Hôm 30/4, tại toà nhà Loeb House, Đại học Harvard, Diễn đàn Toàn cầu Boston đã tổ chức Hội nghị "Quản trị tương lai: Trí tuệ nhân tạo, dân chủ và nhân ái".
Hội nghị vinh danh Tiến sỹ Alondra Nelson, Nhà lãnh đạo Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng với giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới trong Xã hội Trí tuệ nhân tạo.
Tại sự kiện, bà Alondra đã trình bày Diễn văn danh dự Xã hội Trí tuệ nhân tạo với chủ đề "Quản trị tương lai: Trí tuệ nhân tạo, Chính sách công và dân chủ".
Theo đó, AI đang ngày càng có tác động lớn đến đời sống con người, và trong khi nó giúp tạo ra những mô hình mới, giúp ích cho khoa học, công nghệ, thì cũng mang đến những vấn đề gây lo ngại như vấn đề thay thế lao động, các vấn đề về đạo đức và kinh tế. Vì vậy điều quan trọng là tạo ra những hàng rào và nỗ lực quản trị, chính sách để AI có thể phát triển theo cách mà chúng ta muốn.
Tuy nhiên một trong những thách thức khi đưa ra chiến lược chính sách cho AI là vì các mô hình AI là những mô hình thay đổi liên tục, và sẽ có những ứng dụng khác nhau, mỗi trường hợp sẽ có những bối cảnh và cần các quy định khác nhau. Nên chúng ta sẽ cần xác định mục tiêp và những mối đe dọa cụ thể, xem xét chúng ta cần những gì để đưa ra mô hình quản trị AI hiệu quả.
Cách tiếp cận cũng rất quan trọng, bao gồm việc công chúng và nhiều nhóm đối tượng có thể tham gia vào các cuộc thảo luận về AI và các chính sách liên quan.
Bên cạnh đó, ông Ami Fields-Meyer cựu cố vấn cấp cao Nhà Trắng, đã diễn thuyết về chủ đề "Nền Dân chủ kiên cường trong Kỷ nguyên AI (Resilient Democracy in the Age of AI). Những nhà tư tưởng lớn trong thời đại AI của Đại học Harvard, Đại học MIT, các nhà lãnh đạo của Nhật, EU, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng cùng tham dự thảo luận xây dựng "Chủ quyền dữ liệu - Nền tảng tri thức cho AI" ("Data Sovereignty - Knowledge Platform for AI”), sáng kiến mới của Diễn đàn Toàn cầu Boston.
Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Anh Tuấn, đồng sáng lập, CEO Diễn đàn Toàn cầu Boston nói về "Trao quyền cho sự phát triển AI có trách nhiệm".
Theo đó, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu về một nền tảng kiến thức toàn diện chưa bao giờ cấp thiết hơn thế. Khi các hệ thống AI tiếp tục thâm nhập vào các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, từ chăm sóc sức khỏe và tài chính đến giao thông và giải trí, việc có một kho lưu trữ kiến thức tập trung để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định là điều tối quan trọng.
Nhận thức được điều này, Diễn đàn Toàn cầu Boston đã hình thành nền tảng "Chủ quyền Dữ liệu - Nền tảng Tri thức cho AI". Nền tảng đóng vai trò như một nguồn tài nguyên thiết yếu, cung cấp nền tảng để các ứng dụng và hệ thống AI có thể tham khảo, suy nghĩ chín chắn và đưa ra quyết định sáng suốt.
Về cốt lõi, nền tảng này tìm cách tổng hợp và sắp xếp lượng lớn dữ liệu, thông tin và kiến thức chuyên môn từ nhiều nguồn khác nhau, cả hiện đại lẫn lịch sử. Nó bao gồm Hợp đồng xã hội cho Thời đại AI, các giá trị tiêu chuẩn của Hiệp hội Thế giới AI (AIWS), dữ liệu lịch sử, chuẩn mực, đạo đức và thông tin cơ bản về chính trị, khoa học và kinh tế. Bằng cách hợp nhất lượng thông tin phong phú này vào một nền tảng duy nhất, có thể truy cập được, các hệ thống AI có thể rút ra nhiều hiểu biết sâu sắc để nâng cao khả năng hiểu biết và ra quyết định của chúng.
Để thiết lập Chủ quyền dữ liệu - Nền tảng tri thức cho AI, Diễn đàn toàn cầu Boston sẽ tạo ra một khuôn khổ toàn diện tuân thủ các tiêu chuẩn và giá trị cao, sử dụng nhiều chiến lược, trong đó có sự hợp tác với các tổ chức học thuật hàng đầu và các nhà lãnh đạo trong ngành để đảm bảo tất cả nội dung đều được kiểm tra tính chính xác và phù hợp, duy trì trạng thái của nền tảng như một kho lưu trữ kiến thức đáng tin cậy.
Thông qua những hành động đó, Diễn đàn Toàn cầu Boston nhằm mục đích cung cấp một Nền tảng Tri thức - Chủ quyền Dữ liệu năng động và có tác động, sẽ thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy hợp tác toàn cầu và thúc đẩy phát triển AI có trách nhiệm nhằm cải thiện xã hội, bắt nguồn từ nền tảng kiến thức của nhân loại.
Bình luận