(VTC News) – Dọc con phố Giảng Võ, phố Huế, Bà Triệu... ở Hà Nội hàng chục cửa hàng bánh trung thu vẫn bày bán, nhưng lèo tèo chỉ có vài người mua. Gần sát ngày Rằm tháng Tám, người dân càng thờ ơ với bánh trung thu, mặc dù cũng có nhiều khuyến mại lẻ dành cho họ.
Dân thắt chặt chi tiêu
Năm nay, kinh tế khó khăn đã tác động mạnh mẽ đến cách mua bánh trung thu của người dân. Họ có nhiều cách để tiết kiệm chi phí cho ngày lễ này, từ việc đợi chờ mua hàng giảm giá, cho đến mua lẻ bánh và nhiều “mánh” khác, nhưng sát ngày Rằm thì việc mua sắm gần như đã xong, nên đây là giai đoạn nhân viên các cửa hàng bán bánh… nhàn rỗi, các thương hiệu cũng chuẩn bị dọn dẹp các “cửa hàng dã chiến” của họ để kết thúc đợt kinh doanh thời vụ này.
Thay vì lựa chọn mua hộp bánh Trung thu giá gần 500.000 đồng làm quà biếu ngoài cửa hàng, chị Hồ Nguyễn Lệ (nhân viên ngân hàng) lại lựa chọn việc mua bánh thông qua các trang web trực tuyến, giảm giá đối với những người mua hàng theo nhóm.
Thay vì lựa chọn mua hộp bánh Trung thu giá gần 500.000 đồng làm quà biếu ngoài cửa hàng, chị Hồ Nguyễn Lệ (nhân viên ngân hàng) lại lựa chọn việc mua bánh thông qua các trang web trực tuyến, giảm giá đối với những người mua hàng theo nhóm.
Những gian hàng bánh trung thu ế khách, người bán nhiều hơn cả người mua |
Sát ngày Rằm, lượng bánh trung thu bán theo hộp cũng giảm đi mạnh, nhiều khách mua lẻ để ăn hay mua để thắp hương cúng ông bà tổ tiên chứ không có nhu cầu mua làm quà biếu.
“Cũng 4 chiếc bánh, nhưng để trong hộp sang trọng thì giá 280.000 đồng, nhưng nếu mua lẻ thì chỉ 50.000 đồng/chiếc, bọn em còn có nhiều loại bánh to nhỏ khác nhau”, chị Lê Hà Mai (nhân viên bán hàng Thu Hương Bakery) cho biết.
“Cũng 4 chiếc bánh, nhưng để trong hộp sang trọng thì giá 280.000 đồng, nhưng nếu mua lẻ thì chỉ 50.000 đồng/chiếc, bọn em còn có nhiều loại bánh to nhỏ khác nhau”, chị Lê Hà Mai (nhân viên bán hàng Thu Hương Bakery) cho biết.
Những hộp bánh xếp cao ngất không có khách ngó ngàng |
Cũng theo chị Mai, cách đây một tuần thì không khí mua sắm và sức mua của người dân tăng cao, một ngày bán vài trăm hộp bánh là bình thường: “Người dân họ mua về làm lễ, mua để làm quà biếu, tặng…”, nhưng hiện tại thì “ngày bán được một vài hộp, khách mua lẻ để ăn cũng bớt dần đi”.
Cùng dãy hàng với Thu Hương là Bibica, Đồng khánh, Thủy Tạ... tất cả cũng nằm trong tình trạng tương tự. Nhân viên gian hàng Kinh Đô cho hay: "Hiện tại, những khách nào có nhu cầu mua bánh trung thu thì có lẽ họ cũng mua xong hết rồi, mấy ngày đầu bọn em bán tốt lắm còn bây giờ thì hiếm khách mua hơn, nhưng nhìn chung doanh số cũng đạt mức đã đề ra.
Cùng dãy hàng với Thu Hương là Bibica, Đồng khánh, Thủy Tạ... tất cả cũng nằm trong tình trạng tương tự. Nhân viên gian hàng Kinh Đô cho hay: "Hiện tại, những khách nào có nhu cầu mua bánh trung thu thì có lẽ họ cũng mua xong hết rồi, mấy ngày đầu bọn em bán tốt lắm còn bây giờ thì hiếm khách mua hơn, nhưng nhìn chung doanh số cũng đạt mức đã đề ra.
Không giảm giá đáng kể
Mặc dù lượng tiêu thụ bánh gần như đã chững lại, nhưng không thấy các chương trình giảm giá được niêm yết tại các gian hàng của Kinh Đô, Long Đình, Bảo Minh... trong khi đó, nhiều nhân viên bán hàng khi được hỏi thì đều cho biết là doanh số bán ra đều đạt, họ không có gì phải lo lắng.
Hiện ngoài những hộp bánh trung bình từ 280.000 đồng/hộp, vẫn có nhiều loại cao cấp hơn với giá từ 650.000 trở lên được bầy bán, nhưng không dễ tìm một thương hiệu lớn giảm giá bán ở các loại bánh phân khúc cao cấp. Một nhân viên bán hàng của Kinh Đô cho hay, gần giáp ngày Trung thu, nhưng chưa có điều gì thể hiện rằng hãng sẽ đưa ra một chương trình giảm giá đặc biệt.
Giám đốc một doanh nghiệp cho biết, mặc dù sát ngày rằm lượng tiêu thụ bánh giảm, nhưng có hail ý do để doanh nghiệp này không giảm giá bán: Một là, để giữ uy tín cho thương hiệu của mình, khách hàng luôn được phục vụ bằng sản phẩm luôn có giá trị như số tiền họ bỏ ra; hai là doanh nghiệp cũng tính toán lượng người mua để có mức sản xuất bánh vừa phải.
Mặc dù, bánh trung thu của các thương hiệu lớn và đắt đỏ như Long Đình, Kinh Đô vẫn giữ giá, thì tại nhiều khu chợ nhỏ các tiểu thương đã ra sức giảm giá 50%, “mua 1 tặng 1” đối với các loại bánh mà họ bày bán. Đây hầu như là những loại bánh không có thương hiệu, sản xuất theo quy mô nhỏ ở các làng nghề như Xuân Đỉnh và bán tại các khu công nghiệp, khu chợ có nhiều sinh viên… và không hề có gì để đảm bảo về mặt chất lượng.
Hiện ngoài những hộp bánh trung bình từ 280.000 đồng/hộp, vẫn có nhiều loại cao cấp hơn với giá từ 650.000 trở lên được bầy bán, nhưng không dễ tìm một thương hiệu lớn giảm giá bán ở các loại bánh phân khúc cao cấp. Một nhân viên bán hàng của Kinh Đô cho hay, gần giáp ngày Trung thu, nhưng chưa có điều gì thể hiện rằng hãng sẽ đưa ra một chương trình giảm giá đặc biệt.
Giám đốc một doanh nghiệp cho biết, mặc dù sát ngày rằm lượng tiêu thụ bánh giảm, nhưng có hail ý do để doanh nghiệp này không giảm giá bán: Một là, để giữ uy tín cho thương hiệu của mình, khách hàng luôn được phục vụ bằng sản phẩm luôn có giá trị như số tiền họ bỏ ra; hai là doanh nghiệp cũng tính toán lượng người mua để có mức sản xuất bánh vừa phải.
Mặc dù, bánh trung thu của các thương hiệu lớn và đắt đỏ như Long Đình, Kinh Đô vẫn giữ giá, thì tại nhiều khu chợ nhỏ các tiểu thương đã ra sức giảm giá 50%, “mua 1 tặng 1” đối với các loại bánh mà họ bày bán. Đây hầu như là những loại bánh không có thương hiệu, sản xuất theo quy mô nhỏ ở các làng nghề như Xuân Đỉnh và bán tại các khu công nghiệp, khu chợ có nhiều sinh viên… và không hề có gì để đảm bảo về mặt chất lượng.
Tại khu chợ Nam Thăng Long, chị Nguyễn Thị Thắm (công nhân) nói: "Có cả loại bánh nhỏ giá 15.000 đồng/chiếc, bánh to hơn thì đắt hơn, cũng nhân ngon, mặn đầy đủ". Tuy vậy, dường như năm nay người dân đã biết sợ các loại thực phẩm... mùa vụ và không rõ nguồn gốc, chị Thắm nói: "Thấy cũng rẻ, nhưng không dám mua, bánh nhà em mua về cho trẻ con ăn là chủ yếu, nên cũng phải chọn loại tử tế mới được".
Bài, ảnh:Lê Tuấn
Bình luận