Chuyện quanh tấm vé xem đội Arsenal thi đấu ở Mỹ Đình tới đây hóa ra lại đụng chạm đến các vấn đề xã hội hơn người ta tưởng.
Nhưng có người nói: cái cảnh săn tấm vé Arsenal chẳng khác nào cảnh chen nhau mua nhà "thu nhập thấp". Tức là trong đám người mua tồn tại hai trạng thái: người có nhu cầu về nhà ở thật sự và người coi đây là cơ hội để kiếm tiền, không có nhu cầu, thậm chí nhà rất giàu vẫn tìm cách mua nhà thu nhập thấp để bán lại.
Từ đầu câu chuyện Arsenal nổi bật lên cái gọi là "cơ hội kiếm tiền". Thực ra Arsenal cũng là một CLB rất giỏi "làm kinh tế" dù không giỏi trong việc gặt hái các danh hiệu.
Tấm vé xem Arsenal với căn hộ "nhà ở xã hội" tương đồng ở chỗ: tưởng giá thấp mà không phải thấp. Thời buổi này, nếu không phải là người quá cuồng nhiệt hoặc mua vé để "buôn đi bán lại" thì việc xếp hàng đội nắng chả chục tiếng để mua những tấm vé bóng đá mệnh giá 400 ngàn, 700 ngàn, 1 triệu, 1 triệu rưỡi là chuyện rất khó tin.
Ừ thì vé bóng đá còn rẻ hơn vé xem một ngôi sao Hàn Quốc biểu diễn ở Mỹ Đình. Nhưng hình như trong các sự kiện âm nhạc, ít có tình trạng chen lấn xô đẩy khi xếp hàng mua vé. Phải chăng là những sự kiện ấy có "tính văn hóa" cao hơn bóng đá hay kênh phân phối vé chuyên nghiệp hợp lý hơn cách phân phối vé của BTC và VFF?
Có xếp hàng, có chen lấn nhưng khả năng không sốt vé xem Arsenal đã được tính đến. Đừng so sánh với sự kiện Olympic Brazil năm 2008- đó là thời điểm mà nguồn tiền trong xã hội dồi dào, thực chất là khá dễ sống chứ không phải trong tâm bão suy thoái kinh tế với những quả bom bất động sản, ngân hàng như hiện tại.
Có ăn thì mới có chơi. Ở thời điểm hiện tại, có quá nhiều điều phải toan tính hơn là cố gắng sở hữu một tấm vé bóng đá.
Đôi khi người ta cứ phải chấp nhận những nghịch lý là có nhiều đội bóng ở V-League đứng bên bờ phá sản vì nợ lương, thưởng của cầu thủ trong khi phải chi hơn 50 tỷ để mời một CLB ngoại, thi đấu một trận với đội tuyển quốc gia.
Trong văn hóa, đã từng có hiện tượng là dù đời sống kinh tế khó khăn nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu văn hóa (như chi phí vài triệu USD cho mấy ngôi sao Hàn Quốc) và chấp nhận ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Cái này gọi là "thua trên sân nhà".
Chuyện bóng đá, với việc đưa Arsenal sang thi đấu trong một trận đấu mang âm hưởng "Hội chợ phù hoa" ở Mỹ Đình trong khi tương lai các CLB ở V-League và cả giải V-League đang rất bấp bênh cũng có hơi hướng thua trên sân nhà.
Có một bài viết trên internet mới đây phân tích khá hay và nói lại chuyện "lùm xùm" giữa BTC trận đấu và lãnh đạo khu Mỹ Đình. Bài phân tích mở rộng và e ngại rằng "bài học" Mỹ Đình có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại vào VN, đặc biệt là thói làm ăn chụp giật.
Phải chăng "thua ở sân nhà" cũng là câu chuyện của bầu Đức- người có ảnh hưởng và đưa Arsenal đến VN: tính chuyện làm ăn lớn trên đất Myanmar và buộc lòng phải buông các dự án bất động sản, khai thác khoáng sản và đặc biệt là phải bán các dự án thủy điện sắp đến ngày hái quả.
Vì thế hãy tin: "Vé xem Arsenal- không phải là tấm vé xã hội" đâu.
Việc xếp hàng chen nhau mua vé một mặt chứng tỏ tình yêu bóng đá của người hâm mộ Việt Nam nhưng những lộn xộn xung quanh nó lại mang đặc tính "sợ mất phần" nên mới có cảnh chen chúc khổ sở.
Nhưng có người nói: cái cảnh săn tấm vé Arsenal chẳng khác nào cảnh chen nhau mua nhà "thu nhập thấp". Tức là trong đám người mua tồn tại hai trạng thái: người có nhu cầu về nhà ở thật sự và người coi đây là cơ hội để kiếm tiền, không có nhu cầu, thậm chí nhà rất giàu vẫn tìm cách mua nhà thu nhập thấp để bán lại.
Xếp hàng mua vé xem Arsenal (Ảnh: VSI) |
Từ đầu câu chuyện Arsenal nổi bật lên cái gọi là "cơ hội kiếm tiền". Thực ra Arsenal cũng là một CLB rất giỏi "làm kinh tế" dù không giỏi trong việc gặt hái các danh hiệu.
Tấm vé xem Arsenal với căn hộ "nhà ở xã hội" tương đồng ở chỗ: tưởng giá thấp mà không phải thấp. Thời buổi này, nếu không phải là người quá cuồng nhiệt hoặc mua vé để "buôn đi bán lại" thì việc xếp hàng đội nắng chả chục tiếng để mua những tấm vé bóng đá mệnh giá 400 ngàn, 700 ngàn, 1 triệu, 1 triệu rưỡi là chuyện rất khó tin.
Ừ thì vé bóng đá còn rẻ hơn vé xem một ngôi sao Hàn Quốc biểu diễn ở Mỹ Đình. Nhưng hình như trong các sự kiện âm nhạc, ít có tình trạng chen lấn xô đẩy khi xếp hàng mua vé. Phải chăng là những sự kiện ấy có "tính văn hóa" cao hơn bóng đá hay kênh phân phối vé chuyên nghiệp hợp lý hơn cách phân phối vé của BTC và VFF?
Có xếp hàng, có chen lấn nhưng khả năng không sốt vé xem Arsenal đã được tính đến. Đừng so sánh với sự kiện Olympic Brazil năm 2008- đó là thời điểm mà nguồn tiền trong xã hội dồi dào, thực chất là khá dễ sống chứ không phải trong tâm bão suy thoái kinh tế với những quả bom bất động sản, ngân hàng như hiện tại.
Có ăn thì mới có chơi. Ở thời điểm hiện tại, có quá nhiều điều phải toan tính hơn là cố gắng sở hữu một tấm vé bóng đá.
Arsenal rất giỏi làm kinh tế |
Đôi khi người ta cứ phải chấp nhận những nghịch lý là có nhiều đội bóng ở V-League đứng bên bờ phá sản vì nợ lương, thưởng của cầu thủ trong khi phải chi hơn 50 tỷ để mời một CLB ngoại, thi đấu một trận với đội tuyển quốc gia.
Trong văn hóa, đã từng có hiện tượng là dù đời sống kinh tế khó khăn nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu văn hóa (như chi phí vài triệu USD cho mấy ngôi sao Hàn Quốc) và chấp nhận ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Cái này gọi là "thua trên sân nhà".
Chuyện bóng đá, với việc đưa Arsenal sang thi đấu trong một trận đấu mang âm hưởng "Hội chợ phù hoa" ở Mỹ Đình trong khi tương lai các CLB ở V-League và cả giải V-League đang rất bấp bênh cũng có hơi hướng thua trên sân nhà.
Có một bài viết trên internet mới đây phân tích khá hay và nói lại chuyện "lùm xùm" giữa BTC trận đấu và lãnh đạo khu Mỹ Đình. Bài phân tích mở rộng và e ngại rằng "bài học" Mỹ Đình có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại vào VN, đặc biệt là thói làm ăn chụp giật.
Phải chăng "thua ở sân nhà" cũng là câu chuyện của bầu Đức- người có ảnh hưởng và đưa Arsenal đến VN: tính chuyện làm ăn lớn trên đất Myanmar và buộc lòng phải buông các dự án bất động sản, khai thác khoáng sản và đặc biệt là phải bán các dự án thủy điện sắp đến ngày hái quả.
Vì thế hãy tin: "Vé xem Arsenal- không phải là tấm vé xã hội" đâu.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận