Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp tỉnh. Mục tiêu là bảo đảm hiệu quả hoạt động, không gián đoạn công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế hiện có sẽ tiếp tục được duy trì và chuyển giao về cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường mới quản lý. Mỗi đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sắp xếp sẽ có ít nhất một trạm y tế. Tùy vào đặc điểm dân số và điều kiện địa lý, địa phương có thể duy trì hoặc thành lập thêm trạm y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho người dân.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trạm y tế xã, phường tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BYT. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ sẽ ban hành thông tư mới thay thế để cập nhật, hướng dẫn cụ thể hơn về chức năng, cơ cấu và nhân lực phù hợp với tình hình mới.

Mỗi đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sắp xếp sẽ có ít nhất một trạm y tế. (Ảnh minh hoạ: Như Loan)
Nhân lực tại các trạm y tế sau sắp xếp sẽ được bố trí từ đội ngũ viên chức của các trạm y tế trước đây. Đồng thời, các bác sĩ sẽ được điều động bổ sung từ các cơ sở y tế tuyến tỉnh và trung tâm y tế cấp huyện để đảm bảo mỗi trạm y tế mới có ít nhất hai bác sĩ làm việc thường xuyên.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế cấp xã, bảo đảm đầy đủ thuốc men, thiết bị, vật tư y tế cần thiết. Đồng thời, các trạm y tế sẽ tiếp tục được duy trì hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để không gián đoạn việc cung cấp dịch vụ cho người dân.
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành căn cứ vào hướng dẫn này và điều kiện thực tế của địa phương để thực hiện việc sắp xếp phù hợp, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế tuyến cơ sở. Trong quá trình triển khai, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các địa phương cần phối hợp với Bộ Y tế để kịp thời tháo gỡ, bảo đảm đúng quy định.
Thành lập Sở Y tế mới, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp
Theo Bộ Y tế, với các tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập sẽ thành lập một Sở Y tế mới thuộc UBND cấp tỉnh sau sắp xếp, trên cơ sở sáp nhập các Sở Y tế hiện có trước đó. Sở Y tế mới sẽ đảm nhiệm chức năng chuyên môn về y tế, đồng thời tiếp nhận thêm một số nhiệm vụ về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
Bộ Y tế dự kiến sẽ ban hành Thông tư thay thế Thông tư 37/2021/TT-BYT và Thông tư 11/2021/TT-BLĐTBXH để hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế trong bối cảnh mới.
Căn cứ vào chức năng được giao, Giám đốc Sở Y tế sẽ xây dựng Đề án cơ cấu tổ chức nội bộ (gồm các phòng ban, chi cục...) trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý tại địa phương và các tiêu chí quy định của Chính phủ.
Duy trì bệnh viện, sáp nhập các trung tâm cùng chức năng
Về hệ thống các đơn vị sự nghiệp y tế, Bộ Y tế yêu cầu rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động để sắp xếp, tổ chức lại. Nguyên tắc là đảm bảo không gián đoạn việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu cho người dân.
Các cơ sở khám, chữa bệnh như bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, khu vực... cùng các cơ sở bảo trợ xã hội hiện có sẽ cơ bản được giữ nguyên để tiếp tục thực hiện chức năng chuyên môn.
Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp như Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Pháp y, Giám định y khoa, Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm… sẽ được sáp nhập nếu có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.
Các trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã sẽ được tổ chức lại thành Trung tâm Y tế khu vực, trở thành đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố. Tùy điều kiện dân số, địa lý, mỗi trung tâm có thể có nhiều cơ sở hoạt động nhưng phải xác định rõ nhiệm vụ và tránh chồng chéo.
Bộ Y tế cũng yêu cầu giải thể, sáp nhập các đơn vị hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng hoặc chức năng bị trùng lặp.
Bình luận (16)
Tôi nghĩ cần phải giải thể, sáp nhập các đơn vị hoạt động không hiệu quả, không còn chức năng hoặc chức năng bị trùng lặp.
Trạm Y tế xã một năm vài lần hoạt động tuyên tuyền phòng dịch bệnh. Vì vậy, trên phạm vi một huyện hiện nay cần xây dựng thêm một bệnh viện mới hoặc từ 4 đến 5 xã mới sáp nhập sắp tới có môt bệnh viện và xóa bỏ trạm y tế. Mỗi bệnh viện có một tổ công tác phòng dịch là đủ.
Các Trạm Y tế xã hoạt động rất hạn chế, người bệnh thông thường thì mua thuốc ngoài uống, người bệnh tương đối nặng hoặc nặng thì vào bênh viện huyện trở lên.
Có cần thiết mỗi phường có ít nhất 1 trạm y tế phường xã khi hoạt động của nó rất kém và vô cùng lãng phí.
trạm y tế chỉ tiêm phòng trẻ e, tháng hơn trăm trẻ. cấp thuốc huyet áp, tiểu đường vào máy bảo hiểm, cấp thuốc tâm thần, động kinh, cấp thuốc lao, quản lý an toàn thực phẩm cho nhân dân đã đủ mệt rồi, chắc các bạn ko ở trong nên nghĩ nhân viên trạm ngồi chơi. khi có dịch sảy ra ai là người ngày đêm đi bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. các bạn cứ thử có bệnh nên như h áp đi nếu ko có trạm y tế cấp nữa thì các bạn có đi từ 2h đêm đến tối cũng chẳng song mà về ấy. bình quân chỗ tôi quản lý h áp đã 310 tiểu đường 203 tâm thần động kinh 104 lao 71 thử hỏi cộng thêm các xã xẽ như nào. áp lực khi bệnh nhân đến ai cũng muốn nhanh đi sau muốn lấy trước. các bạn đâu có bít mà nói chúng tôi ngồi chơi
Nên sắp xếp lại nhân viên ở tuyến trạm y tế xã , toàn nhân viên làm không hiệu quả, chơi nhiều không có việc để làm vẫn hưởng lương
Đúng là hiện nay vai trò của Trạm y tế Xã - Phường cần chấn chỉnh và bố trí đủ Bác Sĩ, máy móc để bảo đảm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân tại địa phương. Làm sao cũng lên bệnh viện hạng 1 hay hạng đặc biệt cũng giường đâu mà nằm.
Tôi thấy mọi người suy nghĩ và bình luận thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm trước công đồng xã hội và ngươid bệnh. Có thể bạn đang trẻ, sống và làm việc ở thành phố , có thu nhập và dư tiền, sức khoẻ còn trẻ, tốt thì nói bỏ là bỏ được à. Rất nhiều người dân nghèo khó đã đang và sẽ được chăm sóc y tế ở cơ sở rất tốt đấy.