VTC News) - Ông Áo săn được một con nặng 140kg, ông Ước săn được một con cỡ một tạ, và năm 1974, ông Tô Ban bắt được một con kỷ lục, nặng tới 250 kg.
Để tìm hiểu về loài rùa mai mềm ở Hồ Gươm, thực ra là con giải, chúng tôi tìm lên Phú Thọ, nơi từng là lãnh địa của loài rùa này.
Ngồi trên “du thuyền” dạo một vòng quanh Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ), mới thấy nó đúng như tên gọi, đẹp và xanh biếc như một viên ngọc minh châu. Đầm Ao Châu nằm trên địa phận 3 xã Ấm Thượng, Ấm Hạ và Y Sơn, đón nước từ 7 con suối.
Anh chàng hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư giới thiệu: “Đầm này rộng 200 ha vào mùa khô, mùa mưa nước dâng cao khiến hồ rộng tới 300 ha. Độ sâu của hồ cũng khủng khiếp, nhiều chỗ từ 20 đến 30 mét. Vì hồ rộng lớn, nước sâu, trong lành, nên có nhiều loài cá lớn, đặc biệt là loài rùa cùng giống với rùa Hồ Gươm khổng lồ, lưng to bằng tấm chiếu!”.
Tôi hỏi: “Có thật còn rùa lớn thế không?”, anh ta khẳng định còn và bảo tôi: “Nếu không tin, anh cứ gặp ông cụ Thường thì biết”.
Ông Trần Văn Thường năm nay tròn 80 tuổi, sống ngay cạnh đầm Ao Châu, rất vui vẻ, xởi lởi. Hỏi về rùa khổng lồ, ông bảo: “Dưới đầm Ao Châu không có rùa khổng lồ, con nào to nhất chỉ 3-4 kg thôi. Chỉ có con giải là to, cứ bằng cái nong một, to như con giải ở Hồ Gươm ấy”. Hóa ra, người dân nơi đây gọi loài rùa Hồ Gươm là con giải.
Ông Thường là công nhân của nhà máy giấy Lửa Việt, dựng nhà sinh sống ngay cạnh đầm Ao Châu từ năm 1954. Ngày xưa, công nhân lương thấp, không đủ sống, nên hàng ngày ông đóng bè đi qua đầm vào rừng lấy nứa bán kiếm thêm.
Ngày đó, rùa khổng lồ nhiều đến nỗi trên đường vào rừng hoặc đi ra, kiểu gì ông cũng gặp một vài con nổi như cái “đảo tí hon” giữa hồ. Nhiều khi chúng hứng chí chúng đuổi nhau, đầu ngóc lên mặt nước, trông xa cứ như đàn chuột.
Ông Thường và đám thanh niên nghịch ngợm chèo bè nhẹ nhàng, rồi nhảy bổ lên lưng cưỡi rùa như thầy trò Đường Tăng cưỡi quy thần sang sông đi lấy kinh. Rùa ta hoảng sợ lặn mất, đám trai tráng lại cười sằng sặc. Ông Thường cũng lấy làm lạ là con người cứ trêu nó vậy, nhưng tuyệt nhiên nó không cắn ai bao giờ.
Người dân sống ven hồ gặp rùa thường xuyên, nhưng họ không tìm cách bắt chúng. Việc người dân không tìm cách bắt chúng không phải vì chê thịt loài rùa này, mà đơn giản là vì không thể bắt nổi. Chúng vừa tinh khôn vừa khỏe như hà mã, nên sức người không thể vật nhau với chúng ở dưới nước.
Tuy nhiên, quanh hồ, có 3 cao thủ săn rùa là ông Nguyễn Văn Áo, ông Trần Ước và ông Tô Ban. Những ông này đã lôi lên từ lòng hồ không biết bao nhiêu rùa khổng lồ để xẻ thịt ăn, đem bán và chia cho dân làng.
Bản thân ông Thường cũng hay đi theo ông Tô Ban, giúp sức ông Tô Ban kéo rùa lên bờ, nên mỗi khi săn được rùa, đều được ông Tô Ban xẻ cho một cái đùi. Đùi rùa to và nhiều thịt hơn cả đùi lợn, nên chặt ra nấu một nồi đại, cả nhà ăn không hết. Thịt rùa khổng lồ mùi vị cũng không khác mấy thịt ba ba, nên ông cũng không ấn tượng lắm. Ngày trước, ba ba ở đầm Ao Châu nhiều và dễ bắt như cóc ngoài vườn, chả mấy ai thiết ăn.
Ông Tô Ban có kỹ nghệ cao trong việc "hạ sát" rùa khổng lồ. Ông dùng nứa đan một chiếc thuyền trông rất lạ, thả xuống hồ trông như cái đĩa, lướt nhẹ trên mặt hồ lại không gây ra tiếng động. Chiếc thuyền kiểu dáng này đi chậm, nhưng rất vững chãi, khó bị lật.
Dụng cụ săn rùa gồm 3 chiếc đinh ba, một chiếc đinh một, chiếc móc sắt, chiếc búa và những sợi dây lạt. Những chiếc đinh ba được thửa cầu kỳ, chắc chắn, vừa lớn, vừa sắc. Đinh ba gồm 3 thanh sắt nhọn, một đầu hàn vào nhau, một đầu tua tủa ra và được đóng vào cây tre.
Khi phát hiện rùa nổi ở khu vực nào, những thợ săn này sẽ chèo thuyền tiến lại, dọa cho chúng lặn thẳng xuống bùn. Nếu chúng lặn xuống khu vực sâu trên 10 mét thì không thể bắt được, nhưng nếu ở chỗ sâu vài mét, thì sẽ tiến hành truy bắt.
Ngay sau khi rùa khổng lồ lặn xuống, chúng sẽ chạy dưới lòng hồ để tìm chỗ trốn. 4 chân ở hai bên mai khi cào xuống bùn sẽ tạo thành hai đường tăm thẳng hàng trên mặt nước. Điều quan trọng là người săn rùa phải tính được độ sâu của khu vực rùa lặn, tốc độ rùa chạy thì mới xác định đúng điểm cần đâm.
Người săn rùa sẽ dùng đinh một đâm đón đầu vào điểm giữa của hai dải tăm để trúng tâm mai rùa. Nếu đâm trượt, rùa hoảng chạy thoát thân thì cả khu vực rộng lớn sẽ đục ngầu, không thể tìm được rùa nữa, hoặc chúng bơi ra chỗ nước sâu, chui vào hầm đá thì cũng bó tay.
Nếu đâm trúng mai rùa, người thợ săn sẽ dùng búa đóng đinh thật lực, để đinh xuyên qua chiếc mai cứng như đá, cắm vào phần nội tạng của rùa, sau đó, tiếp tục phóng những chiếc đinh ba xuống rồi đóng tiếp. Quá trình đóng đinh vào lưng rùa rất vất vả, bởi loài rùa này rất khỏe, chúng kéo thợ săn chạy nháo nhào trên mặt nước.
Khi con rùa đã đuối sức, thợ săn sẽ thả móc sắt xuống, móc chặt vào một bên mai, kéo mạnh, khiến rùa bị lật ngửa lên mặt nước. Họ sẽ dùng những dây lạt dẻo buộc chéo chân rùa lại, khiến nó không thể giãy giụa được nữa. Lúc này, người thợ săn chỉ việc buộc thừng kéo rùa vào bờ.
Mỗi khi săn được rùa, những thợ săn này lại xuống Việt Trì gọi mối lái lên mua. Khi tìm được mối lái, họ mới xẻ thịt rùa khổng lồ. Ngày đó, phương tiện bảo quản không có, nên không tìm được nhiều mối lái, xẻ thịt một con rùa cỡ hơn một tạ, phân phát cho cả xóm ăn cũng không hết.
