(VTC News) – Quan chức Quốc hội đã phải thốt lên rằng hành động giết 6 người ở Bình Phước của nghi can Nguyễn Hải Dương chính là tiếng chuông báo động lòng nhân ái.
Xung quanh câu chuyện đau lòng trong vụ thảm sát ở Bình Phước khiến 6 người chết, VTC News đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
- Thưa ông, câu chuyện thảm sát ở Bình Phước khiến 6 người trong một gia đình chết khiến ông suy nghĩ điều gì?
Số liệu ngành Tư pháp cho thấy gần đây vi phạm pháp luật ở thanh niên ngày càng nhiều. Đó là một việc đáng báo động.
Nếu như trước đây có hành động dã man của Lê Văn Luyện thì gần đây lại có những hành động tương tự của nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.
Đáng buồn khi tuổi còn trẻ mà có hành động dã man, vô nhân tính. Đó là tiếng chuông cảnh báo cho việc giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu thương giữa con người với con người trong giới trẻ hiện nay.
Trong những sự việc đau lòng này, có trách nhiệm của người lớn, của xã hội, của đoàn thể, tổ chức quần chúng, rồi chính quyền địa phương nơi thanh niên cư trú.
- Nguyên nhân từ đâu mà có ngày càng nhiều những vụ án mang tính man rợ, vô nhân tính, lại do các đối tượng thanh niên gây ra?
Tôi nghĩ nguyên nhân chính là do khâu giáo dục từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
Thứ hai là ảnh hưởng tiêu cực của internet, trò chơi bạo lực, phim ảnh bạo lực làm cho những thanh niên này không còn tính người.
Bên cạnh đó, có thể là do ảnh hưởng của chất kích thích cũng làm cho con người mất nhân tính. Hai nghi phạm trong vụ thảm sát ở Bình Phước cũng đã uống rượu trước khi gây án.
Nguyên nhân nữa có thể thấy là sự phẫn nộ của xã hội đối với những hành vi dã man, man rợ còn có chút gì đó nương nhẹ. Vì vậy, khi có những vụ việc thanh niên vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm để làm gương.
Trong những nguyên nhân trên, tôi thấy gốc gác vẫn là quá trình giáo dục để cho con người có niềm tin vào cuộc sống. Cần phải giáo dục lòng nhân nghĩa đối với nhau. Khi xử sự một việc gì đó thì bằng tình cảm, bằng đối thoại. Không vì mâu thuẫn hay không yêu được, vì đồng tiền mà cướp đi mạng sống của nhiều người.
- Hiện nay, có một bộ phận thanh thiếu niên không muốn lao động nhưng vẫn muốn hưởng thụ phải không, thưa ông?
Đúng là trong xã hội có một bộ phận thanh niên lười lao động chỉ muốn hưởng thụ nên đã xuất hiện ngày càng nhiều nạn trộm cắp, giết người do thanh niên gây ra.
Vì vậy, chúng ta cần tuyên truyền cho thanh niên phải lao động chân chính, mang lại niềm vui niềm hạnh phúc cho nhiều người chứ không chỉ biết hưởng thụ.
Khi lười lao động thì thanh niên thường nghĩ đến trộm cắp, giết người. Đó là hành vi phạm tội rất nặng trong Bộ luật Hình sự.
Chúng ta cần giáo dục để thanh niên hiểu rằng muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không gì là phải lao động chân tay, lao động trí tuệ, bằng mồ hôi nước mắt thì mới bền vững.
- Trước cơ quan điều tra, nghi phạm đã khai rằng gây tội ác để trả thù khi bị cấm yêu. Điều đó khiến ông suy nghĩ gì?
Tôi thấy có nhiều bài học rất đau xót như việc không yêu được thì tạt axit, thuê côn đồ đến đánh, giết gia đình người yêu cũ.
Rõ ràng, có sự chuyển hóa từ tình cảm yêu đương thành tội ác. Ở đây, những thanh niên này không hiểu thế nào là tình yêu, vừa là mù quáng.
Không yêu được là trả thù mà trả thù một cách hèn hạ, dã man thì xã hội không chấp nhận được.
Qua những sự việc này, Đoàn thanh niên cần tham gia tích cực trong việc giáo dục tình yêu, lối sống cho thanh niên .
- Sau những sự việc đau lòng như thế này, liệu cần có những môn học, lớp học về pháp luật cho thế hệ thanh niên, thưa ông?
Tôi thấy hoàn toàn đúng. Giáo dục pháp luật không phải chỉ tuyên truyền, giáo dục ngoài xã hội mà đưa ngay vào chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Giáo dục về lối sống, đạo đức, tình yêu, lấy những dẫn chứng như thế này để kể câu chuyện cho chính các bạn trẻ.
Ngoài kiến thức chung thì có kiến thức phụ trợ như tình yêu và hôn nhân, giáo dục về đạo đức, về lối sống, về hành vi, ứng xử. Trước mỗi sự việc xảy ra, thanh niên cần được học cách ứng xử như thế nào.
Không thể để giới trẻ có những hành động như không bằng lòng thì trả thù bố mẹ, mâu thuẫn với hàng xóm thì đâm chém, thầy cô cho điểm hay nhận xét không đúng thì trả thù thầy cô, tình yêu không thành thì trả thù một cách đê hèn.
Rõ ràng, phải giáo dục cho thanh niên ứng xử cụ thể hơn là dạy những chân lý đạo đức rất xa vời. Phải giáo dục trong những hoàn cảnh cụ thể
- Qua những sự việc đau lòng vừa qua, bài học được rút ra là gì?
Qua đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho chính quyền địa phương, nhà trường, gia đình và xã hội về công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên.
Thanh niên đôi lúc không kiềm chế được hành vi nên đã gây ra những sự việc đau lòng. Tuy vậy, không thể đổ cho việc là tuổi còn trẻ. Nếu có những hành vi dã man, vô nhân tính thì không thể được chấp nhận trong xã hội này.
Đồng thời, chúng ta cũng phải có những biện pháp để xử lý nghiêm minh những đối tượng gây ra tội ác để răn đe cho kẻ khác.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Xung quanh câu chuyện đau lòng trong vụ thảm sát ở Bình Phước khiến 6 người chết, VTC News đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Lê Như Tiến |
Số liệu ngành Tư pháp cho thấy gần đây vi phạm pháp luật ở thanh niên ngày càng nhiều. Đó là một việc đáng báo động.
Nếu như trước đây có hành động dã man của Lê Văn Luyện thì gần đây lại có những hành động tương tự của nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến.
Đáng buồn khi tuổi còn trẻ mà có hành động dã man, vô nhân tính. Đó là tiếng chuông cảnh báo cho việc giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu thương giữa con người với con người trong giới trẻ hiện nay.
Trong những sự việc đau lòng này, có trách nhiệm của người lớn, của xã hội, của đoàn thể, tổ chức quần chúng, rồi chính quyền địa phương nơi thanh niên cư trú.
- Nguyên nhân từ đâu mà có ngày càng nhiều những vụ án mang tính man rợ, vô nhân tính, lại do các đối tượng thanh niên gây ra?
Tôi nghĩ nguyên nhân chính là do khâu giáo dục từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.
|
Bên cạnh đó, có thể là do ảnh hưởng của chất kích thích cũng làm cho con người mất nhân tính. Hai nghi phạm trong vụ thảm sát ở Bình Phước cũng đã uống rượu trước khi gây án.
Nguyên nhân nữa có thể thấy là sự phẫn nộ của xã hội đối với những hành vi dã man, man rợ còn có chút gì đó nương nhẹ. Vì vậy, khi có những vụ việc thanh niên vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm để làm gương.
Clip: Biểu hiện của nghi phạm vụ thảm sát ở Bình Phước
Trong những nguyên nhân trên, tôi thấy gốc gác vẫn là quá trình giáo dục để cho con người có niềm tin vào cuộc sống. Cần phải giáo dục lòng nhân nghĩa đối với nhau. Khi xử sự một việc gì đó thì bằng tình cảm, bằng đối thoại. Không vì mâu thuẫn hay không yêu được, vì đồng tiền mà cướp đi mạng sống của nhiều người.
