Cà chua chín có thể cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A bằng 13% nhu cầu hàng ngày, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 - 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg) và các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phốt pho. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn cà chua đúng cách.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn cà chua:
Không ăn cà chua xanh
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các chất "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Không ăn cà chua khi đói
Cà chua có chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic nên khi ăn cà chua vào lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Vì vậy, bạn không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những người muốn giảm béo bằng cà chua, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
Trong dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Sử dụng chảo nhôm, gang khi chế biến cà chua
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sử dụng xoong, chảo bằng nhôm, gang để nấu cà chua sẽ khiến các axit trong cà chua kết hợp với nhôm gang gây ra những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe, đồng thời làm bào mòn dụng cụ nấu ăn khiến chúng bị giảm tuổi thọ.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
Khi sử dụng cà chua đã nấu chín kỹ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Người sỏi mật không nên ăn cà chua
Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, lượng axit hữu cơ trong cà chua sống tương đối lớn, có thể gây co thắt túi mật. Vì vậy, người bị bệnh sỏi mật không nên ăn nhiều cà chua.
Người bị bệnh gút nên hạn chế ăn cà chua
Trong cà chua có một lượng nhỏ purin nên những người bị thống phong (bệnh gút) cần thận trọng, cần được thầy thuốc chuyên khoa tư vấn khi muốn sử dụng.
Video: Một số tác dụng phụ đáng sợ biến mướp đắng thành độc dược
Bình luận