(VTC News) – Sau khi bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại, Kinh Đô đang có dấu hiệu trở thành công ty Trần gia.
Đối tác thoái vốn
Cuối năm 2014, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô khiến dư luận xôn xao khi bất ngờ bán 80% mảng bánh kẹo – “nồi cơm” của công ty cho Tập đoàn Mondelēz International. Giá trị của thương vụ “khủng” này là 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD).
Thương vụ này nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ dư luận. Người thì cho rằng 370 triệu USD là con số “khủng”, Kinh Đô khá hời trong thương vụ này. Tuy nhiên, một số ý kiến lại lo ngại không biết Kinh Đô sẽ phát triển ra sao sau khi bán “nồi cơm” của mình để chuyển sang mảng kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Đó là mì ăn liền, dầu ăn,... Hoạt động ở lĩnh vực mới, Kinh Đô đổi tên thành Kido.
Hiện tại, vẫn chưa rõ việc bán “nồi cơm” ảnh hưởng lớn tới Kido như thế nào nhưng có thể thấy nhiều đối tác đang cùng nhau rời khỏi Tập đoàn này. Mới đây nhất là Công ty cổ phần Tháp Láng Hạ.
Là 1 trong 5 cổ đông chiến lược của Kido nhưng ngày 14/10, công ty cổ phần Tháp Láng Hạ công bố đã bán ra 4,1 triệu cổ phiếu KDC, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn 7,66 triệu đơn vị tương ứng tỷ lệ 3,26% và không còn là cổ đông lớn của Kido. Giao dịch thực hiện trong ngày 12/10/2015. Thương vụ này có thể mang về cho Tháp Láng Hạ 101 tỷ đồng.
Trước đó, nhiều cổ đông lớn của KDC như Trường Thịnh Phát, Đồng Tâm và An Thịnh Lộc đã bán hàng triệu cổ phiếu KDC và không còn là cổc đông lớn của KDC.
Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc đã bán 1,1 triệu cổ phiếu KDC vào ngày 27/08/2015. Sau giao dịch này, An Thịnh Lộc đã giảm số lượng sở hữu từ 11,76 triệu cổ phiếu (tương đương 5%) xuống còn 10,66 triệu cổ phiếu (tương đương 4,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của KDC).
Trước đó, vào ngày 28/07/2015, Trường Thịnh Phát đã bán 700.000 cổ phiếu KDC để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,8%. Ngày 24/08/2015, Đồng Tâm cũng bán 1,5 triệu cổ phiếu KDC.
Sếp lớn gom cổ phiếu
Trong khi nhiều đối tác lớn “rủ nhau” bán bớt cổ phiếu KDC thì dàn lãnh đạo KDC lại “gom hàng” với khối lượng lớn. Mới nhất, đầu tháng 10, bà Vương Bửu Linh, thành viên Hội đồng quản trị và là vợ của ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu KDC.
Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 8/10/2015 đến ngày 6/11/2015 qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch được thực hiện thành công, bà Linh sẽ sở hữu 2 triệu cổ phiếu KDC, chiếm 0,85% vốn điều lệ công ty.
Trước đó, ông Trần Kim Thành đã đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu KDC và giao dịch sẽ được thực hiện từ 5/10 đến 3/11/2015. Là người đứng đầu công ty nhưng ông Thành sở hữu lượng cổ phiếu KDC khá khiêm tốn. Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi sau khi ông Thành mua hết 3 triệu đơn vị như đăng ký.
Trong Trần gia, không chỉ ông Thành và vợ là bà Vương Bửu Linh “gom hàng”. Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido, em trai ông Thành cũng đã mua vào thành công 9,02 triệu cổ phiếu KDC (Trước đó ông đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu).
Trước khi thực hiện giao dịch, ông Nguyên nắm giữ 16,91 triệu cổ phiếu KDC, chiếm tỷ lệ 7,189%. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu KDC mà ông Nguyên nắm giữ đã lên tới 25,93 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 11,027%. Ông Nguyên là cổ đông lớn nhất tại KDC.
Hiện tại, ông Nguyên đang nắm giữ lượng cổ phiếu KDC có giá trị tương đương 640 tỷ đồng. Với khối tài sản này, ông Nguyên đứng ở vị trí 24 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn, khi anh em họ Trần tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty, quyền lực của họ tại công ty được tăng thêm.
Không chỉ ông Nguyên và vợ chồng ông Thành là cổ đông tại KDC, các thành viên liên quan đến dàn lãnh đạo này cũng là cổ đông với số lượng sở hữu khá lớn.
Cụ thể, ông Trần Vinh Nguyên- anh ruột ông Nguyên sở hữu 605.000 cổ phiếu (0,257%); ông Trần Quốc Nguyên- em ruột ông Nguyên sở hữu 561.000 cổ phiếu (0,238%) và Công ty TNHH Đầu tư Kido, nơi ông Trần Lệ Nguyên làm phó chủ tịch HĐTV kiêm Phó TGĐ sở hữu 16,87 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng 7,17%.
Với việc dàn lãnh đạo và các thành viên liên quan sở hữu tới 20% cổ phần KDC, tiếng nói cả Trần gia tại KDC ngày càng lớn.
Bảo Linh
Đối tác thoái vốn
Cuối năm 2014, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô khiến dư luận xôn xao khi bất ngờ bán 80% mảng bánh kẹo – “nồi cơm” của công ty cho Tập đoàn Mondelēz International. Giá trị của thương vụ “khủng” này là 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD).
Thương vụ này nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ dư luận. Người thì cho rằng 370 triệu USD là con số “khủng”, Kinh Đô khá hời trong thương vụ này. Tuy nhiên, một số ý kiến lại lo ngại không biết Kinh Đô sẽ phát triển ra sao sau khi bán “nồi cơm” của mình để chuyển sang mảng kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Đó là mì ăn liền, dầu ăn,... Hoạt động ở lĩnh vực mới, Kinh Đô đổi tên thành Kido.
Hiện tại, vẫn chưa rõ việc bán “nồi cơm” ảnh hưởng lớn tới Kido như thế nào nhưng có thể thấy nhiều đối tác đang cùng nhau rời khỏi Tập đoàn này. Mới đây nhất là Công ty cổ phần Tháp Láng Hạ.
Đối tác lớn thoái vốn tại Kinh Đô |
Trước đó, nhiều cổ đông lớn của KDC như Trường Thịnh Phát, Đồng Tâm và An Thịnh Lộc đã bán hàng triệu cổ phiếu KDC và không còn là cổc đông lớn của KDC.
Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc đã bán 1,1 triệu cổ phiếu KDC vào ngày 27/08/2015. Sau giao dịch này, An Thịnh Lộc đã giảm số lượng sở hữu từ 11,76 triệu cổ phiếu (tương đương 5%) xuống còn 10,66 triệu cổ phiếu (tương đương 4,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành của KDC).
Trước đó, vào ngày 28/07/2015, Trường Thịnh Phát đã bán 700.000 cổ phiếu KDC để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 4,8%. Ngày 24/08/2015, Đồng Tâm cũng bán 1,5 triệu cổ phiếu KDC.
Sếp lớn gom cổ phiếu
Trong khi nhiều đối tác lớn “rủ nhau” bán bớt cổ phiếu KDC thì dàn lãnh đạo KDC lại “gom hàng” với khối lượng lớn. Mới nhất, đầu tháng 10, bà Vương Bửu Linh, thành viên Hội đồng quản trị và là vợ của ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu KDC.
Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 8/10/2015 đến ngày 6/11/2015 qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch được thực hiện thành công, bà Linh sẽ sở hữu 2 triệu cổ phiếu KDC, chiếm 0,85% vốn điều lệ công ty.
Hai anh em ông Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành |
Trong Trần gia, không chỉ ông Thành và vợ là bà Vương Bửu Linh “gom hàng”. Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido, em trai ông Thành cũng đã mua vào thành công 9,02 triệu cổ phiếu KDC (Trước đó ông đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu).
Trước khi thực hiện giao dịch, ông Nguyên nắm giữ 16,91 triệu cổ phiếu KDC, chiếm tỷ lệ 7,189%. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu KDC mà ông Nguyên nắm giữ đã lên tới 25,93 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 11,027%. Ông Nguyên là cổ đông lớn nhất tại KDC.
Hiện tại, ông Nguyên đang nắm giữ lượng cổ phiếu KDC có giá trị tương đương 640 tỷ đồng. Với khối tài sản này, ông Nguyên đứng ở vị trí 24 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn, khi anh em họ Trần tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty, quyền lực của họ tại công ty được tăng thêm.
Không chỉ ông Nguyên và vợ chồng ông Thành là cổ đông tại KDC, các thành viên liên quan đến dàn lãnh đạo này cũng là cổ đông với số lượng sở hữu khá lớn.
Cụ thể, ông Trần Vinh Nguyên- anh ruột ông Nguyên sở hữu 605.000 cổ phiếu (0,257%); ông Trần Quốc Nguyên- em ruột ông Nguyên sở hữu 561.000 cổ phiếu (0,238%) và Công ty TNHH Đầu tư Kido, nơi ông Trần Lệ Nguyên làm phó chủ tịch HĐTV kiêm Phó TGĐ sở hữu 16,87 triệu cổ phiếu KDC, tương ứng 7,17%.
Với việc dàn lãnh đạo và các thành viên liên quan sở hữu tới 20% cổ phần KDC, tiếng nói cả Trần gia tại KDC ngày càng lớn.
Bảo Linh
Bình luận