(VTC News) - Một nhóm sinh viên của Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) vừa sáng chế thành công chú robot dùng để dẫn người qua đường và máy cảnh báo phương tiện vi phạm giao thông.
Nhóm sinh viên này dự kiến, chú robot sẽ được đặt ở các ngã tư đường, bệnh viện, trường học nơi có đông trẻ nhỏ để dẫn các em qua đường.
Chia sẻ về ý tưởng này, bạn Nguyễn Công Tín, sinh viên khoa Điện-Điện tử, ĐH Duy Tân kể: "Một lần vào TP.HCM chơi thấy các bác xe ôm trong đó có một nghề khá “độc” đó là dẫn khách Tây qua đường. Do đặc thù đường xá đông đúc, nhiều loại phương tiện đi lại liên tục, nên du khách, nhất là khách nước ngoài không thể yên tâm tự băng qua đường một mình mà phải nhờ các bác xe ôm dắt qua. Mỗi lần đi qua đường, du khách chấp nhận bỏ ra 10.000-20.000đồng/lần''.
Từ hình ảnh ấy khiến Tín nảy ra ý định làm robot dắt người qua đường phục vụ miễn phí cho mọi người. Qua tìm hiểu thực tế, Tín được biết trên thế giới chưa từng có robot dắt người qua đường, điều đó càng thôi thúc Tín quyết tâm làm bằng được.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Tín và 2 bạn cùng Khoa khác là Võ Thành Nghĩa, Hà Kim Tùng bắt tay vào các công đoạn đầu tiên để làm robot.
Để làm ra chú robot dẫn đường, đáp ứng các yêu cầu ứng dụng thực tiễn để dẫn người qua đường đòi hỏi rất công phu từ hình dáng thân thiện của robot bên ngoài đến các chi tiết máy móc bên trong phải thật ổn định.
''Sau khi bàn tính rất nhiều, cả nhóm mới quyết định cho robot đội mũ bảo hiểm, tay cầm gậy chỉ dẫn đường, mình mặc bộ quần áo xanh của Đoàn thanh niên. Chú robot cao 1,9m, tay phải cầm gậy dẫn đường dơ lên cao có hệ thống bóng đèn, còi hú để xin người tham gia giao thông nhường đường, còn tay trái dắt khách qua đường.
Do được gắn hàng chục cảm biến, trong đó có những cảm biến siêu âm loại tiên tiến, có khả năng “đọc” tình huống và xử lý rất nhanh. Vì vậy, khi dẫn người qua đường, nếu thấy xe hoặc vật cản tới gần robot sẽ chủ động dừng lại chờ qua xe qua hoặc tăng tốc đi nhanh hơn, quay bánh lùi lại để tránh xe'', Tín nói.
"Chú robot này nhìn khá thân thiện, đặc biệt “lời nói” được cài đặt rất lịch sự. Chú được đặt bên đường, nơi có nhiều người thường xuyên qua đường như trước trường học, bệnh viện, chợ…Khi có người tới gần robot khoảng 1,5m, nó sẽ nói: “Tôi là robot dắt người qua đường. Mời bạn ấn nút khởi động, tội sẽ dắt bạn qua đường”.
Sau đó con người chỉ việc nhấn nút, nó sẽ dẫn họ qua bên kia đường. Khi tới đích, nó sẽ nói lời tạm biệt sau đó quay về vị trí xuất phát. Tuỳ theo bề rộng của mỗi tuyến đường, nhưng thường thì mỗi lần sang đường, robot sẽ hoạt động trong 1,5 phút. Mỗi ngày, chú robot có thể hoạt động trên 70 lượt mới tiêu tốn hết năng lượng'', sinh viên Võ Thành Nghĩa cho biết thêm.
Trong quá trình làm robot, Nguyễn Công Tín chia sẻ khâu khó nhất là tạo sự nhanh nhẹn để robot phát hiện, xử lý ngay khi có xe đi tới. Bên cạnh đó, việc làm cho robot quay đầu trở lại cũng khiến các bạn loay hoay cả tuần.
Cũng theo Tín, bên cạnh việc làm robot dẫn người qua đường, Tín còn cùng với nhóm sinh khác là Phạm Hữu Cường, Mai Thị Quỳnh Hoa làm thành công máy cảnh báo dừng xe sai vạch. Chiếc máy này sẽ được đặt ở các cột đèn tín hiệu giao thông, khi phát hiện xe lấn vạch nó sẽ nhắc nhở, yêu cầu lùi lại.
Bên cạnh đó, khi không “nhắc nhở” ai nó sẽ tuyên truyền ý thức tham gia giao thông với những câu khẩu hiệu được lập trình sẵn.
Theo bạn Quỳnh Hoa, hiện tại cả nhóm đang nghiên cứu để chiếc máy này ngoài tuyên truyền giao thông còn chụp biển số xe của các phương tiện vi phạm giao thông, như vượt đèn đỏ để làm cơ sở phục vụ cho lực lượng chức năng xử lý.
