• Zalo

Rút ngắn khoảng cách giáo dục Mỹ - Việt Nam qua mô hình Giáo sư hướng dẫn

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Sáu, 08/09/2017 08:00:00 +07:00Google News

Quan sát giáo dục Đại học khoảng 10 năm trở lại đây, ở một số trường bắt đầu xuất hiện cách làm mới: Sinh viên hoặc nghiên cứu sinh sẽ được hướng dẫn bởi các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài.

Những buổi trò chuyện, tư vấn 1-kèm-1 này giờ đây không còn là giấc mơ trên các bộ phim Hollywood nữa, mà đã trở thành con đường mà các trường Đại học chất lượng cao lựa chọn để rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam và Quốc tế.

Sinh viên chọn, sinh viên tin tưởng

Em Bích, sinh viên năm nhất trường ĐH Tân Tạo (Long An) đang vô cùng háo hức khi chuẩn bị nhập học vào Khoa khoa Nhân văn và ngôn ngữ của trường. Em nhận được thông báo sẽ cùng các bạn được gặp gỡ các giáo sư nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài theo chương trình “Giáo sư hướng dẫn” vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2017.

Đây là chương trình mới được ĐH Tân Tạo triển khai từ năm học 2017-2018 cho tất cả sinh viên. Thầy Đặng Thanh Nhơn - Phó Trưởng khoa Nhân văn và ngôn ngữ, là Học giả chương trình Fullbright, từng hướng dẫn cho sinh viên Tân Tạo thành công trong việc nhận các học bổng của Hoa Kỳ sẽ là người hướng dẫn mà em đăng ký lựa chọn để cùng đồng hành.

1

Thầy Đặng Thanh Nhơn (ngoài cùng bên trái) – Phó trưởng khoa Nhân văn và ngôn ngữ ĐH Tân Tạo trong buổi giao lưu với các em học sinh quốc tế 

Đây chính là yếu tố “dân chủ” mang đậm dấu ấn của phong cách giáo dục Mỹ, cho phép các em tìm hiểu và tự mình quyết định gắn bó với một vị giáo viên mà mình yêu thích và nhà trường chỉ làm vai trò cầu nối. Từ năm nhất, các em sẽ tự đăng ký chọn một giáo sư hướng dẫn cho mình. Các em có trách nhiệm phải email liên lạc với giáo sư hướng dẫn trong vòng 1 tuần từ khi đăng ký để sắp xếp một buổi gặp mặt trực tiếp. Khi sinh viên gặp khó khăn trong việc học tập, các em có thể liên lạc với giáo sư hướng dẫn của mình để được giúp đỡ. Mỗi sinh viên phải liên lạc với giáo sư hướng dẫn của mình ít nhất 2 lần một năm, để thảo luận về kết quả học tập và định hướng cho học kỳ tiếp theo.

Mục đích của chương trình này là nhằm rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, tạo ra môi trường học thân thiện kiểu Mỹ để sinh viên có thể tự do thảo luận và sáng tạo. Đồng thời, giúp các sinh viên giảm bớt áp lực học tập, thúc đẩy tinh thần nghiên cứu khoa học và giúp đỡ các em không bị thua kém về mặt học thuật so với sinh viên quốc tế.

Như vậy, chủ trương của trường vẫn là tạo điều kiện cho sinh viên được hướng dẫn với cùng một giáo sư trong suốt quá trình học. Tuy nhiên ở năm nhất, sau một học kỳ, các giáo sư sẽ giới thiệu sinh viên đến những giáo sư hướng dẫn khác có cùng đam mê về đề tài nghiên cứu, hay phù hợp hơn với hoàn cảnh và năng lực của sinh viên, để các bạn cũng có điều kiện hưởng thụ tri thức phong phú hơn từ nhiều thầy cô.

Chiêu hiền nạp sĩ, chọn thầy tài đức để nâng cao chất lượng

Theo đó, danh sách các giáo sư hướng dẫn bao gồm người Việt và Hoa Kỳ, đều là những tên tuổi nổi bật trong ngành giáo dục, hoặc là yếu nhân tại các đơn vị chuyên ngành, không khỏi khiến người ta ngạc nhiên về khả năng “chiêu mộ” người tài của Trường Tân Tạo như: Thầy Cao Tiến Dũng, Tiến sĩ Khoa học Máy tính, Đại học Bordeaux 1, Pháp - Trưởng khoa Kỹ thuật trường ĐH Tân Tạo; Ông Anthony V. A. Nguyễn, Giám đốc Phòng nghiên cứu chiến lược và đối ngoại Bệnh viện Dong-A; Thầy Trần Duy Hiến, Tiến sĩ Toán học, Đại học New Mexico State, Hoa Kỳ; Thầy Tung Mai, Phó giáo sư lâm sàng Đại học Michigan State, Hoa Kỳ - Bác sĩ thường trực Bệnh viện Mercy, Springfield, Hoa Kỳ; thầy Quincy Tran, Phó giáo sư – Tiến sĩ Khoa Cấp cứu y tế Adam Cowley Shock Trauma Center; thầy Nguyễn Đình Trường, Tiến sĩ Công nghệ sinh học Đại học Konkuk, Hàn Quốc, quyền Trưởng khoa Công nghệ sinh học Đại học Tân Tạo… và nhiều học giả “nặng kí” khác.

2

 Chương trình đào tạo của TTU đề cao tính tương tác giữa thầy và trò 

Chính sách đổi mới về mô hình giảng dạy, “chiêu hiền nạp sĩ”, mở rộng lối cho giáo viên giỏi tiếp cận trực tiếp với học sinh nhiệt huyết là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ĐH Tân Tạo đang hướng đến xây dựng một môi trường học thuật ngày càng gần với chuẩn Hoa Kỳ. Chương trình giáo sư hướng dẫn này là một thành tựu vượt bậc của mô hình giáo dục Hoa Kỳ, mang đậm tính nhân văn và phù hợp với định hướng chiến lược của TTU.

Trả lời câu hỏi về khả năng sắp xếp số lượng cung – cầu cho phù hợp với toàn bộ sinh viên của trường, đại diện nhà trường cũng khẳng định: “Hiện nay với tỷ lệ giáo sư - sinh viên: 1:4 thì các thầy cô sẽ không bị quá tải trong công tác hướng dẫn. Và tỷ lệ này sẽ luôn được duy trì ở mức chênh lệch thấp như vậy, bởi vì đây là một trong các thành tựu nổi bật của mô hình giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ”.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn