(VTC News) - Không có nàng Mai Hoa công chúa, hiệu diệu Thái Thành, mất ngày 16 tháng 3 năm Thìn nào trong lịch sử Việt Nam.
Bản thân anh Trung, chị Hoa cũng không biết cây khế này có từ khi nào. Các cụ già trong làng Ninh Hiệp cũng khẳng định rằng cây khế đã mọc ở đó hàng trăm năm trước.
Xưa kia, khu nhà anh chị ở là nghĩa địa cổ. Cây khế mọc trên một lùm đất cao, đã già và lớn như vậy. Bao nhiêu năm nay, nó chẳng lớn lên chút nào, cũng không có sự thay đổi gì nhiều.
Các cụ già trong làng đồn đại cây khế trồng ở nghĩa địa, nên thánh thần, ma quỷ trú ngụ, vì thế, vợ chồng anh Trung không dám chặt cây khế đi.
Vợ chồng chị Hoa cũng tỏ ra thành kính với cây khế này một cách lạ lùng. Mỗi khi đi làm về, anh chị thường tắt xe máy từ cổng, rồi dắt xe dưới tán cây khế, chứ tuyệt nhiên không dám phóng xe qua.
Mặc dù cây khế này cho quả trĩu trịt, mọng nước, nhưng anh chị chẳng bao giờ dám trèo lên cây khế. Hàng xóm quanh nhà anh chị muốn ăn khế cũng chỉ dám đứng dưới hái quả, hoặc dùng gậy chọc.
Theo chị Hoa, có thể tín ngưỡng dân làng từ xưa, coi cây khế mọc giữa nghĩa địa này là nơi thánh thần trú ngụ, nên mới ứng xử như vậy. Do đó, dù mảnh đất này đã được phân chia cho gia đình chị một cách hợp pháp, song anh chị vẫn không dám đụng chạm đến cây khế.
Khi xây nhà cao tầng, làm sát mặt đường, không còn cách nào khác, vợ chồng chị Hoa buộc phải chặt bỏ cây khế cổ thụ. Lúc hạ cây khế, anh chị cũng làm mâm lễ, cúng bái đầy đủ thủ tục.
Khi đào bật gốc khế, vét lớp đất nhão, thì phát hiện ngôi mộ cổ. Đối chiếu thì thấy ngôi mộ cổ nằm cạnh gốc cây khế và được cây khế tỏa bóng che mát.
Như vậy, theo chị Hoa, khả năng, người xưa, khi đặt mộ, đã trồng cây khế này để tỏa bóng mát, che cho “ngôi nhà” của công chúa!
Có lẽ, người xưa, sau khi trồng cây khế ở ngôi mộ, đã thổi vào đó nhiều huyền thoại và câu chuyện kỳ bí, để bảo vệ ngôi mộ và cây khế này. Những câu chuyện đó còn lưu truyền đến tận ngày nay.
Theo chị Hoa, điều lạ lùng là xung quanh ngôi mộ xác ướp này còn có 12 tiểu sành chứa xương cốt. Vì thế, vợ chồng chị Hoa tin rằng, 12 tiểu sành này chính là những người hầu của công chúa. Khi họ chết đi, được chôn cạnh công chúa, để tiếp tục phục vụ nàng dưới âm phủ!
Sự xuất hiện của ngôi mộ cổ có xác ướp, những ngôi mộ xung quanh dưới gốc khế, cùng với những câu chuyện ly kỳ chị Hoa kể về gốc khế, đã khiến ngôi mộ xác ướp này trở nên huyền bí. Những câu chuyện ly kỳ ấy được mọi người quanh xóm thuộc và kể làu làu. Thậm chí, những chuyện đồn đại còn được thêm mắm, thêm muối cho hấp dẫn, rùng rợn.
Nhiều người đồn rằng, sau khi phá mộ, chị Hoa bị ốm đau, bệnh tật suốt nhiều tháng trời, phải đi cúng bái tứ phương, xây đắp mộ công chúa chu đáo, mới khỏi bệnh.
Rồi người dân còn đồn, một người trong làng tham lam trộm tấm ván thiên đem bán, nên đã mắc bệnh rồi chết khi mới ngoài 30 tuổi!
Tuy nhiên, theo chị Hoa, việc chị ốm sau khi quật mộ là bịa đặt, là đồn đại lăng nhăng. Rồi lời đồn có người trộm tấm ván đem bán nên chết trẻ cũng là đồn đại vớ vẩn. Chẳng có ai trộm tấm ván thiên nào cả.
Trao đổi về ngôi mộ mà dân làng thờ cúng, gọi là mộ Mai Hoa công chúa, ông Nguyễn Bá Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp cho biết: “Chuyện nhà anh Trung phá ngôi mộ có xác ướp là có thật. Chỉ tiếc rằng, không giữ được ngôi mộ để các nhà khảo cổ về nghiên cứu.
Còn chuyện người nằm trong mộ có phải công chúa Mai Hoa hay không, thì tôi không dám chắc, vì chưa có cơ sở khoa học.
Sở dĩ người dân gọi là Mai Hoa công chúa, vì gia đình chị Hoa, bà Lộc đi gặp nhà ngoại cảm để tìm hiểu thông tin về thân thế người trong mộ và nhà ngoại cảm đã cung cấp thông tin như vậy.
Người dân tin đây là công chúa nhà Hậu Lê nên xây mộ, rồi thờ cúng, mà không cần bất cứ sự công nhận nào. Việc thờ cúng người chết là tín ngưỡng của người dân, nên xã cũng không ngăn cản. Xã chỉ làm nhiệm vụ giữ trật tự, đảm bảo an ninh và sinh hoạt tâm linh một cách lành mạnh”.
Đem câu chuyện nàng công chúa Mai Hoa về Hải Dương gặp nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành (chuyên gia mộ cổ, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương), ông cho biết: “Mộ xác ướp, hay còn gọi là mộ chạt, mộ hợp chất, có ở Việt Nam từ thời Hậu Lê. Ở một số ngôi mộ có tấm minh tinh ghi rõ tên, tuổi, sự nghiệp của người nằm trong mộ.
Nhiều ngôi mộ không có thông tin gì, hoặc thông tin ghi ở bia mộ, nhưng thông thường trải hàng trăm năm, phần mộ trên mặt đất đã bị phá hủy, thất lạc thông tin.
Việc xác định tên tuổi người nằm trong mộ là công việc cực kỳ khó khăn, thậm chí không thể đối với nhà khoa học. Nhưng không thể tin việc xác định tên tuổi, ngày sinh tháng mất người nằm trong mộ thông qua các nhà ngoại cảm. Chỉ có thể xác định, đây là mộ của tầng lớp quan lại, hoặc nhà giàu, có niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn”.
Nhà sử học Đặng Hùng cho biết: “Tôi đã nghiên cứu các tài liệu, song không phát hiện bất cứ cô công chúa thời Hậu Lê nào có tên là Lê Thị Mai Hoa, hiệu diệu Thái Thành công chúa, chết năm 20 tuổi.
Trong lịch sử, thời Lê chỉ có một công chúa là Ngọc Hoa, con gái vua Lê Anh Tông (1532 – 1573). Vua Lê đã lấy công chúa Chiêm Thành và sinh ra Ngọc Hoa, nên dân gian còn gọi bà là công chúa Chiêm, hay công chúa Chèm.
Năm 1573, vua Lê Anh Tông cùng 3 hoàng tử bị Trịnh Tùng sát hại, chỉ còn lại công chúa Ngọc Hoa và hoàng tử Duy Đán. Khi đó, hoàng tử Duy Đán mới 7 tuổi, được Trịnh Tùng chọn lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Thế Tông.
Do Hoàng tử Duy Đán quá nhỏ nên công chúa Ngọc Hoa phải nhiếp chính thay em trai. Bà làm nhiếp chính cho đến khi vua Lê Thế Tông trưởng thành, chính thức tiếp nhận ngôi vị của triều Lê.
Vì phải cáng đáng việc quốc gia đại sự, nên ngoài 30 tuổi, công chúa Ngọc Hoa vẫn chưa nghĩ đến hạnh phúc riêng. Sau này, vì mộ đạo Thiên Chúa, nên được một giáo sĩ đặt tên thánh là Maria Hoa. Người đời đọc chệch thành Mai Hoa công chúa.
Bà là người sáng lập ra kinh đô An Trường - Vạn Lai Sách (nay là xã Phúc Lập, bên bờ tả ngạn sông Chu, phía dưới đập Bái Thượng - Thanh Hóa). Bà là bề trên của Tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đầu tiên ở Việt Nam và ở đó cho đến chết, chứ không phải mất ở tuổi 20 ở làng Nành.