Quỳnh Hoa cũng cho biết, thói quen lấn vạch đường, thiếu ý thức tham gia giao thông đã trở lên phổ biến, vì vậy việc tuyên truyền để mọi người tham gia giao thông có văn hoá thông qua những chiếc máy, robot này rất thiết thực.
Hiện tại, những sáng tạo này sẽ được Quận đoàn Hải Châu kiểm nghiệm thử, nếu đạt yêu cầu có thể sẽ được triển khai sớm trên các tuyến phố của Đà Nẵng.
Bửu Lân-Hải Quyên
Nhóm sinh viên này dự kiến, chú robot sẽ được đặt ở các ngã tư đường, bệnh viện, trường học nơi có đông trẻ nhỏ để dẫn các em qua đường.
Nhóm sinh viên của Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) vừa sáng chế thành công robot dùng để dẫn người qua đường và máy cảnh báo phương tiện vi phạm giao thông |
Từ hình ảnh ấy khiến Tín nảy ra ý định làm robot dắt người qua đường phục vụ miễn phí cho mọi người. Qua tìm hiểu thực tế, Tín được biết trên thế giới chưa từng có robot dắt người qua đường, điều đó càng thôi thúc Tín quyết tâm làm bằng được.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Tín và 2 bạn cùng Khoa khác là Võ Thành Nghĩa, Hà Kim Tùng bắt tay vào các công đoạn đầu tiên để làm robot.
Thử nghiệm dẫn người qua đường |
''Sau khi bàn tính rất nhiều, cả nhóm mới quyết định cho robot đội mũ bảo hiểm, tay cầm gậy chỉ dẫn đường, mình mặc bộ quần áo xanh của Đoàn thanh niên. Chú robot cao 1,9m, tay phải cầm gậy dẫn đường dơ lên cao có hệ thống bóng đèn, còi hú để xin người tham gia giao thông nhường đường, còn tay trái dắt khách qua đường.
Do được gắn hàng chục cảm biến, trong đó có những cảm biến siêu âm loại tiên tiến, có khả năng “đọc” tình huống và xử lý rất nhanh. Vì vậy, khi dẫn người qua đường, nếu thấy xe hoặc vật cản tới gần robot sẽ chủ động dừng lại chờ qua xe qua hoặc tăng tốc đi nhanh hơn, quay bánh lùi lại để tránh xe'', Tín nói.
"Chú robot này nhìn khá thân thiện, đặc biệt “lời nói” được cài đặt rất lịch sự. Chú được đặt bên đường, nơi có nhiều người thường xuyên qua đường như trước trường học, bệnh viện, chợ…Khi có người tới gần robot khoảng 1,5m, nó sẽ nói: “Tôi là robot dắt người qua đường. Mời bạn ấn nút khởi động, tội sẽ dắt bạn qua đường”.
Sau đó con người chỉ việc nhấn nút, nó sẽ dẫn họ qua bên kia đường. Khi tới đích, nó sẽ nói lời tạm biệt sau đó quay về vị trí xuất phát. Tuỳ theo bề rộng của mỗi tuyến đường, nhưng thường thì mỗi lần sang đường, robot sẽ hoạt động trong 1,5 phút. Mỗi ngày, chú robot có thể hoạt động trên 70 lượt mới tiêu tốn hết năng lượng'', sinh viên Võ Thành Nghĩa cho biết thêm.
Trong quá trình làm robot, Nguyễn Công Tín chia sẻ khâu khó nhất là tạo sự nhanh nhẹn để robot phát hiện, xử lý ngay khi có xe đi tới. Bên cạnh đó, việc làm cho robot quay đầu trở lại cũng khiến các bạn loay hoay cả tuần.
Cũng theo Tín, bên cạnh việc làm robot dẫn người qua đường, Tín còn cùng với nhóm sinh khác là Phạm Hữu Cường, Mai Thị Quỳnh Hoa làm thành công máy cảnh báo dừng xe sai vạch. Chiếc máy này sẽ được đặt ở các cột đèn tín hiệu giao thông, khi phát hiện xe lấn vạch nó sẽ nhắc nhở, yêu cầu lùi lại.
Bên cạnh đó, khi không “nhắc nhở” ai nó sẽ tuyên truyền ý thức tham gia giao thông với những câu khẩu hiệu được lập trình sẵn.
Một sản phẩm khác phục vụ công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ |
Quỳnh Hoa cũng cho biết, thói quen lấn vạch đường, thiếu ý thức tham gia giao thông đã trở lên phổ biến, vì vậy việc tuyên truyền để mọi người tham gia giao thông có văn hoá thông qua những chiếc máy, robot này rất thiết thực.
Hiện tại, những sáng tạo này sẽ được Quận đoàn Hải Châu kiểm nghiệm thử, nếu đạt yêu cầu có thể sẽ được triển khai sớm trên các tuyến phố của Đà Nẵng.
Video NASA phát triển robot thay thế phi công
quocte/2015/04/09/Video-NASA-pht-trin-robot-thay-th-phi-cng-1428574160.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Bửu Lân-Hải Quyên
Bình luận