Đáo hạn ngân hàng là việc cần thực hiện khi một khoản vay đã đến kỳ đóng trả tiền nợ gốc theo quy định trong hợp đồng cấp hạn mức tín dụng đã ký, hoặc là thủ tục tất toán một khoản vay để chuyển đổi sang một gói vay mới nhằm đáp ứng các mục đích của khách hàng như nâng hạn mức, kéo dài thời gian vay, tham gia các gói ưu đãi, rút sổ để chuyển nhượng...
Đáo hạn ngân hàng giờ đây rất phổ biến, nhu cầu vay vốn tăng cao trong các năm gần đây khiến nhu cầu đáo hạn giải chấp cũng tăng theo.
Tuy vậy, bên cạnh những ích lợi to lớn do đáo hạn mang lại cho người vay thì vẫn có những rủi ro mà khách hàng cần phải lường trước và chủ động chuẩn bị trong quá trình vay vốn.
Không được ngân hàng tái cấp vốn:
Các khoản vay ngân hàng thường được cấp theo hạn mức hoặc vay ngắn hạn với thời gian vay vốn ngắn từ 12 tháng trở xuống. Đây là các gói vay đặc thù mà người vay chỉ phải trả lãi hàng tháng, còn nợ gốc được dồn trả vào cuối kỳ thanh toán. Kỳ trả nợ được cố định từ thời điểm ngay khi ký hợp đồng, có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng.
Tới thời điểm đáo hạn, khách hàng phải trả hết nợ khoản vay theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Sau đó, nhà băng có quyền quyết định là có tiếp tục giải ngân món vay mới theo đề xuất của khách hàng hay không. Nếu như khách hàng có lịch sử trả nợ không tốt, tình hình tài chính không tốt, hoạt động kinh doanh kém, phương án kinh doanh không hiệu quả, mục đích vay không phù hợp... thì ngân hàng sẽ không tiếp tục giải ngân cho khách hàng.
Điều này vi thế đòi hỏi khách hàng phải chủ động tài chính khi có khoản vay đến hạn, không để phát sinh nợ quá hạn trong quá trình vay. Đồng thời tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng đồng vốn... để tạo uy tín với ngân hàng cho vay.
Không có tài chính để đáo hạn
Một rủi ro khác phát sinh tại thời điểm thực hiện đáo hạn đó là thiếu tài chính. Các gói vay ngắn hạn có tiền lãi trả hàng kỳ còn tiền gốc được trả vào cuối kỳ, do vậy áp lực trả nợ gốc vào cuối kỳ rất lớn, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền của khách hàng.
Nếu khoản vay không được thanh toán đúng hạn nó sẽ phát sinh thành nợ quá hạn, nợ xấu. Khách hàng sẽ phải chịu mức lãi suất 150% do không thanh toán đúng hạn, đồng thời tạo thêm khó khăn cho họ do việc vay vốn gặp trở ngại do khoản vay bị quá hạn. Nếu khó khăn càng trầm trọng thì khách hàng phải bán tháo tài sản để trả gốc vay hoặc chấp nhận để ngân hàng phát mại tài sản để thu hồi nợ theo quy định.
Rủi ro dạng này có thể được hạn chế nếu người vay có kế hoạch tài chính ngay khi bắt đầu tham gia vay. Nếu để món vay bị quá hạn rồi mới tìm phương án giải quyết thì rủi ro đã hiện hữu.
Rủi ro lớn nhất khi sử dụng dịch vụ đáo hạn ngân hàng là ngân hàng có thể phát mãi tài sản để thu hồi vốn vay.
Đặc biệt, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì sẽ mang nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, một số dịch vụ đáo hạn bên ngoài thường bắt chẹt, chèn ép người vay với lãi suất rất cao. Chính vì thế bạn đọc cần cẩn trọng với dịch vụ này.
Bình luận