Ngoài ra, tên hiệu của Ngọc Hoa công chúa là Mai Hoa. Còn nàng công chúa mà mọi người thờ cúng ở Ninh Hiệp lại có tên thật là Mai Hoa, tên hiệu là Thái Thành. Thông tin giữa nàng Mai Hoa trong sử sách và Mai Hoa người Ninh Hiệp thờ cúng khác biệt rất xa.
Vùng đất Ninh Hiệp vốn có tên cũ là làng Nành, thuộc xứ Đông Ngàn (Kinh Bắc). Làng Nành là quê hương của bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tôn, mẹ vợ của 3 vị vua trong lịch sử, là mẹ đẻ của hoàng hậu Lê Ngọc Hân.
Đất làng Nành xưa vốn là hậu cung của nhà Lý, nên về sau này có nhiều người đẹp, làm hậu, phi cho nhiều vị vua. Chính vì thế, ở làng có mộ cổ, mộ hợp chất của dòng dõi quan chức, nhà giàu cũng là điều dễ hiểu”.
Như vậy, qua tài liệu chính sử mà nhà sử học Đặng Hùng cung cấp, có thể khẳng định rằng, người nằm trong ngôi mộ hợp chất ở làng Ninh Hiệp không phải là Mai Hoa công chúa. Không có nàng Mai Hoa công chúa, hiệu diệu Thái Thành, mất ngày 16 tháng 3 năm Thìn nào trong lịch sử Việt Nam.
Việc thờ cúng người đã khuất không ai cấm, vì đó là tín ngưỡng dân tộc, song một vấn đề lịch sử, khảo cổ quan trọng như vậy, khiến hàng vạn người quan tâm, thì cũng cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, chính quyền, để mọi việc được sáng tỏ.
Để tìm hiểu về ngôi mộ xác ướp, được cho là của nàng công chúa Mai Hoa, 20 tuổi, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Như Trung ở xóm 5 (xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), tuy nhiên, anh Trung đi vắng.
Chị Nguyễn Thị Hoa, vợ anh Trung tiếp tôi. Chị kể về “nàng công chúa nằm ngủ” dưới nền nhà với một thái độ hết sức thành kính.
Theo chị Hoa, mảnh đất này vợ chồng chị đã ở nhiều năm. Ngay trước ngôi nhà cấp 4, có một cây khế cổ, già cỗi, có tuổi cả trăm năm. Cây khế ra quả trĩu trịt quanh năm, quả chín mọng rất ngọt.
Vì cây khế mọc ở ngay cổng ra vào, làm bóng mát cho sân, nên khi dựng nhà anh chị không đốn hạ. Sau khi phát hiện ngôi mộ cổ, vợ chồng chị Hoa mới bàng hoàng, sợ hãi.
Cảnh khói hương ở ngôi mộ xác ướp phát hiện ở làng Ninh Hiệp |
Bản thân anh Trung, chị Hoa cũng không biết cây khế này có từ khi nào. Các cụ già trong làng Ninh Hiệp cũng khẳng định rằng cây khế đã mọc ở đó hàng trăm năm trước.
Xưa kia, khu nhà anh chị ở là nghĩa địa cổ. Cây khế mọc trên một lùm đất cao, đã già và lớn như vậy. Bao nhiêu năm nay, nó chẳng lớn lên chút nào, cũng không có sự thay đổi gì nhiều.
Các cụ già trong làng đồn đại cây khế trồng ở nghĩa địa, nên thánh thần, ma quỷ trú ngụ, vì thế, vợ chồng anh Trung không dám chặt cây khế đi.
Vợ chồng chị Hoa cũng tỏ ra thành kính với cây khế này một cách lạ lùng. Mỗi khi đi làm về, anh chị thường tắt xe máy từ cổng, rồi dắt xe dưới tán cây khế, chứ tuyệt nhiên không dám phóng xe qua.
Chị Hoa cho rằng, những ngôi mộ xung quanh mộ xác ướp là người hầu của Mai Hoa công chúa |
Mặc dù cây khế này cho quả trĩu trịt, mọng nước, nhưng anh chị chẳng bao giờ dám trèo lên cây khế. Hàng xóm quanh nhà anh chị muốn ăn khế cũng chỉ dám đứng dưới hái quả, hoặc dùng gậy chọc.
Theo chị Hoa, có thể tín ngưỡng dân làng từ xưa, coi cây khế mọc giữa nghĩa địa này là nơi thánh thần trú ngụ, nên mới ứng xử như vậy. Do đó, dù mảnh đất này đã được phân chia cho gia đình chị một cách hợp pháp, song anh chị vẫn không dám đụng chạm đến cây khế.
Khi xây nhà cao tầng, làm sát mặt đường, không còn cách nào khác, vợ chồng chị Hoa buộc phải chặt bỏ cây khế cổ thụ. Lúc hạ cây khế, anh chị cũng làm mâm lễ, cúng bái đầy đủ thủ tục.
Khi đào bật gốc khế, vét lớp đất nhão, thì phát hiện ngôi mộ cổ. Đối chiếu thì thấy ngôi mộ cổ nằm cạnh gốc cây khế và được cây khế tỏa bóng che mát.
Như vậy, theo chị Hoa, khả năng, người xưa, khi đặt mộ, đã trồng cây khế này để tỏa bóng mát, che cho “ngôi nhà” của công chúa!
Có lẽ, người xưa, sau khi trồng cây khế ở ngôi mộ, đã thổi vào đó nhiều huyền thoại và câu chuyện kỳ bí, để bảo vệ ngôi mộ và cây khế này. Những câu chuyện đó còn lưu truyền đến tận ngày nay.
|
Theo chị Hoa, điều lạ lùng là xung quanh ngôi mộ xác ướp này còn có 12 tiểu sành chứa xương cốt. Vì thế, vợ chồng chị Hoa tin rằng, 12 tiểu sành này chính là những người hầu của công chúa. Khi họ chết đi, được chôn cạnh công chúa, để tiếp tục phục vụ nàng dưới âm phủ!
Sự xuất hiện của ngôi mộ cổ có xác ướp, những ngôi mộ xung quanh dưới gốc khế, cùng với những câu chuyện ly kỳ chị Hoa kể về gốc khế, đã khiến ngôi mộ xác ướp này trở nên huyền bí. Những câu chuyện ly kỳ ấy được mọi người quanh xóm thuộc và kể làu làu. Thậm chí, những chuyện đồn đại còn được thêm mắm, thêm muối cho hấp dẫn, rùng rợn.
Nhiều người đồn rằng, sau khi phá mộ, chị Hoa bị ốm đau, bệnh tật suốt nhiều tháng trời, phải đi cúng bái tứ phương, xây đắp mộ công chúa chu đáo, mới khỏi bệnh.
Rồi người dân còn đồn, một người trong làng tham lam trộm tấm ván thiên đem bán, nên đã mắc bệnh rồi chết khi mới ngoài 30 tuổi!
Tuy nhiên, theo chị Hoa, việc chị ốm sau khi quật mộ là bịa đặt, là đồn đại lăng nhăng. Rồi lời đồn có người trộm tấm ván đem bán nên chết trẻ cũng là đồn đại vớ vẩn. Chẳng có ai trộm tấm ván thiên nào cả.
Trao đổi về ngôi mộ mà dân làng thờ cúng, gọi là mộ Mai Hoa công chúa, ông Nguyễn Bá Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp cho biết: “Chuyện nhà anh Trung phá ngôi mộ có xác ướp là có thật. Chỉ tiếc rằng, không giữ được ngôi mộ để các nhà khảo cổ về nghiên cứu.
Ông Nguyễn Bá Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp |
Còn chuyện người nằm trong mộ có phải công chúa Mai Hoa hay không, thì tôi không dám chắc, vì chưa có cơ sở khoa học.
Sở dĩ người dân gọi là Mai Hoa công chúa, vì gia đình chị Hoa, bà Lộc đi gặp nhà ngoại cảm để tìm hiểu thông tin về thân thế người trong mộ và nhà ngoại cảm đã cung cấp thông tin như vậy.
Người dân tin đây là công chúa nhà Hậu Lê nên xây mộ, rồi thờ cúng, mà không cần bất cứ sự công nhận nào. Việc thờ cúng người chết là tín ngưỡng của người dân, nên xã cũng không ngăn cản. Xã chỉ làm nhiệm vụ giữ trật tự, đảm bảo an ninh và sinh hoạt tâm linh một cách lành mạnh”.
Đem câu chuyện nàng công chúa Mai Hoa về Hải Dương gặp nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành (chuyên gia mộ cổ, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương), ông cho biết: “Mộ xác ướp, hay còn gọi là mộ chạt, mộ hợp chất, có ở Việt Nam từ thời Hậu Lê. Ở một số ngôi mộ có tấm minh tinh ghi rõ tên, tuổi, sự nghiệp của người nằm trong mộ.
Nhiều ngôi mộ không có thông tin gì, hoặc thông tin ghi ở bia mộ, nhưng thông thường trải hàng trăm năm, phần mộ trên mặt đất đã bị phá hủy, thất lạc thông tin.
Ông Tăng Bá Hoành không tin ngôi mộ là của Mai Hoa công chúa |
Việc xác định tên tuổi người nằm trong mộ là công việc cực kỳ khó khăn, thậm chí không thể đối với nhà khoa học. Nhưng không thể tin việc xác định tên tuổi, ngày sinh tháng mất người nằm trong mộ thông qua các nhà ngoại cảm. Chỉ có thể xác định, đây là mộ của tầng lớp quan lại, hoặc nhà giàu, có niên đại từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn”.
Nhà sử học Đặng Hùng cho biết: “Tôi đã nghiên cứu các tài liệu, song không phát hiện bất cứ cô công chúa thời Hậu Lê nào có tên là Lê Thị Mai Hoa, hiệu diệu Thái Thành công chúa, chết năm 20 tuổi.
Trong lịch sử, thời Lê chỉ có một công chúa là Ngọc Hoa, con gái vua Lê Anh Tông (1532 – 1573). Vua Lê đã lấy công chúa Chiêm Thành và sinh ra Ngọc Hoa, nên dân gian còn gọi bà là công chúa Chiêm, hay công chúa Chèm.
Năm 1573, vua Lê Anh Tông cùng 3 hoàng tử bị Trịnh Tùng sát hại, chỉ còn lại công chúa Ngọc Hoa và hoàng tử Duy Đán. Khi đó, hoàng tử Duy Đán mới 7 tuổi, được Trịnh Tùng chọn lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Thế Tông.
Do Hoàng tử Duy Đán quá nhỏ nên công chúa Ngọc Hoa phải nhiếp chính thay em trai. Bà làm nhiếp chính cho đến khi vua Lê Thế Tông trưởng thành, chính thức tiếp nhận ngôi vị của triều Lê.
Vì phải cáng đáng việc quốc gia đại sự, nên ngoài 30 tuổi, công chúa Ngọc Hoa vẫn chưa nghĩ đến hạnh phúc riêng. Sau này, vì mộ đạo Thiên Chúa, nên được một giáo sĩ đặt tên thánh là Maria Hoa. Người đời đọc chệch thành Mai Hoa công chúa.
Bà là người sáng lập ra kinh đô An Trường - Vạn Lai Sách (nay là xã Phúc Lập, bên bờ tả ngạn sông Chu, phía dưới đập Bái Thượng - Thanh Hóa). Bà là bề trên của Tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đầu tiên ở Việt Nam và ở đó cho đến chết, chứ không phải mất ở tuổi 20 ở làng Nành.
Ngoài ra, tên hiệu của Ngọc Hoa công chúa là Mai Hoa. Còn nàng công chúa mà mọi người thờ cúng ở Ninh Hiệp lại có tên thật là Mai Hoa, tên hiệu là Thái Thành. Thông tin giữa nàng Mai Hoa trong sử sách và Mai Hoa người Ninh Hiệp thờ cúng khác biệt rất xa.
Khai quật xác ướp |
Vùng đất Ninh Hiệp vốn có tên cũ là làng Nành, thuộc xứ Đông Ngàn (Kinh Bắc). Làng Nành là quê hương của bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, vợ vua Lê Hiển Tôn, mẹ vợ của 3 vị vua trong lịch sử, là mẹ đẻ của hoàng hậu Lê Ngọc Hân.
Đất làng Nành xưa vốn là hậu cung của nhà Lý, nên về sau này có nhiều người đẹp, làm hậu, phi cho nhiều vị vua. Chính vì thế, ở làng có mộ cổ, mộ hợp chất của dòng dõi quan chức, nhà giàu cũng là điều dễ hiểu”.
Như vậy, qua tài liệu chính sử mà nhà sử học Đặng Hùng cung cấp, có thể khẳng định rằng, người nằm trong ngôi mộ hợp chất ở làng Ninh Hiệp không phải là Mai Hoa công chúa. Không có nàng Mai Hoa công chúa, hiệu diệu Thái Thành, mất ngày 16 tháng 3 năm Thìn nào trong lịch sử Việt Nam.
Việc thờ cúng người đã khuất không ai cấm, vì đó là tín ngưỡng dân tộc, song một vấn đề lịch sử, khảo cổ quan trọng như vậy, khiến hàng vạn người quan tâm, thì cũng cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, chính quyền, để mọi việc được sáng tỏ.
Quân Lê
Bình luận