(VTC News) - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông thì nhân dân sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang.
Tại buổi thảo luận ở hội trường dự án Luật căn cước công dân của Quốc hội sáng nay, 19/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. HCM) đã có những ý kiến thể hiện sự băn khoăn, lo lắng trước những diễn biến mới phức tạp tại biển Đông.
Trước đó, ngày 18/6, truyền thông Trung Quốc loan tin giàn khoan thứ hai của nước này đang được kéo 'về hướng Hoàng Sa' của Việt Nam.
Bản tin ngắn của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết: giàn khoan 'Nam Hải số 9' (Nan Hai Jiu Hao) được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Cục Hải sự Trung Quốc cho biết thêm, giàn khoan nước sâu này được di chuyển với tốc độ 4 hải lý /giờ (khoảng 7km/giờ), tổng chiều dài mà giàn khoan này di chuyển là 600m.
Bản tin trên trang web chính thức của Cục Hải sự Trung Quốc không nói cụ thể hướng di chuyển, nhưng các trang mạng Trung Quốc cho rằng giàn khoan này "được kéo về hướng Tây Sa", tức Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết chính thức về tình hình biển Đông hiện nay.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Nghị quyết cần thể hiện lập trường chính nghĩa của mình, "lên án hành vi sai trái của Trung Quốc với hành động vừa đấm vừa xoa, vừa đánh vừa đàm, vừa ăn cướp vừa la làng".
Đồng thời nghị quyết cho phép các cơ quan nhà nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang Việt Nam tiến hành các biện pháp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa lo ngại: “Nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về biển Đông, thì tôi tin rằng nhân dân sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang.
Các đại biểu chắc chắn sẽ nghe nhiều ý kiến chất vấn của cử tri, còn dư luận thế giới chắc chắn sẽ bình luận rằng: một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng gì thì việc gì nghị sỹ và nhân dân các nước khác lên tiếng. Đó còn có thể là cái cớ để Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.
Vì vậy, đại biểu Trương Trọng Nghĩa mong rằng lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét, chấp nhận kiến nghị này.
"Nếu cần thì lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, trường hợp đa số ủng hộ thì ta làm. Tôi rất mong đại biểu Quốc hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của tôi", đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất.
Phạm Thịnh
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc |
Trước đó, ngày 18/6, truyền thông Trung Quốc loan tin giàn khoan thứ hai của nước này đang được kéo 'về hướng Hoàng Sa' của Việt Nam.
Bản tin ngắn của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết: giàn khoan 'Nam Hải số 9' (Nan Hai Jiu Hao) được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
|
Bản tin trên trang web chính thức của Cục Hải sự Trung Quốc không nói cụ thể hướng di chuyển, nhưng các trang mạng Trung Quốc cho rằng giàn khoan này "được kéo về hướng Tây Sa", tức Hoàng Sa của Việt Nam.
Trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết chính thức về tình hình biển Đông hiện nay.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Nghị quyết cần thể hiện lập trường chính nghĩa của mình, "lên án hành vi sai trái của Trung Quốc với hành động vừa đấm vừa xoa, vừa đánh vừa đàm, vừa ăn cướp vừa la làng".
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội phải ra Nghị quyết về biển Đông |
Đồng thời nghị quyết cho phép các cơ quan nhà nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang Việt Nam tiến hành các biện pháp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa lo ngại: “Nếu Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về biển Đông, thì tôi tin rằng nhân dân sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang.
Các đại biểu chắc chắn sẽ nghe nhiều ý kiến chất vấn của cử tri, còn dư luận thế giới chắc chắn sẽ bình luận rằng: một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng gì thì việc gì nghị sỹ và nhân dân các nước khác lên tiếng. Đó còn có thể là cái cớ để Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.
Vì vậy, đại biểu Trương Trọng Nghĩa mong rằng lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước xem xét, chấp nhận kiến nghị này.
"Nếu cần thì lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội, trường hợp đa số ủng hộ thì ta làm. Tôi rất mong đại biểu Quốc hội chia sẻ sự băn khoăn và ủng hộ kiến nghị của tôi", đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất.
Phạm Thịnh
Bình luận