• Zalo

Sàn nấm là gì?

Bất động sảnThứ Bảy, 04/01/2025 14:45:00 +07:00 Google News
(VTC News) -

Là một trong những giải pháp thi công đang được áp dụng rộng rãi song nhiều người vẫn chưa biết sàn nấm là gì.

Sàn nấm là một trong những giải pháp được ứng dụng rộng rãi tại nhiều công trình và mang đến nhiều lợi ích cho cả nhà thầu và chủ đầu tư.

Sàn nấm là gì?

Sàn nấm là loại sàn không dầm, có cấu tạo đặc biệt, có thể bám sàn trực tiếp trên các cột. Sàn nấm được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà cao tầng, chung cư... nhờ khả năng chịu tải lớn và tối ưu chi phí thi công.

Sàn nấm bao gồm các thành phần chính: bản sàn (phần chịu lực chính, đổ bê tông cốt thép); cột (phần đỡ trực tiếp cho bản sàn); giằng cột (phần liên kết giữa các cột) và móng cột (phần đỡ trực tiếp cột). 

Sàn nấm có cấu tạo đặc biệt, bám sàn dựa trực tiếp trên các cột. (Ảnh: Hbcg)

Sàn nấm có cấu tạo đặc biệt, bám sàn dựa trực tiếp trên các cột. (Ảnh: Hbcg)

Ưu điểm của sàn nấm 

So với các loại sàn truyền thống, sàn nấm có nhiều ưu điểm vượt trội. Sàn nấm không có hệ dầm nên chiều cao thông thủy được tối ưu, tạo không gian sử dụng thoáng đãng.

Bên cạnh đó, sàn nấm có cấu tạo đơn giản nên thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí nhân công. Sàn nấm còn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Loại sàn này được làm từ nhựa tái chế, không gây độc hại cho người dùng. Với bề mặt phẳng, sàn nấm tạo tính thẩm mỹ cho công trình. 

Ngoài ra, sàn nấm còn có thể sử dụng linh hoạt trong thiết kế, thời gian thi công ngắn và chịu được động đất khá tốt.

Nhược điểm của sàn nấm 

Bên cạnh ưu điểm, sàn nấm còn có một số nhược điểm cần lưu ý như yêu cầu kỹ thuật thi công và giám sát cao. Nếu thi công không đúng kỹ thuật, sàn nấm có thể bị rỗ đáy. 

Bên cạnh đó, nếu không kiểm soát chất lượng cốp pha, có thể gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi sàn. Hậu quả là chiều dày tăng hơn so với thiết kế, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu công trình.

Bằng Lăng(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn