(VTC News) – Quan chức Quốc hội cho rằng cần làm rõ việc tạm nhập, tái xuất hàng triệu tấn xăng dầu để ngân sách nhà nước không thất thu.
Sáng 21/9, thảo luận về Dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) , bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng Chính phủ phải có tổng kết về việc miễn thuế với những mặt hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập.
Bà Nga cho rằng, những mặt hàng tạm nhập tái xuất dễ bị lợi dụng, lách luật, trốn thuế, gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
“Đề nghị Chính phủ trả lời thời gian qua, việc miễn thuế đối với những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường bị lách luật và lợi dụng tập trung vào những mặt hàng nào?”, bà Nga băn khoăn đặt câu hỏi.
Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp trong dự thảo chưa làm rõ những mặt hàng nào thuộc về hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trong thời hạn nhất định.
Bà Nga cũng đưa ra thực tế khi nghiên cứu về thất thu trong lĩnh vực xăng dầu cho thấy việc kiểm soát đường đi của xăng dầu tạm nhập tái xuất rất khó khăn.
“Trong 4 năm, có số liệu cho rằng đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất đến gần 2 triệu tấn xăng dầu. Chúng tôi thấy rằng việc cho tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng nào thì phải căn cứ vào quy định của quốc tế, nhất là công ước Kyoto”, bà Nga nói.
Vì vậy, vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị kiểm tra việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước. Việc này đã gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Về hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, theo đó bổ sung quy định về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn, không mang mục đích thương mại nhằm phù hợp với Công ước Kyoto.
“Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc miễn thuế cho hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trên thực tế rất khó kiểm soát, dễ bị lợi dụng, lách luật trốn thuế, gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nói.
Cũng có cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị quy định rõ hơn về thuế suất, miễn thuế.
Ngoài ra, việc thay đổi chính sách thuế ảnh hưởng đến nền kinh tế nên trong điều kiện nước ta cần lưu ý đến tác động với những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ.
Báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đang cho đánh giá tổng kết lại các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với các quy định minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Phạm Thịnh
Sáng 21/9, thảo luận về Dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) , bà Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp cho rằng Chính phủ phải có tổng kết về việc miễn thuế với những mặt hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập.
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội |
“Đề nghị Chính phủ trả lời thời gian qua, việc miễn thuế đối với những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường bị lách luật và lợi dụng tập trung vào những mặt hàng nào?”, bà Nga băn khoăn đặt câu hỏi.
Vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp trong dự thảo chưa làm rõ những mặt hàng nào thuộc về hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trong thời hạn nhất định.
Bà Nga cũng đưa ra thực tế khi nghiên cứu về thất thu trong lĩnh vực xăng dầu cho thấy việc kiểm soát đường đi của xăng dầu tạm nhập tái xuất rất khó khăn.
“Trong 4 năm, có số liệu cho rằng đã cho tạm nhập và “bỏ quên” tái xuất đến gần 2 triệu tấn xăng dầu. Chúng tôi thấy rằng việc cho tạm nhập tái xuất đối với mặt hàng nào thì phải căn cứ vào quy định của quốc tế, nhất là công ước Kyoto”, bà Nga nói.
Vì vậy, vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị kiểm tra việc tạm nhập tái xuất đối với các mặt hàng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, tạm nhập và cho bán trong nước. Việc này đã gây thất thu cho ngân sách và ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Về hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, theo đó bổ sung quy định về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn, không mang mục đích thương mại nhằm phù hợp với Công ước Kyoto.
“Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, việc miễn thuế cho hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập trên thực tế rất khó kiểm soát, dễ bị lợi dụng, lách luật trốn thuế, gây ảnh hưởng đến sản xuất trong nước”, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nói.
Cũng có cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị quy định rõ hơn về thuế suất, miễn thuế.
Ngoài ra, việc thay đổi chính sách thuế ảnh hưởng đến nền kinh tế nên trong điều kiện nước ta cần lưu ý đến tác động với những lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn như nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ.
Báo cáo trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đang cho đánh giá tổng kết lại các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế với các quy định minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Phạm Thịnh
Bình luận