Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, các tàu cá Trung Quốc tập trung từ 45 đến 50 chiếc (tàu hải cảnh, ngư chính, tàu kéo, tàu vận tải) liên tục bao vây, ép không cho ngư dân Việt Nam tổ chức đánh bắt cá.
Đặc biệt, ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 20-25 hải lý, tàu Trung Quốc càng thể hiện hành động ngăn cản quyết liệt và sẵn sàng đâm va.
Tại thực địa, các tàu Trung Quốc tiếp tục tổ chức bảo vệ nhiều vòng, nhiều lớp ngăn cản Việt Nam tiến vào gần để thực thi nhiệm vụ. "Hoạt động của họ rất quyết liệt, họ sẵn sàng sử dụng vòi rồng, còi hú, đâm va, áp sát đẩy lực lượng của Việt Nam khi di chuyển vào ra ngoài 10-12 hải lý", báo cáo của Cục Kiểm ngư nêu.
Theo nhận định của Cục Kiểm ngư, phương thức các tàu Trung Quốc không thay đổi, nhưng mỗi tốp tăng về số lượng và huy động các tàu lớn hơn để ngăn chặn, vây ép, hú còi, đâm va quyết liệt khi tàu Việt Nam di chuyển vào khu vực giàn khoan thực hiện tuyên truyền. Hành động này gây ra nhiều hư hỏng đối với tàu chấp pháp Việt Nam.
Tàu Trung Quốc dừng tấn công khi thấy quay phim
Sáng qua, vùng biển Hoàng Sa có mưa lớn, gió mạnh. Lợi dụng thời tiết xấu và tàu to hơn, các tàu Trung Quốc đã lao vào các tàu Việt Nam hòng đâm va, đe dọa suốt buổi sáng.
Các tàu chấp pháp Việt Nam tiến gần vào khu vực giàn khoan để thực thi nhiệm vụ thì bị các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển của chúng ta lao ra ngăn cản.
Khoảng 9h, khi biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8 hải lý, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu ra kè sát truy cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Theo phóng viên báo Tuổi trẻ tại Hoàng Sa, tàu hải cảnh của Trung Quốc phát hiện nhiều phóng viên trên tàu 2015 đang quay phim, chụp ảnh nên đã dừng việc tấn công. Sau đó tàu hải cảnh của Trung Quốc đã giữ cự ly khoảng 15m cạnh tàu 2015 và chạy song song theo hơn 1 hải lý mới rời đi.
Chiều cùng ngày, các tàu Trung Quốc vẫn lợi dụng sóng lớn tiếp tục bám theo các tàu Việt Nam nhưng các tàu Việt Nam đều cơ động tránh được.
Theo đại úy Đặng Lê Sơn - thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 2015, với thời tiết xấu như hiện nay, trong vài ngày tới việc tránh né các đợt tấn công đâm va của tàu Trung Quốc sẽ còn rất gian nan. Bởi các tàu Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục lợi dụng tình hình sóng lớn và tàu to hơn để tiến hành đâm va gây sự cố lớn cho tàu Việt Nam.
Sáng qua, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan có 117 tàu các loại, trong đó có hai tàu quét mìn cách giàn khoan khoảng 18 hải lý.
Các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc bố trí ở phía tây nam giàn khoan, cách giàn khoan 28 hải lý. Thông tin từ cảnh sát biển Việt Nam cho hay sáng 31/5, tại khu vực biển Hoàng Sa đã xuất hiện một tốp máy bay Trung Quốc ở phía nam tây nam đảo Tri Tôn.
Mỗi ngư dân, một người lính
Theo báo Người Lao động, chỉ trong 10 ngày cuối tháng 5/2014, ngư dân Nguyễn Sương (TP Đà Nẵng) đã cho hạ thủy 2 tàu cá đều có công suất máy 1.150 CV, thuộc hàng lớn nhất TP Đà Nẵng hiện nay. Đó là chiếc ĐNa 90604 TS, hạ thủy ngày 22/5 và chiếc ĐNa 90603 TS, hạ thủy ngày 24/5. Mỗi chiếc đầu tư 5 tỷ đồng.