- Hiện nay, có một bộ phận thanh thiếu niên không muốn lao động nhưng vẫn muốn hưởng thụ phải không, thưa ông?
Đúng là trong xã hội có một bộ phận thanh niên lười lao động chỉ muốn hưởng thụ nên đã xuất hiện ngày càng nhiều nạn trộm cắp, giết người do thanh niên gây ra.
Vì vậy, chúng ta cần tuyên truyền cho thanh niên phải lao động chân chính, mang lại niềm vui niềm hạnh phúc cho nhiều người chứ không chỉ biết hưởng thụ.
Khi lười lao động thì thanh niên thường nghĩ đến trộm cắp, giết người. Đó là hành vi phạm tội rất nặng trong Bộ luật Hình sự.
Chúng ta cần giáo dục để thanh niên hiểu rằng muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không gì là phải lao động chân tay, lao động trí tuệ, bằng mồ hôi nước mắt thì mới bền vững.
Nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến |
- Trước cơ quan điều tra, nghi phạm đã khai rằng gây tội ác để trả thù khi bị cấm yêu. Điều đó khiến ông suy nghĩ gì?
Tôi thấy có nhiều bài học rất đau xót như việc không yêu được thì tạt axit, thuê côn đồ đến đánh, giết gia đình người yêu cũ.
Rõ ràng, có sự chuyển hóa từ tình cảm yêu đương thành tội ác. Ở đây, những thanh niên này không hiểu thế nào là tình yêu, vừa là mù quáng.
Không yêu được là trả thù mà trả thù một cách hèn hạ, dã man thì xã hội không chấp nhận được.
Qua những sự việc này, Đoàn thanh niên cần tham gia tích cực trong việc giáo dục tình yêu, lối sống cho thanh niên .
Video: Lời khai toàn bộ quá trình thảm sát 6 người ở Bình Phước của nghi phạm
Nguồn: Thanh Niên
- Sau những sự việc đau lòng như thế này, liệu cần có những môn học, lớp học về pháp luật cho thế hệ thanh niên, thưa ông?
Tôi thấy hoàn toàn đúng. Giáo dục pháp luật không phải chỉ tuyên truyền, giáo dục ngoài xã hội mà đưa ngay vào chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Giáo dục về lối sống, đạo đức, tình yêu, lấy những dẫn chứng như thế này để kể câu chuyện cho chính các bạn trẻ.
Ngoài kiến thức chung thì có kiến thức phụ trợ như tình yêu và hôn nhân, giáo dục về đạo đức, về lối sống, về hành vi, ứng xử. Trước mỗi sự việc xảy ra, thanh niên cần được học cách ứng xử như thế nào.
Không thể để giới trẻ có những hành động như không bằng lòng thì trả thù bố mẹ, mâu thuẫn với hàng xóm thì đâm chém, thầy cô cho điểm hay nhận xét không đúng thì trả thù thầy cô, tình yêu không thành thì trả thù một cách đê hèn.
Rõ ràng, phải giáo dục cho thanh niên ứng xử cụ thể hơn là dạy những chân lý đạo đức rất xa vời. Phải giáo dục trong những hoàn cảnh cụ thể
Nghi phạm Nguyễn Hải Dương |
- Qua những sự việc đau lòng vừa qua, bài học được rút ra là gì?
Qua đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho chính quyền địa phương, nhà trường, gia đình và xã hội về công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên.
Thanh niên đôi lúc không kiềm chế được hành vi nên đã gây ra những sự việc đau lòng. Tuy vậy, không thể đổ cho việc là tuổi còn trẻ. Nếu có những hành vi dã man, vô nhân tính thì không thể được chấp nhận trong xã hội này.
Đồng thời, chúng ta cũng phải có những biện pháp để xử lý nghiêm minh những đối tượng gây ra tội ác để răn đe cho kẻ khác.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận