(VTC News) - Báo cáo của lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã nêu rõ trách nhiệm giải quyết, khắc phục hậu quả sự cố sập nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo.
Sau khi xảy ra sự cố sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, đại diện Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội đã có báo cáo nhanh gửi lên UBND Thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo nêu rõ "Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết, khắc phục và xử lý sự cố, chịu trách nhiệm giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật theo trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình".
Theo đó, Nhà 107 phố Trần Hưng Đạo có nguồn gốc là nhà vắng chủ Nhà nước đã quản lý, trong quá trình Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây. Hiện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang trực tiếp quản lý, sử dụng ngôi nhà này.
Bao gồm 1 nhà 2 tầng + 1 tầng hầm là khối nhà chính, diện tích xây dựng 643m2 và 2 dãy nhà 2 tầng khung ray là khối nhà 2 bên (tách riêng khỏi khối chính), 1 dãy nhà cấp 4 phía sau được Tổng Cục Đường sắt xây dựng tạm từ những năm 1970 (diện tích xây dựng 907m2, diện tích sàn xây dựng là 1.323m2).
Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong khuôn viên ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo, có khoảng 60m2 nhà cấp 4 trước đây được sử dụng làm phòng khám y tế của Đường sắt Việt Nam. Sau này khi có sự thay đổi tổ chức phòng khám này đã được chuyển về Bệnh viện Đường sắt (nay là Bệnh viện Giao thông vận tải).
Sau đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tạo điều kiện, ký hợp đồng thuê nhà ở cho 62 hộ dân là cán bộ công nhân viên trong ngành ở tại khu nhà cổ này.
Tuy nhiên đến năm 2013, UBND TP Hà Nội và Bộ Tài chính đã thống nhất bằng văn bản giữ lại khu nhà tiếp tục sử dụng làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của thành phố. Ban hành văn bản đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam di dời, chấm dứt việc cho thuê nhà ở tại đây.
Ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo cũng đã từng được xếp loại 2 (56 điểm) trong danh mục các nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Cửa Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương kiểm tra, di chuyển các hộ dân trong khu vực nguy hiểm, phong tỏa khu vực nguy hiểm, tổ chức chống đỡ không để công trình tiếp tục sập đổ và xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
Giao Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội tổ chức giám định, xác định nguyên nhân sự cố sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình và các công trình liền kề, báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo, giải quyết.
Các hộ dân tại số nhà 107 Trần Hưng Đạo cũng đã được bố trí ở tạm tại khu nhà CT1, khu đô thị Định Công trong thời gian khắc phục sự cố sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
B.Hương
Sau khi xảy ra sự cố sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, đại diện Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội đã có báo cáo nhanh gửi lên UBND Thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo nêu rõ "Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết, khắc phục và xử lý sự cố, chịu trách nhiệm giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật theo trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình".
Theo đó, Nhà 107 phố Trần Hưng Đạo có nguồn gốc là nhà vắng chủ Nhà nước đã quản lý, trong quá trình Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây. Hiện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang trực tiếp quản lý, sử dụng ngôi nhà này.
Bao gồm 1 nhà 2 tầng + 1 tầng hầm là khối nhà chính, diện tích xây dựng 643m2 và 2 dãy nhà 2 tầng khung ray là khối nhà 2 bên (tách riêng khỏi khối chính), 1 dãy nhà cấp 4 phía sau được Tổng Cục Đường sắt xây dựng tạm từ những năm 1970 (diện tích xây dựng 907m2, diện tích sàn xây dựng là 1.323m2).
Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong khuôn viên ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo, có khoảng 60m2 nhà cấp 4 trước đây được sử dụng làm phòng khám y tế của Đường sắt Việt Nam. Sau này khi có sự thay đổi tổ chức phòng khám này đã được chuyển về Bệnh viện Đường sắt (nay là Bệnh viện Giao thông vận tải).
Sau đó, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tạo điều kiện, ký hợp đồng thuê nhà ở cho 62 hộ dân là cán bộ công nhân viên trong ngành ở tại khu nhà cổ này.
Tuy nhiên đến năm 2013, UBND TP Hà Nội và Bộ Tài chính đã thống nhất bằng văn bản giữ lại khu nhà tiếp tục sử dụng làm trụ sở làm việc theo quy hoạch của thành phố. Ban hành văn bản đề nghị Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam di dời, chấm dứt việc cho thuê nhà ở tại đây.
Ngôi nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo cũng đã từng được xếp loại 2 (56 điểm) trong danh mục các nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Cửa Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương kiểm tra, di chuyển các hộ dân trong khu vực nguy hiểm, phong tỏa khu vực nguy hiểm, tổ chức chống đỡ không để công trình tiếp tục sập đổ và xảy ra thiệt hại về người và tài sản.
Giao Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội tổ chức giám định, xác định nguyên nhân sự cố sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình và các công trình liền kề, báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo, giải quyết.
Các hộ dân tại số nhà 107 Trần Hưng Đạo cũng đã được bố trí ở tạm tại khu nhà CT1, khu đô thị Định Công trong thời gian khắc phục sự cố sập nhà cổ ở 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
B.Hương
Bình luận