Khách hàng không phải trả bất cứ khoản phí nào khi sử dụng dịch vụ quẹt thẻ tín dụng qua máy POS. Đối tượng phải trả khoản phí này cho ngân hàng là đơn vị thuê thiết bị POS phục vụ việc thanh toán với số tiền tương ứng 1 - 2.5%/giao dịch.
Nếu khách hàng thấy một khoản phí được tính vào giao dịch của mình nghĩa là đơn vị giao dịch tự ý thu phí, không phải ngân hàng. Lúc này, khachs hàng nên báo ngay cho ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ. Bởi, đây là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại quyền lợi của người tiêu dùng.
Trường hợp không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán
Chưa quản lý được chi tiêu
Sử dụng thẻ tín dụng khi chưa quản lý tốt có thể đem đến nhiều bất lợi. Theo đó, chủ thẻ có thể rơi vào trường hợp chi tiêu mất kiểm soát, dễ dẫn đến tình trạng dư nợ tín dụng kéo dài.
Đang có khoản vay tín chấp ngân hàng
Về cơ bản, vay tín chấp và quẹt thẻ tín dụng khá giống nhau. Điểm khác nhau thực tế nằm ở mức lãi suất và hạn mức:
Với thẻ tín dụng: Khách hàng được miễn lãi trong 45 - 55 ngày từ khi phát sinh giao dịch. Sau kỳ hạn này, ngân hàng sẽ tính lãi (từ 26% - 33%) trên khoản nợ chưa thanh toán trước đó.
Với vay tín chấp: Khách hàng cần thanh toán nợ và lãi hàng tháng. Trường hợp trễ kỳ hạn trả nợ phải chịu mức lãi suất dao động khoảng 20%/năm.
Như vậy, cả hai hình thức đều hoạt động dựa trên cơ chế vay nợ ngân hàng. Đồng thời, khách hàng sẽ phải đối mặt với mức lãi suất cao khi không đủ khả năng thanh toán dư nợ. Vì vậy, trong quá trình vay tín chấp, khách nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh trường hợp “nợ chồng nợ”.
Chưa thanh toán thẻ tín dụng
Khách hàng cần lên kế hoạch thanh toán dư nợ cũ trước khi tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, đồng thời hạn chế các khoản phí phạt từ ngân hàng.
Bình luận