Theo ông Trần Văn Thường, kể từ ngày vỡ đập do lũ sông Hồng vào năm 1971, rùa khổng lồ ở đầm Ao Châu ít hẳn, thậm chí gần như biến mất. Có thể chúng đã ra sông Hồng hết. Sau trận vỡ đập năm đó, 3 thợ săn kỳ cựu gồm ông Nguyễn Văn Áo, ông Trần Ước và ông Tô Ban, mỗi ông chỉ săn được một con rùa nữa. Trong đó, ông Áo săn được một con nặng 140kg vào năm 1972, ông Ước săn được một con cỡ một tạ cũng vào năm đó, và năm 1974, ông Tô Ban bắt được một con kỷ lục, nặng tới 250 kg.
Ông Thường vẫn nhớ như in vụ ông Tô Ban quần thảo với “cụ rùa” khổng lồ suốt một ngày ở đầm Ao Châu. Cụ rùa này to như tấm chiếu, sống dễ đến ngàn năm tuổi và sức khỏe thì vô địch.
Ông Tô Ban đâm trúng “cụ rùa” lúc 9 giờ sáng, mà phải đến 5 giờ chiều, cùng sự giúp sức của ông Thường và mấy thanh niên nữa mới "dìu" được “cụ” vào bờ. Lúc khiêng “cụ” lên bờ, lật “cụ” ra, ai cũng choáng váng vì thân thể to lớn, tấm mai mốc rêu ngàn năm như tảng đá của “cụ”.
Lưng bị xuyên thấu bởi mấy chiếc đinh ba, máu chảy bọt sùi tràn thành vũng, song “cụ” rùa vẫn rất khỏe, dữ tợn. Ông Thường cầm cây tre đực to bằng bắp chân đâm vào đầu “cụ”, bị “cụ” rùa đớp trọn. Mấy thanh niên ráng sức lôi khúc tre mà không ra nổi. “Cụ rùa” nghiến một lúc thì nát bét cả gốc tre đực.
Một phần vì có những "cao thủ" chuyên sát hại không thương tiếc loài vật quý hiếm này mà từ bấy đến giờ, không ai tóm được “cụ rùa” khổng lồ nào ở đầm Ao Châu nữa.
Phạm Ngọc Dương
Để tìm hiểu về loài rùa mai mềm ở Hồ Gươm, thực ra là con giải, chúng tôi tìm lên Phú Thọ, nơi từng là lãnh địa của loài rùa này.
Ngồi trên “du thuyền” dạo một vòng quanh Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ), mới thấy nó đúng như tên gọi, đẹp và xanh biếc như một viên ngọc minh châu. Đầm Ao Châu nằm trên địa phận 3 xã Ấm Thượng, Ấm Hạ và Y Sơn, đón nước từ 7 con suối.
Anh chàng hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư giới thiệu: “Đầm này rộng 200 ha vào mùa khô, mùa mưa nước dâng cao khiến hồ rộng tới 300 ha. Độ sâu của hồ cũng khủng khiếp, nhiều chỗ từ 20 đến 30 mét. Vì hồ rộng lớn, nước sâu, trong lành, nên có nhiều loài cá lớn, đặc biệt là loài rùa cùng giống với rùa Hồ Gươm khổng lồ, lưng to bằng tấm chiếu!”.
Đầm Ao Châu |
Tôi hỏi: “Có thật còn rùa lớn thế không?”, anh ta khẳng định còn và bảo tôi: “Nếu không tin, anh cứ gặp ông cụ Thường thì biết”.
Ông Trần Văn Thường năm nay tròn 80 tuổi, sống ngay cạnh đầm Ao Châu, rất vui vẻ, xởi lởi. Hỏi về rùa khổng lồ, ông bảo: “Dưới đầm Ao Châu không có rùa khổng lồ, con nào to nhất chỉ 3-4 kg thôi. Chỉ có con giải là to, cứ bằng cái nong một, to như con giải ở Hồ Gươm ấy”. Hóa ra, người dân nơi đây gọi loài rùa Hồ Gươm là con giải.
Ông Thường là công nhân của nhà máy giấy Lửa Việt, dựng nhà sinh sống ngay cạnh đầm Ao Châu từ năm 1954. Ngày xưa, công nhân lương thấp, không đủ sống, nên hàng ngày ông đóng bè đi qua đầm vào rừng lấy nứa bán kiếm thêm.
