• Zalo

Sân bóng tiêu chuẩn SEA Games bỏ hoang nhiều năm ở Ninh Bình

Thể thaoThứ Ba, 31/07/2018 10:46:00 +07:00Google News

Sân vận động Ninh Bình từng chuẩn bị để phục vụ SEA Games 22, tuy nhiên không được sử dụng cho Đại hội thể thao này và sau đó bỏ hoang nhiều năm

Video sân Ninh Bình bỏ hoang nhiều năm

1

Sân vận động lớn nhất tỉnh Ninh Bình nằm giữa trung tâm thành phố, gần quốc lộ 1A. 

Đây vốn là sân vận động Tràng An cũ. Năm 2003 tỉnh Ninh Bình trích ngân sách đầu tư hàng chục tỷ đồng nâng cấp, cải tạo sân để phục vụ cho Sea Games 22. Tuy nhiên, sân vận động Ninh Bình sau đó không được chọn tổ chức một trận bóng đá hay bất kỳ hoạt động thể thao nào liên quan đến SEA Games 22. Hoạt động trong khuôn khổ SEA Games 22 duy nhất diễn ra ở Ninh Bình là bóng chuyền nữ ở nhà thi đấu tỉnh cách đó vài km.

2

Sân Ninh Bình có sức chứa khoảng 22.000 chỗ ngồi với khán đài A thiết kế hai tầng có mái che. Ngoài sân bóng đá, ở đây còn có đường pitch phục vụ môn điền kinh, sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, nhà điều hành.

3 3

Hàng ghế trên sân phơi mưa nắng đã nhiều năm. 

Năm 2007, CLB Bóng đá Ninh Bình được thành lập và chọn đây là sân nhà. Có thời điểm, sân vận động sức chứa 22.000 chỗ ngồi này luôn kín chỗ ngồi, được ví như một trong những “chảo lửa” của bóng đá Việt Nam. Năm 2014, tại giải bóng đá AFC Cup, 9 cầu thủ của CLB Ninh Bình tham gia cá độ, dàn xếp tỷ số khiến đội bóng giải thể. Từ đó sân bóng này bị bỏ hoang. Không có nhân viên bảo vệ, chăm sóc khiến sân vận động hiện đại xuống cấp nhanh chóng.

4 4

Hiện hàng ngày có một số vận động viên điền kinh địa phương ra vào sân để tập trên đường pitch. 

5 5

Sân vận động tiêu chuẩn SEA Games nay dành cho các em nhỏ nhà gần vào chơi bóng mỗi buổi chiều. 

6 6

Do không được sử dụng, bảo dưỡng nên nhiều hàng ghế trên khán đài ở sân vận động Ninh Bình đã bị hư hỏng. 

Ông Đinh Hùng Sơn (65 tuổi, Tổ trưởng dân phố Phúc Tân, phường Tân Thành, TP Ninh Bình) cho hay, trước đây mỗi năm một lần sân vận động Ninh Bình được chọn làm nơi tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao toàn tỉnh, "nhưng gần đây thì thôi hẳn". Các hoạt động thể dục thể thao quy mô lớn ở Ninh Bình chủ yếu diễn ra ở Nhà thi đấu.

7 7

Hàng rào ngăn cách các khán đài đã hoen gỉ. 

Ông Vũ Hồng Minh, Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao Ninh Bình cho biết, từ giữa năm 2016 đơn vị được UBND tỉnh giao quản lý sử dụng sân vận động sau hai năm bỏ hoang. "Sân hiện xuống cấp, hư hỏng do thời gian dài không có đơn vị nào quản lý", ông Minh nói.

8 8

Hệ thống điện chiếu sáng phơi mưa nắng, không được bảo trì hiện đã hư hỏng. 

9 9

Một số nhà vệ sinh, hầm khán đài được người dân tận dụng làm nơi xếp vỏ chai bia. 

10 10

Đường pitch xuống cấp, đọng nước. 

Sau khi tiếp quản sân Ninh Bình, Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh đã xây dựng phương án cải tạo các hạng mục trong sân; những hàng ghế nhựa hư hỏng sẽ được dỡ bỏ và thay bằng bậc thềm bê tông.

>>> Đọc thêm: Toàn cảnh sân đấu của U23 Việt Nam tại ASIAD 18

(Nguồn: VnExpress )
Bình luận
vtcnews.vn