Tại TP Đà Nẵng, các xí nghiệp đóng tàu cá đang phải hoạt động với công suất chưa từng có để kịp phục vụ đơn hàng của ngư dân đầu tư đóng mới tàu công suất lớn.
Nghề đóng tàu cá nhộn nhịp khác thường và đang lan rộng khắp các tỉnh, thành miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Điều đáng nói là vốn đầu tư vào các dự án đóng tàu mới của ngư dân lần này, ngoài vốn tự có chỉ chiếm phần nhỏ, thì phần chính là ở vốn vay ngân hàng và vốn góp của chính các ngư dân.
Biển Đông mênh mông và đời ngư phủ “thắng - thua” sau những chuyến ra khơi là thường. Nhưng từ lúc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngư dân không chỉ đối diện với những bất trắc tiềm ẩn từ biển Đông mà còn luôn đối diện với lắm nguy cơ từ tàu Trung Quốc.
Liên tục trong thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm va, ném đá. Ngoài bị cướp hết ngư lưới cụ, tan nát tàu thuyền, nhiều trường hợp nếu không được các tàu của ta cứu hộ kịp thời thì chắc chắn ngư dân còn mất cả tính mạng.
Song, các tàu Trung Quốc càng hung hăng thì ngư dân Việt Nam càng kiên quyết bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống và thiêng liêng hơn nữa là để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ngư dân Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới mang tính lịch sử. Từ chỗ ra khơi chỉ để lo miếng cơm manh áo, nay mỗi ngư dân đang như một chiến sĩ bảo vệ ngư trường, biển đảo. Họ sẽ ra khơi với tàu to, công suất lớn. Đằng sau họ, không chỉ là những người vợ, người con ngóng đợi mà còn hơn 90 triệu trái tim của đồng bào trong nước và hàng triệu tấm lòng của người Việt Nam từ muôn phương.
Ủng hộ Việt Nam không vì tình yêu, mà vì chính nghĩa
Ngay từ ngày 12/5/2014, khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan Hải Dương vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại Pháp, Hội Hữu nghị Pháp - Việt đã lập tức ra tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc. Chủ tịch Hội này là một trí thức đặc biệt yêu và hiểu Việt Nam - ông Patrice Jorland - giáo sư sử chính trị kinh tế.
Phóng viên báo Tiền phong dẫn lời ông Patrice Jorland cho hay, ông Jorland ủng hộ Việt Nam không vì tình yêu với Việt Nam mà vì chính nghĩa.
“Là giáo sư sử học, tôi biết rõ Việt Nam có chủ quyền ở vùng biển mà Trung Quốc đang đưa giàn khoan vào. Tôi có rất nhiều bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Pháp là nước từng đô hộ Việt Nam, nắm rõ các diễn biến lịch sử cũng như địa lý ở đây, tôi nghĩ nước Pháp cần lên tiếng về vấn đề này. Nước Pháp đã có lỗi khi im lặng. Công ước về Luật Biển năm 1982 đã được Việt Nam - Trung Quốc và cả Pháp ký thì Pháp phải có trách nhiệm.
Không chỉ đấu tranh bắt Trung Quốc phải di dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Việt Nam cần kiên trì đòi Trung Quốc phải trả Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vì đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” và leo thang từng bước. Theo tôi, Việt Nam cần phải mở rộng ngoại giao, kết hợp với các nước châu Á khác tạo nên tiếng nói chính trị đối với quốc tế khiến Trung Quốc phải dè chừng. Song song đó, Việt Nam nhờ tiếng nói của quốc tế”, ông Jorland nói.
>> ĐỌC TIẾP... Đặc biệt, ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 20-25 hải lý, tàu Trung Quốc càng thể hiện hành động ngăn cản quyết liệt và sẵn sàng đâm va.
Tàu Trung Quốc thường chạy áp sát tàu cảnh sát biển Việt Nam, tạo va chạm nguy hiểm - Ảnh: Quang Tùng |
Tại thực địa, các tàu Trung Quốc tiếp tục tổ chức bảo vệ nhiều vòng, nhiều lớp ngăn cản Việt Nam tiến vào gần để thực thi nhiệm vụ. "Hoạt động của họ rất quyết liệt, họ sẵn sàng sử dụng vòi rồng, còi hú, đâm va, áp sát đẩy lực lượng của Việt Nam khi di chuyển vào ra ngoài 10-12 hải lý", báo cáo của Cục Kiểm ngư nêu.
Theo nhận định của Cục Kiểm ngư, phương thức các tàu Trung Quốc không thay đổi, nhưng mỗi tốp tăng về số lượng và huy động các tàu lớn hơn để ngăn chặn, vây ép, hú còi, đâm va quyết liệt khi tàu Việt Nam di chuyển vào khu vực giàn khoan thực hiện tuyên truyền. Hành động này gây ra nhiều hư hỏng đối với tàu chấp pháp Việt Nam.
Video tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến sát khu vực giàn khoan:
Tàu Trung Quốc dừng tấn công khi thấy quay phim
Sáng qua, vùng biển Hoàng Sa có mưa lớn, gió mạnh. Lợi dụng thời tiết xấu và tàu to hơn, các tàu Trung Quốc đã lao vào các tàu Việt Nam hòng đâm va, đe dọa suốt buổi sáng.
Các tàu chấp pháp Việt Nam tiến gần vào khu vực giàn khoan để thực thi nhiệm vụ thì bị các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển của chúng ta lao ra ngăn cản.
Khoảng 9h, khi biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8 hải lý, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu ra kè sát truy cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Máy bay Trung Quốc bay trên các tàu chấp pháp Việt Nam - Ảnh: My Lăng/TTO |
Theo phóng viên báo Tuổi trẻ tại Hoàng Sa, tàu hải cảnh của Trung Quốc phát hiện nhiều phóng viên trên tàu 2015 đang quay phim, chụp ảnh nên đã dừng việc tấn công. Sau đó tàu hải cảnh của Trung Quốc đã giữ cự ly khoảng 15m cạnh tàu 2015 và chạy song song theo hơn 1 hải lý mới rời đi.
Chiều cùng ngày, các tàu Trung Quốc vẫn lợi dụng sóng lớn tiếp tục bám theo các tàu Việt Nam nhưng các tàu Việt Nam đều cơ động tránh được.
Theo đại úy Đặng Lê Sơn - thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 2015, với thời tiết xấu như hiện nay, trong vài ngày tới việc tránh né các đợt tấn công đâm va của tàu Trung Quốc sẽ còn rất gian nan. Bởi các tàu Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục lợi dụng tình hình sóng lớn và tàu to hơn để tiến hành đâm va gây sự cố lớn cho tàu Việt Nam.
Sáng qua, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan có 117 tàu các loại, trong đó có hai tàu quét mìn cách giàn khoan khoảng 18 hải lý.
Các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc bố trí ở phía tây nam giàn khoan, cách giàn khoan 28 hải lý. Thông tin từ cảnh sát biển Việt Nam cho hay sáng 31/5, tại khu vực biển Hoàng Sa đã xuất hiện một tốp máy bay Trung Quốc ở phía nam tây nam đảo Tri Tôn.
Video tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam:
Mỗi ngư dân, một người lính
Theo báo Người Lao động, chỉ trong 10 ngày cuối tháng 5/2014, ngư dân Nguyễn Sương (TP Đà Nẵng) đã cho hạ thủy 2 tàu cá đều có công suất máy 1.150 CV, thuộc hàng lớn nhất TP Đà Nẵng hiện nay. Đó là chiếc ĐNa 90604 TS, hạ thủy ngày 22/5 và chiếc ĐNa 90603 TS, hạ thủy ngày 24/5. Mỗi chiếc đầu tư 5 tỷ đồng.
Tại TP Đà Nẵng, các xí nghiệp đóng tàu cá đang phải hoạt động với công suất chưa từng có để kịp phục vụ đơn hàng của ngư dân đầu tư đóng mới tàu công suất lớn.
Nghề đóng tàu cá nhộn nhịp khác thường và đang lan rộng khắp các tỉnh, thành miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Điều đáng nói là vốn đầu tư vào các dự án đóng tàu mới của ngư dân lần này, ngoài vốn tự có chỉ chiếm phần nhỏ, thì phần chính là ở vốn vay ngân hàng và vốn góp của chính các ngư dân.
Ngư dân Quảng Ngãi nắm chặt tay nhau bám biển - Ảnh: VNE |
Biển Đông mênh mông và đời ngư phủ “thắng - thua” sau những chuyến ra khơi là thường. Nhưng từ lúc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngư dân không chỉ đối diện với những bất trắc tiềm ẩn từ biển Đông mà còn luôn đối diện với lắm nguy cơ từ tàu Trung Quốc.
Liên tục trong thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm va, ném đá. Ngoài bị cướp hết ngư lưới cụ, tan nát tàu thuyền, nhiều trường hợp nếu không được các tàu của ta cứu hộ kịp thời thì chắc chắn ngư dân còn mất cả tính mạng.
Song, các tàu Trung Quốc càng hung hăng thì ngư dân Việt Nam càng kiên quyết bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống và thiêng liêng hơn nữa là để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ngư dân Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới mang tính lịch sử. Từ chỗ ra khơi chỉ để lo miếng cơm manh áo, nay mỗi ngư dân đang như một chiến sĩ bảo vệ ngư trường, biển đảo. Họ sẽ ra khơi với tàu to, công suất lớn. Đằng sau họ, không chỉ là những người vợ, người con ngóng đợi mà còn hơn 90 triệu trái tim của đồng bào trong nước và hàng triệu tấm lòng của người Việt Nam từ muôn phương.
Ủng hộ Việt Nam không vì tình yêu, mà vì chính nghĩa
Ngay từ ngày 12/5/2014, khi Trung Quốc vừa đưa giàn khoan Hải Dương vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại Pháp, Hội Hữu nghị Pháp - Việt đã lập tức ra tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc. Chủ tịch Hội này là một trí thức đặc biệt yêu và hiểu Việt Nam - ông Patrice Jorland - giáo sư sử chính trị kinh tế.
Ông Patrice Jorland |
“Là giáo sư sử học, tôi biết rõ Việt Nam có chủ quyền ở vùng biển mà Trung Quốc đang đưa giàn khoan vào. Tôi có rất nhiều bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Pháp là nước từng đô hộ Việt Nam, nắm rõ các diễn biến lịch sử cũng như địa lý ở đây, tôi nghĩ nước Pháp cần lên tiếng về vấn đề này. Nước Pháp đã có lỗi khi im lặng. Công ước về Luật Biển năm 1982 đã được Việt Nam - Trung Quốc và cả Pháp ký thì Pháp phải có trách nhiệm.
Không chỉ đấu tranh bắt Trung Quốc phải di dời giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, Việt Nam cần kiên trì đòi Trung Quốc phải trả Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vì đó là lãnh thổ của Việt Nam.
Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cá lớn nuốt cá bé” và leo thang từng bước. Theo tôi, Việt Nam cần phải mở rộng ngoại giao, kết hợp với các nước châu Á khác tạo nên tiếng nói chính trị đối với quốc tế khiến Trung Quốc phải dè chừng. Song song đó, Việt Nam nhờ tiếng nói của quốc tế”, ông Jorland nói.
Video Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc Trung Quốc:
Bình luận