy ra hay không. Theo thống kê của Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, từ năm 1961, chỉ có 3 trận siêu bão vào biển Đông nhưng chưa có cơn nào đi vào đất liền Việt Nam. Có thể bão vào đến biển Đông vẫn ở cấp 15 hoặc trên cấp 15 nhưng vào gần tới đất liền thì suy yếu, không còn là siêu bão.
- Để chủ động phòng chống mưa bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai, ông có khuyến cáo gì cho người dân, đặc biệt là những ngư dân đang bám biển?
Ông Nguyễn Đức Hoà: Người dân cần thường xuyên theo dõi và cập nhật những bản tin dự báo được phát rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. Đối với ngư dân cần trang bị thiết bị liên lạc thông suốt để cập nhật tin tức thường xuyên. Các công trình nhà ở hay công trình sản xuất cũng cần xây dựng kiên cố, thích ứng với từng điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu.
- Xin cảm ơn ông.
» Dân Thái Bình hồn nhiên thả diều lúc Thần Sấm đổ bộ
» Hà Nội mưa bão, nhiều phố nguy cơ ngập úng
» Khẩn trương di dân, hối hả chằng chống nhà cửa
Theo CAND
Bình luận