(VTC News)- Bà Ngô Thị Minh- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng Bộ GD-ĐT phải đặt vào vị trí người dân để tư duy.
Xung quanh việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xin rút Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau 2015 ra khỏi nội dung kỳ họp của Quốc hội tới, bà Ngô Thị Minh- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Chính phủ nên tổng kết Nghị quyết 40/NQ-QH về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông của Quốc hội khóa 10.
"Tại sao ngành GD-ĐT vẫn chưa đi đến đích của vấn đề là đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm và dạy học có thiết bị trợ giảng như mục tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội nêu ra", bà Minh đề nghị làm rõ.
Vị đại biểu này cho rằng bản thân Nghị quyết 40 của Quốc hội chưa có khuyết điểm gì mà vấn đề chỉ là chương trình sách giáo khoa hiện có những nội dung hơi thừa.
Nếu chiếu theo cách dạy và học theo công nghệ thông tin hiện tại, nội dung nào thừa, ngành Giáo dục chủ động cắt, chứ không nhất thiết phải chủ động phải biên soạn thêm sách giáo khoa phổ thông sau 2015.
"Vậy nên tôi cho rằng trong thời điểm hiện tại chúng ta chưa nên thực hiện Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau 2015 mà ngành GD-ĐT nên hướng tới thực hiện bằng được mục tiêu được nêu ra trong Đề án đổi mới căn bản giáo dục GD-ĐT, theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng", đại biểu Ngô Thị Minh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó phải đổi mới chương trình sách giáo khoa theo Nghị quyết 40 của Quốc hội, đồng thời chuẩn bị nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện mục tiêu phân luồng tốt học sinh sau THCS.
Ngoài ra ngành GD-ĐT tiến tới mục tiêu giãn số học sinh/lớp, tận dụng các phòng học hiện nay làm phòng học bộ môn, thí nghiệm, thực tập. Ngành GD-ĐT không nên nhất mực đòi hỏi Nhà nước phải xây thêm trường học, phòng học mới trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế trong nước còn khó khăn như hiện tại.
Đánh giá về việc Bộ GD-ĐT nhận sai sót trong khi đưa ra con số 34.000 tỷ đồng cho đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa, bà Ngô Thị Minh chia sẻ: "Tôi là đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Ninh, do vậy sau khi tiếp xúc với cử tri Quảng Ninh, thấy nhiều cử tri bức xúc cho rằng có sự không nhất quán trong lãnh đạo Bộ GD-ĐT.
Tôi cho rằng, khi Bộ trưởng đi vắng, Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng trình bày Đề án trước Quốc hội thì Thứ trưởng phải có trách nhiệm trước phát ngôn của mình. Mặc dù trong Đề án, Bộ GD-ĐT không nhắc đến con số 34.000 tỷ, nhưng khi các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Thứ trưởng đã trả lời, nêu ra con số đó.
Và khi Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát ngôn thì dù có không đáp ứng ý nghĩ riêng của Bộ trưởng, Bộ trưởng cũng nên tôn trọng ý kiến đó, nên có cách giải thích khác, chứ không nên giải thích là con số 34.000 tỷ là không có trong Đề án".
Được biết, ngay sau khi đến phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội báo cáo xin tạm dừng Đề án, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã xin về và không dự tiếp phiên họp của Ủy ban, bà Minh phát biểu là thật tiếc khi Bộ trưởng không ở đây để tiếp thu ý kiến của các thành viên trong Ủy ban.
"Tôi sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT dừng Đề án Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau 2015. Tiếp theo tôi cũng nêu ý kiến của cử tri Quảng Ninh về những búc xúc của họ liên quan tới vấn đề giáo dục hiện nay.
Cử tri Quảng Ninh cho rằng, trong khi tình hình GD-ĐT đang rối bời như hiện nay, chương trình này chưa xong lại đến đổi mới chương trình khác. Nếu bản thân chương trình sách giáo khoa hiện có lỗi gì cần mổ xẻ chứ cứ bắt học sinh cả nước thay đổi liên tục như hiện tại sẽ rất "khổ", bà Minh thông tin.
Bên cạnh đó, cử tri cũng cho rằng hiện tình trạng loạn sách tham khảo đang khiến học sinh và phụ huynh hoang mang. Bộ GD-ĐT cần thẩm tra kỹ những bộ sách tham khảo do các cơ quan khác ban hành, không nên để tình trạng "bung bét" như hiện tại.
"Họ kiến nghị Bộ GD-ĐT, những nhà quản lý giáo dục hãy đặt mình vào vị trí người dân để xem người dân tư duy thế nào chứ đừng chỉ ngồi trên để chỉ đạo", bà Ngô Thị Minh chia sẻ.
Phạm Thịnh
Xung quanh việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xin rút Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau 2015 ra khỏi nội dung kỳ họp của Quốc hội tới, bà Ngô Thị Minh- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Chính phủ nên tổng kết Nghị quyết 40/NQ-QH về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông của Quốc hội khóa 10.
Đại biểu Ngô Thị Minh |
Vị đại biểu này cho rằng bản thân Nghị quyết 40 của Quốc hội chưa có khuyết điểm gì mà vấn đề chỉ là chương trình sách giáo khoa hiện có những nội dung hơi thừa.
Nếu chiếu theo cách dạy và học theo công nghệ thông tin hiện tại, nội dung nào thừa, ngành Giáo dục chủ động cắt, chứ không nhất thiết phải chủ động phải biên soạn thêm sách giáo khoa phổ thông sau 2015.
"Vậy nên tôi cho rằng trong thời điểm hiện tại chúng ta chưa nên thực hiện Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông sau 2015 mà ngành GD-ĐT nên hướng tới thực hiện bằng được mục tiêu được nêu ra trong Đề án đổi mới căn bản giáo dục GD-ĐT, theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng", đại biểu Ngô Thị Minh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó phải đổi mới chương trình sách giáo khoa theo Nghị quyết 40 của Quốc hội, đồng thời chuẩn bị nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện mục tiêu phân luồng tốt học sinh sau THCS.
Ngoài ra ngành GD-ĐT tiến tới mục tiêu giãn số học sinh/lớp, tận dụng các phòng học hiện nay làm phòng học bộ môn, thí nghiệm, thực tập. Ngành GD-ĐT không nên nhất mực đòi hỏi Nhà nước phải xây thêm trường học, phòng học mới trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế trong nước còn khó khăn như hiện tại.
Đại biểu Ngô Thị Minh cho rằng chưa cần có một đề án để thay toàn bộ sách giáo khoa |
Tôi cho rằng, khi Bộ trưởng đi vắng, Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng trình bày Đề án trước Quốc hội thì Thứ trưởng phải có trách nhiệm trước phát ngôn của mình. Mặc dù trong Đề án, Bộ GD-ĐT không nhắc đến con số 34.000 tỷ, nhưng khi các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Thứ trưởng đã trả lời, nêu ra con số đó.
|
Được biết, ngay sau khi đến phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội báo cáo xin tạm dừng Đề án, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã xin về và không dự tiếp phiên họp của Ủy ban, bà Minh phát biểu là thật tiếc khi Bộ trưởng không ở đây để tiếp thu ý kiến của các thành viên trong Ủy ban.
"Tôi sẽ đề nghị Bộ GD-ĐT dừng Đề án Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau 2015. Tiếp theo tôi cũng nêu ý kiến của cử tri Quảng Ninh về những búc xúc của họ liên quan tới vấn đề giáo dục hiện nay.
Cử tri Quảng Ninh cho rằng, trong khi tình hình GD-ĐT đang rối bời như hiện nay, chương trình này chưa xong lại đến đổi mới chương trình khác. Nếu bản thân chương trình sách giáo khoa hiện có lỗi gì cần mổ xẻ chứ cứ bắt học sinh cả nước thay đổi liên tục như hiện tại sẽ rất "khổ", bà Minh thông tin.
Bên cạnh đó, cử tri cũng cho rằng hiện tình trạng loạn sách tham khảo đang khiến học sinh và phụ huynh hoang mang. Bộ GD-ĐT cần thẩm tra kỹ những bộ sách tham khảo do các cơ quan khác ban hành, không nên để tình trạng "bung bét" như hiện tại.
"Họ kiến nghị Bộ GD-ĐT, những nhà quản lý giáo dục hãy đặt mình vào vị trí người dân để xem người dân tư duy thế nào chứ đừng chỉ ngồi trên để chỉ đạo", bà Ngô Thị Minh chia sẻ.
Phạm Thịnh
Bình luận