Ngày đó, rùa khổng lồ nhiều đến nỗi trên đường vào rừng hoặc đi ra, kiểu gì ông cũng gặp một vài con nổi như cái “đảo tí hon” giữa hồ. Nhiều khi chúng hứng chí chúng đuổi nhau, đầu ngóc lên mặt nước, trông xa cứ như đàn chuột.
Ông Trần Văn Thường: "Ao Châu từng có rất nhiều giải mai to bằng cái nong". |
Ông Thường và đám thanh niên nghịch ngợm chèo bè nhẹ nhàng, rồi nhảy bổ lên lưng cưỡi rùa như thầy trò Đường Tăng cưỡi quy thần sang sông đi lấy kinh. Rùa ta hoảng sợ lặn mất, đám trai tráng lại cười sằng sặc. Ông Thường cũng lấy làm lạ là con người cứ trêu nó vậy, nhưng tuyệt nhiên nó không cắn ai bao giờ.
Người dân sống ven hồ gặp rùa thường xuyên, nhưng họ không tìm cách bắt chúng. Việc người dân không tìm cách bắt chúng không phải vì chê thịt loài rùa này, mà đơn giản là vì không thể bắt nổi. Chúng vừa tinh khôn vừa khỏe như hà mã, nên sức người không thể vật nhau với chúng ở dưới nước.
Tuy nhiên, quanh hồ, có 3 cao thủ săn rùa là ông Nguyễn Văn Áo, ông Trần Ước và ông Tô Ban. Những ông này đã lôi lên từ lòng hồ không biết bao nhiêu rùa khổng lồ để xẻ thịt ăn, đem bán và chia cho dân làng.
Bản thân ông Thường cũng hay đi theo ông Tô Ban, giúp sức ông Tô Ban kéo rùa lên bờ, nên mỗi khi săn được rùa, đều được ông Tô Ban xẻ cho một cái đùi. Đùi rùa to và nhiều thịt hơn cả đùi lợn, nên chặt ra nấu một nồi đại, cả nhà ăn không hết. Thịt rùa khổng lồ mùi vị cũng không khác mấy thịt ba ba, nên ông cũng không ấn tượng lắm. Ngày trước, ba ba ở đầm Ao Châu nhiều và dễ bắt như cóc ngoài vườn, chả mấy ai thiết ăn.
Ông Trần Văn Thường: "Những con giải to bằng mặt bàn này nhiều lắm". |
Ông Tô Ban có kỹ nghệ cao trong việc "hạ sát" rùa khổng lồ. Ông dùng nứa đan một chiếc thuyền trông rất lạ, thả xuống hồ trông như cái đĩa, lướt nhẹ trên mặt hồ lại không gây ra tiếng động. Chiếc thuyền kiểu dáng này đi chậm, nhưng rất vững chãi, khó bị lật.
Dụng cụ săn rùa gồm 3 chiếc đinh ba, một chiếc đinh một, chiếc móc sắt, chiếc búa và những sợi dây lạt. Những chiếc đinh ba được thửa cầu kỳ, chắc chắn, vừa lớn, vừa sắc. Đinh ba gồm 3 thanh sắt nhọn, một đầu hàn vào nhau, một đầu tua tủa ra và được đóng vào cây tre.
Video rùa Hồ Gươm khi còn sống
Khi phát hiện rùa nổi ở khu vực nào, những thợ săn này sẽ chèo thuyền tiến lại, dọa cho chúng lặn thẳng xuống bùn. Nếu chúng lặn xuống khu vực sâu trên 10 mét thì không thể bắt được, nhưng nếu ở chỗ sâu vài mét, thì sẽ tiến hành truy bắt.
Ngay sau khi rùa khổng lồ lặn xuống, chúng sẽ chạy dưới lòng hồ để tìm chỗ trốn. 4 chân ở hai bên mai khi cào xuống bùn sẽ tạo thành hai đường tăm thẳng hàng trên mặt nước. Điều quan trọng là người săn rùa phải tính được độ sâu của khu vực rùa lặn, tốc độ rùa chạy thì mới xác định đúng điểm cần đâm.
Ông Nguyễn Văn Ao và chiếc sọ của một con rùa khổng lồ mà ông từng săn được. |
Người săn rùa sẽ dùng đinh một đâm đón đầu vào điểm giữa của hai dải tăm để trúng tâm mai rùa. Nếu đâm trượt, rùa hoảng chạy thoát thân thì cả khu vực rộng lớn sẽ đục ngầu, không thể tìm được rùa nữa, hoặc chúng bơi ra chỗ nước sâu, chui vào hầm đá thì cũng bó tay.
Nếu đâm trúng mai rùa, người thợ săn sẽ dùng búa đóng đinh thật lực, để đinh xuyên qua chiếc mai cứng như đá, cắm vào phần nội tạng của rùa, sau đó, tiếp tục phóng những chiếc đinh ba xuống rồi đóng tiếp. Quá trình đóng đinh vào lưng rùa rất vất vả, bởi loài rùa này rất khỏe, chúng kéo thợ săn chạy nháo nhào trên mặt nước.
Khi con rùa đã đuối sức, thợ săn sẽ thả móc sắt xuống, móc chặt vào một bên mai, kéo mạnh, khiến rùa bị lật ngửa lên mặt nước. Họ sẽ dùng những dây lạt dẻo buộc chéo chân rùa lại, khiến nó không thể giãy giụa được nữa. Lúc này, người thợ săn chỉ việc buộc thừng kéo rùa vào bờ.
Mỗi khi săn được rùa, những thợ săn này lại xuống Việt Trì gọi mối lái lên mua. Khi tìm được mối lái, họ mới xẻ thịt rùa khổng lồ. Ngày đó, phương tiện bảo quản không có, nên không tìm được nhiều mối lái, xẻ thịt một con rùa cỡ hơn một tạ, phân phát cho cả xóm ăn cũng không hết.
Rùa khổng lồ trong đền Ngọc Sơn |
Theo ông Trần Văn Thường, kể từ ngày vỡ đập do lũ sông Hồng vào năm 1971, rùa khổng lồ ở đầm Ao Châu ít hẳn, thậm chí gần như biến mất. Có thể chúng đã ra sông Hồng hết. Sau trận vỡ đập năm đó, 3 thợ săn kỳ cựu gồm ông Nguyễn Văn Áo, ông Trần Ước và ông Tô Ban, mỗi ông chỉ săn được một con rùa nữa. Trong đó, ông Áo săn được một con nặng 140kg vào năm 1972, ông Ước săn được một con cỡ một tạ cũng vào năm đó, và năm 1974, ông Tô Ban bắt được một con kỷ lục, nặng tới 250 kg.
Ông Thường vẫn nhớ như in vụ ông Tô Ban quần thảo với “cụ rùa” khổng lồ suốt một ngày ở đầm Ao Châu. Cụ rùa này to như tấm chiếu, sống dễ đến ngàn năm tuổi và sức khỏe thì vô địch.
Ông Tô Ban đâm trúng “cụ rùa” lúc 9 giờ sáng, mà phải đến 5 giờ chiều, cùng sự giúp sức của ông Thường và mấy thanh niên nữa mới "dìu" được “cụ” vào bờ. Lúc khiêng “cụ” lên bờ, lật “cụ” ra, ai cũng choáng váng vì thân thể to lớn, tấm mai mốc rêu ngàn năm như tảng đá của “cụ”.
Lưng bị xuyên thấu bởi mấy chiếc đinh ba, máu chảy bọt sùi tràn thành vũng, song “cụ” rùa vẫn rất khỏe, dữ tợn. Ông Thường cầm cây tre đực to bằng bắp chân đâm vào đầu “cụ”, bị “cụ” rùa đớp trọn. Mấy thanh niên ráng sức lôi khúc tre mà không ra nổi. “Cụ rùa” nghiến một lúc thì nát bét cả gốc tre đực.
Một phần vì có những "cao thủ" chuyên sát hại không thương tiếc loài vật quý hiếm này mà từ bấy đến giờ, không ai tóm được “cụ rùa” khổng lồ nào ở đầm Ao Châu nữa.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận