(VTC News) - Đó là ý kiến của KTS Tô Văn Hùng, Trưởng Khoa kiến trúc trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) với đồ án quy hoạch 2 bên bờ sông Hàn.
‘Giải phẫu’ sông Hàn
Chiều 17/7, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có buổi họp, công bố quy hoạch và lấy ý kiến của giới chuyên môn, các kiến trúc sư... về đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hàn của Công ty JiNa (Hàn Quốc).
Theo trình bày của đại diện công ty JiNa, hai bên bờ sông Hàn sẽ quy hoạch thành 4 phân khu phát triển gồm công viên sinh thái, công viên trung tâm, khu vực phát triển năng động và khu vực công viên cổng ngõ từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Thuận Phước.
Các khu vực ven sông sẽ được liên kết thành một khu vực tuần hoàn liên tục với ý tưởng hướng đến việc xây dựng một không gian xanh, để mọi người dân, du khách có thể thư giãn tận hưởng thiên nhiên. Trong đó yếu tố thiên nhiên sẽ là yếu tố đặc trưng, tạo nên nét khác biệt của sông Hàn. Không gian cây xanh hai bên bờ sông Hàn hiện nay là 5% sẽ được tăng lên 10%.
Theo đề án, từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Rồng sẽ quy hoạch khu vực công viên sinh thái với không gian xanh rộng lớn với nhiều công trình điểm nhấn cao không quá 4 tầng, không chắn tầm nhìn ra sông, xây dựng bến du thuyền.
Khu vực từ cầu Rồng đến cầu sông Hàn sẽ được xây dựng khu công viên năng động, nhiều công trình dịch vụ tiện ích, khu thương mại cao cấp, giải trí… Từ cầu sông Hàn đến cảng sông Hàn, hình thành một công viên trung tâm, khu công viên trên bờ phía đông, cảng du thuyền, khu vui chơi, biểu diễn nghệ thuật đường phố.
Và từ cảng sông Hàn đến cầu Thuận Phước sẽ hình thành một công viên cửa ngõ, một khu đảo nhân tạo làm điểm nhấn, xây dựng một công viên nước kéo dài, thân thiện với môi trường sông nước và là nơi trình diễn các sự kiện nổi trên mặt nước.
Tuy nhiên, theo ý kiến của KTS Tô Văn Hùng, Trưởng Khoa kiến trúc trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): “Chúng ta cần phải xem sông Hàn là tài sản của mọi người, không chỉ của người dân Đà Nẵng mà tất cả những ai yêu mến Đà Nẵng.
Nên cần phải thay đổi cách ứng xử của chúng ta với sông Hàn, phải xem sông Hàn như một cơ thể sống, có tuổi, có tâm hồn chứ không thể đối xử với sông Hàn như một vật vô tri vô giác”.
Đừng 'chuyển giới'
“Mọi sự tác động đến cơ thể sống có thể dẫn đến 2 kết quả, hoặc là làm cho nó ngày càng khỏe mạnh, xinh đẹp một cách bền vững. Hay cũng có thể làm đẹp cho nó theo kiểu “thẩm mỹ viện”, cái vỏ bọc bên ngoài rất đẹp nhưng chứa đựng bên trong là cơ thể èo uột, mang nhiều mầm bệnh. Đừng biến cô gái sông Hàn thơ mộng thành hoa hậu chuyển giới”, KTS Tô Văn Hùng nói.
Góp ý với đề án, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho rằng: “Sông Hàn là báu vật đối với người dân Đà Nẵng, là túi khí, là lá phổi, là trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, thể thao...
Vì vậy sông Hàn trong quy hoạch khai thác phát triển cần phải thận trọng, cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, hài hòa giữa sự sáng tạo quy hoạch với việc quý trọng giữ gìn, tôn tạo, bảo tồn các điều kiện tự nhiên đã ban tặng cho không gian mặt nước sông, vịnh, biển...”
KTS Hoàng Quang Huy đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch xây dựng vệt trục không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hàn vì cuộc thi sẽ tập hợp được nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo, táo bạo, hợp lý của các đơn vị, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
“Dòng sông Hàn độc nhất vô nhị không một thành phố thứ 2 có được, trong 25 năm qua lãnh đạo và nhân dân TP Đà Nẵng đã có nhiều cống hiến để khoác lên dòng sông Hàn bộ áo mới, bộ mặt mới với kiến trúc cảnh quan và môi trường sạch đẹp, văn minh, rộng mở, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
Chúng tôi thiết nghĩ, quy hoạch, khai thác phát triển không gian sông Hàn phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, giao nhiệm vụ cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp chuyên môn tư vấn, phản biện và tham khảo ý kiến của nhân dân”, KTS Hoàng Quang Huy phát biểu.
Tại buổi công bố, nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn đóng góp về đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hàn, trong đó đáng chú nhất là các ý kiến cho rằng, dù quy hoạch thế nào đi nữa thì cũng không nên thu hẹp lòng sông Hàn, không nên lấn dòng sông Hàn mà đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành... con kênh Hàn, ao Hàn chứ không còn là dòng sông nữa.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề nghị nên tổ chức thi đồ án quy hoạch chứ không nên chỉ định hay đặt hàng đơn vị nào đó quy hoạch vì như thế sẽ không tập hợp được hết “chất xám” của cả xã hội.
Đại diện Công ty JiNa cho biết, trên cơ sở các ý kiến đóng góp sẽ tiếp tục nhận ý kiến phản biện, bổ sung, hoàn chỉnh trước khi đưa ra báo cáo cho Hội đồng Kiến trúc-quy hoạch của thành phố, để kết luận đồ án này và trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.
Xuân Mai
‘Giải phẫu’ sông Hàn
Chiều 17/7, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có buổi họp, công bố quy hoạch và lấy ý kiến của giới chuyên môn, các kiến trúc sư... về đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hàn của Công ty JiNa (Hàn Quốc).
Theo trình bày của đại diện công ty JiNa, hai bên bờ sông Hàn sẽ quy hoạch thành 4 phân khu phát triển gồm công viên sinh thái, công viên trung tâm, khu vực phát triển năng động và khu vực công viên cổng ngõ từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Thuận Phước.
Một góc sông Hàn lúc lên đèn |
Các khu vực ven sông sẽ được liên kết thành một khu vực tuần hoàn liên tục với ý tưởng hướng đến việc xây dựng một không gian xanh, để mọi người dân, du khách có thể thư giãn tận hưởng thiên nhiên. Trong đó yếu tố thiên nhiên sẽ là yếu tố đặc trưng, tạo nên nét khác biệt của sông Hàn. Không gian cây xanh hai bên bờ sông Hàn hiện nay là 5% sẽ được tăng lên 10%.
Theo đề án, từ cầu Trần Thị Lý đến cầu Rồng sẽ quy hoạch khu vực công viên sinh thái với không gian xanh rộng lớn với nhiều công trình điểm nhấn cao không quá 4 tầng, không chắn tầm nhìn ra sông, xây dựng bến du thuyền.
Khu vực từ cầu Rồng đến cầu sông Hàn sẽ được xây dựng khu công viên năng động, nhiều công trình dịch vụ tiện ích, khu thương mại cao cấp, giải trí… Từ cầu sông Hàn đến cảng sông Hàn, hình thành một công viên trung tâm, khu công viên trên bờ phía đông, cảng du thuyền, khu vui chơi, biểu diễn nghệ thuật đường phố.
Và từ cảng sông Hàn đến cầu Thuận Phước sẽ hình thành một công viên cửa ngõ, một khu đảo nhân tạo làm điểm nhấn, xây dựng một công viên nước kéo dài, thân thiện với môi trường sông nước và là nơi trình diễn các sự kiện nổi trên mặt nước.
Mô hình phương án quy hoạch sông Hàn do JiNa đề xuất |
Tuy nhiên, theo ý kiến của KTS Tô Văn Hùng, Trưởng Khoa kiến trúc trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng): “Chúng ta cần phải xem sông Hàn là tài sản của mọi người, không chỉ của người dân Đà Nẵng mà tất cả những ai yêu mến Đà Nẵng.
Nên cần phải thay đổi cách ứng xử của chúng ta với sông Hàn, phải xem sông Hàn như một cơ thể sống, có tuổi, có tâm hồn chứ không thể đối xử với sông Hàn như một vật vô tri vô giác”.
Đừng 'chuyển giới'
“Mọi sự tác động đến cơ thể sống có thể dẫn đến 2 kết quả, hoặc là làm cho nó ngày càng khỏe mạnh, xinh đẹp một cách bền vững. Hay cũng có thể làm đẹp cho nó theo kiểu “thẩm mỹ viện”, cái vỏ bọc bên ngoài rất đẹp nhưng chứa đựng bên trong là cơ thể èo uột, mang nhiều mầm bệnh. Đừng biến cô gái sông Hàn thơ mộng thành hoa hậu chuyển giới”, KTS Tô Văn Hùng nói.
Góp ý với đề án, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho rằng: “Sông Hàn là báu vật đối với người dân Đà Nẵng, là túi khí, là lá phổi, là trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, thể thao...
Vì vậy sông Hàn trong quy hoạch khai thác phát triển cần phải thận trọng, cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, hài hòa giữa sự sáng tạo quy hoạch với việc quý trọng giữ gìn, tôn tạo, bảo tồn các điều kiện tự nhiên đã ban tặng cho không gian mặt nước sông, vịnh, biển...”
KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng và nhiều chuyên gia khác cho rằng sông Hàn là 'báu vật' cần đối xử đúng cách. |
KTS Hoàng Quang Huy đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch xây dựng vệt trục không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Hàn vì cuộc thi sẽ tập hợp được nhiều ý tưởng sáng tạo độc đáo, táo bạo, hợp lý của các đơn vị, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
“Dòng sông Hàn độc nhất vô nhị không một thành phố thứ 2 có được, trong 25 năm qua lãnh đạo và nhân dân TP Đà Nẵng đã có nhiều cống hiến để khoác lên dòng sông Hàn bộ áo mới, bộ mặt mới với kiến trúc cảnh quan và môi trường sạch đẹp, văn minh, rộng mở, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng.
Chúng tôi thiết nghĩ, quy hoạch, khai thác phát triển không gian sông Hàn phải được quản lý, giám sát chặt chẽ, giao nhiệm vụ cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp chuyên môn tư vấn, phản biện và tham khảo ý kiến của nhân dân”, KTS Hoàng Quang Huy phát biểu.
Theo các chuyên gia, đừng biến sông Hàn thành kênh Hàn, thậm chí là..ao Hàn |
Tại buổi công bố, nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn đóng góp về đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hàn, trong đó đáng chú nhất là các ý kiến cho rằng, dù quy hoạch thế nào đi nữa thì cũng không nên thu hẹp lòng sông Hàn, không nên lấn dòng sông Hàn mà đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành... con kênh Hàn, ao Hàn chứ không còn là dòng sông nữa.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng đề nghị nên tổ chức thi đồ án quy hoạch chứ không nên chỉ định hay đặt hàng đơn vị nào đó quy hoạch vì như thế sẽ không tập hợp được hết “chất xám” của cả xã hội.
Đại diện Công ty JiNa cho biết, trên cơ sở các ý kiến đóng góp sẽ tiếp tục nhận ý kiến phản biện, bổ sung, hoàn chỉnh trước khi đưa ra báo cáo cho Hội đồng Kiến trúc-quy hoạch của thành phố, để kết luận đồ án này và trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.
Video: Trung tâm giải trí lớn nhất miền Trung ở Đà Nẵng
Xuân Mai
Bình luận