Sốt là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể có thể thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trung bình là 37oC. Sốt là khi cơ thể đang cố gắng để chống chọi lại với một sự nhiễm virus hoặc vi khuẩn bằng cách làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể lên. Do đó, các enzyme trong tế bào và các tế bào máu trắng làm việc nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao hơn bình thường.
Một số sai lầm khi bị sốt cao
Uống quá nhiều đường
Khi bị sốt, chúng ta thường có xu hướng uống nhiều nước ép hoa quả. Tuy nhiên, khi ốm không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Ngay cả mật ong và các loại đường tự nhiên khác, cũng phải nói không. Bởi vì khi đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn.
Uống ít nước lọc
Khi sốt vi rút và vi khuẩn thường phát triển nhiều hơn, mạnh mẽ hơn trong các tế bào bị mất nước. Các tế bào máu trắng cũng thực hiện chức năng kém đi, các độc tố không thể bị loại bỏ khi cơ thể thiếu nước. Do vậy, khi ốm cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, vì lúc này, nước hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn, đào thải các độc tố và bù đắp lượng nước đã mất khi phải tiết mồ hôi nhiều.
Mặc nhiều quần áo
Khi bị sốt, không nên mặc quá nhiều áo quần hoặc để cơ thể quá lạnh mà hãy giữ thân nhiệt cơ thể ổn định miễn sao bạn cảm thấy dễ chịu nhất. Ngoài ra, cũng nên chú ý hơn đến nhiệt độ trong phòng và tốt nhất là từ 20-25 độ C.
Uống trà
Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
Ăn trứng
Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn trứng khi bị ốm, bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.
Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.
Nếu đã cố gắng giảm sốt bằng nhiều biện pháp nhưng tình trạng vẫn không khá hơn, sốt cao kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng: phát ban, nôn ói, đau ngực, ỉa chày,… nên đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, cần chú ý theo dõi thân nhiệt thường xuyên hơn và bất cứ thay đổi bất thường nào cũng nên đưa trẻ cấp cứu ngay lập tức.
Video: Ăn tiết canh vịt, mắc bệnh lạ tử vong sau 2 ngày
Bình luận