Quãng sông rộng, nước chảy xiết, nên tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa tính mạng của những người dân nơi đây.
Xã Hòa Lễ có khoảng 300 ha đất canh tác bên kia sông. Diện tích này do người dân xâm canh dọc bờ sông Krông Ana, thuộc địa phận xã Cư Kty (huyện Krông Bông) và 2 xã Ea Yiêng, Vụ Bổn (huyện Krông Pắk).
Trước đây, người dân thường đi qua cầu khỉ để đi lại, vận chuyển hàng hóa qua sông. Về sau, những cây cầu này bị lũ lớn cuốn trôi, nên họ đã đóng thuyền, bè để sử dụng. Tuy nhiên, do thuyền bè nhỏ rất nguy hiểm trong mùa mưa lũ, nên người dân đã sáng chế ra cáp treo để vận chuyển, đi lại.
Theo quan sát của phóng viên, một số “cáp treo” được làm từ khá lâu nên dây thép bị rỉ sét, bị mòn… các cọc đóng ở hai bên bờ cũng có dấu hiệu xuống cấp, không chắc chắn.
Ông Võ Châu Thắng, cán bộ phụ trách giao thông- thủy lợi xã Hòa Lễ chia sẻ: “Dọc bờ sông dài hơn 10 km, người dân các thôn xã Hòa Lễ đã bắc gần 20 cáp treo tự chế để qua sông cho thuận tiện. Trong đó, nhiều nhất là thôn 5 với 9 tuyến cáp. Mới đây, người dân thôn 9 của xã đã góp tiền làm được 1 chiếc cầu trụ bằng sắt, lát ván bắc qua sông để người dân thuận tiện đi lại. Tuy nhiên cây cầu này chỉ là cầu tạm, khi nước lớn có thể bị ngập, thậm chí là bị cuốn trôi”.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch xã Hòa Lễ cho biết: Trung bình một ngày người làm rẫy phải đu cáp qua sông 4 lần, nên việc cáp đứt và cây bật gốc không có gì lạ. Đã có nhiều trường hợp người dân đu dây rơi xuống sông, nhưng được phát hiện và ứng cứu kịp thời, nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
“Mặc dù chúng tôi đã khuyến cáo người dân không được đu dây qua sông trong mùa nước lũ để bảo đảm an toàn, nhưng vì cuộc sống nhiều người vẫn “liều mình” đu qua sông. Trong điều kiện ngân sách của xã còn hạn hẹp, xã rất mong các cấp chính quyền kịp thời quan tâm, đầu tư xây dựng 1 cây cầu kiên cố để người dân được đi lại an toàn hơn”, ông Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.
Tây Nguyên đang trong mùa mưa, nên dòng Krông Ana càng chảy xiết và hung dữ hơn. Thế nhưng vì miếng cơm manh áo, người dân xã Hòa Lễ vẫn ngày ngày phải “đánh đu” trước miệng tử thần. Các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần xem xét, hỗ trợ xây dựng cho bà con một cây cầu treo kiên cố để họ yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
» Đu dây tử thần, cô gái trẻ chết thảm
Theo Báo Tin tức
Xã Hòa Lễ có khoảng 300 ha đất canh tác bên kia sông. Diện tích này do người dân xâm canh dọc bờ sông Krông Ana, thuộc địa phận xã Cư Kty (huyện Krông Bông) và 2 xã Ea Yiêng, Vụ Bổn (huyện Krông Pắk).
Người dân xã Hòa Lễ phải dùng cáp treo tự chế để qua sông. |
Trước đây, người dân thường đi qua cầu khỉ để đi lại, vận chuyển hàng hóa qua sông. Về sau, những cây cầu này bị lũ lớn cuốn trôi, nên họ đã đóng thuyền, bè để sử dụng. Tuy nhiên, do thuyền bè nhỏ rất nguy hiểm trong mùa mưa lũ, nên người dân đã sáng chế ra cáp treo để vận chuyển, đi lại.
Theo quan sát của phóng viên, một số “cáp treo” được làm từ khá lâu nên dây thép bị rỉ sét, bị mòn… các cọc đóng ở hai bên bờ cũng có dấu hiệu xuống cấp, không chắc chắn.
Ông Võ Châu Thắng, cán bộ phụ trách giao thông- thủy lợi xã Hòa Lễ chia sẻ: “Dọc bờ sông dài hơn 10 km, người dân các thôn xã Hòa Lễ đã bắc gần 20 cáp treo tự chế để qua sông cho thuận tiện. Trong đó, nhiều nhất là thôn 5 với 9 tuyến cáp. Mới đây, người dân thôn 9 của xã đã góp tiền làm được 1 chiếc cầu trụ bằng sắt, lát ván bắc qua sông để người dân thuận tiện đi lại. Tuy nhiên cây cầu này chỉ là cầu tạm, khi nước lớn có thể bị ngập, thậm chí là bị cuốn trôi”.
Người dân xã Hòa Lễ phải dùng cáp treo tự chế để qua sông. |
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch xã Hòa Lễ cho biết: Trung bình một ngày người làm rẫy phải đu cáp qua sông 4 lần, nên việc cáp đứt và cây bật gốc không có gì lạ. Đã có nhiều trường hợp người dân đu dây rơi xuống sông, nhưng được phát hiện và ứng cứu kịp thời, nên không ảnh hưởng đến tính mạng.
“Mặc dù chúng tôi đã khuyến cáo người dân không được đu dây qua sông trong mùa nước lũ để bảo đảm an toàn, nhưng vì cuộc sống nhiều người vẫn “liều mình” đu qua sông. Trong điều kiện ngân sách của xã còn hạn hẹp, xã rất mong các cấp chính quyền kịp thời quan tâm, đầu tư xây dựng 1 cây cầu kiên cố để người dân được đi lại an toàn hơn”, ông Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.
Tây Nguyên đang trong mùa mưa, nên dòng Krông Ana càng chảy xiết và hung dữ hơn. Thế nhưng vì miếng cơm manh áo, người dân xã Hòa Lễ vẫn ngày ngày phải “đánh đu” trước miệng tử thần. Các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần xem xét, hỗ trợ xây dựng cho bà con một cây cầu treo kiên cố để họ yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
» Đu dây tử thần, cô gái trẻ chết thảm
Theo Báo Tin tức
Bình luận