(VTC News) - Quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đưa ra tuyên bố với truyền thông nhằm lấp liếm lý do cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản dẫn lời Jin Zhirui, sĩ quan của Trụ sở không quân Trung Quốc phát biểu tại diễn đàn an ninh Xiangshan ngày 22/11 nói: "Việc cải tạo đảo nhằm hỗ trợ cho các hệ thống radar và hoạt động tình báo của chúng tôi".
Theo tờ báo Nhật Bản, Trung Quốc được cho là đang tổ chức cải tạo trái phép 6 trong số 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có đảo Gạc Ma, bãi Châu Viên, đá Ga Vên, đá Chữ Thập..
Asahi Shimbun cho rằng một quan chức quân đội có kinh nghiệm hoạt động trong không quân như Jin đứng ra giải thích trực tiếp trước báo giới nước ngoài về những động thái trên Biển Đông của Bắc Kinh là một điều bất thường.
Ngày 22/11, Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời quan chức Washington kêu gọi Bắc Kinh ngừng các hoạt động mở rộng đảo trái phép ở Trường Sa.
Tờ báo Hong Kong dẫn lời phát ngôn viên quân đội Mỹ nói Trung Quốc đang có ý đồ cải tạo trái phép các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để mở đường cho việc xây dựng sân bay.
Trung tá Jeffrey Pool của quân đội Mỹ nói các dự án cải tạo đang được Bắc Kinh thực hiện trên đảo Chữ Thập với mục đích xây dựng sân bay. "Đó có vẻ như là những gì họ đang muốn hướng tới", Trung tá Pool nói về sân bay trên đảo với AFP.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trong 3 tháng vừa qua, Trung Quốc sử dụng các tàu hút bùn để cải tạo các đảo chìm thành đảo nổi. Kết quả của quá trình này được theo dõi qua ảnh vệ tinh từ tháng 8 đến tháng 11/2014.
Tờ báo dẫn nguồn báo cáo của trang quân sự IHS Jane's nói: "Việc cải tạo ở đá Chữ Thập là dự án thứ 4 và lớn nhất do Trung Quốc thực hiện trái phép ở quần đảo Trường Sa trong vòng 12-18 tháng qua".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam. Malaysia, Philippines, Bruney.
Bản đồ 9 đoạn đứt khúc hay còn gọi là 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông mà không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý, lịch sử nào.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản dẫn lời Jin Zhirui, sĩ quan của Trụ sở không quân Trung Quốc phát biểu tại diễn đàn an ninh Xiangshan ngày 22/11 nói: "Việc cải tạo đảo nhằm hỗ trợ cho các hệ thống radar và hoạt động tình báo của chúng tôi".
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo đảo Gạc Ma được chụp hồi tháng 2/2014 |
Asahi Shimbun cho rằng một quan chức quân đội có kinh nghiệm hoạt động trong không quân như Jin đứng ra giải thích trực tiếp trước báo giới nước ngoài về những động thái trên Biển Đông của Bắc Kinh là một điều bất thường.
Ngày 22/11, Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời quan chức Washington kêu gọi Bắc Kinh ngừng các hoạt động mở rộng đảo trái phép ở Trường Sa.
Tờ báo Hong Kong dẫn lời phát ngôn viên quân đội Mỹ nói Trung Quốc đang có ý đồ cải tạo trái phép các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để mở đường cho việc xây dựng sân bay.
Trung tá Jeffrey Pool của quân đội Mỹ nói các dự án cải tạo đang được Bắc Kinh thực hiện trên đảo Chữ Thập với mục đích xây dựng sân bay. "Đó có vẻ như là những gì họ đang muốn hướng tới", Trung tá Pool nói về sân bay trên đảo với AFP.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, trong 3 tháng vừa qua, Trung Quốc sử dụng các tàu hút bùn để cải tạo các đảo chìm thành đảo nổi. Kết quả của quá trình này được theo dõi qua ảnh vệ tinh từ tháng 8 đến tháng 11/2014.
Tờ báo dẫn nguồn báo cáo của trang quân sự IHS Jane's nói: "Việc cải tạo ở đá Chữ Thập là dự án thứ 4 và lớn nhất do Trung Quốc thực hiện trái phép ở quần đảo Trường Sa trong vòng 12-18 tháng qua".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam. Malaysia, Philippines, Bruney.
Bản đồ 9 đoạn đứt khúc hay còn gọi là 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông mà không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý, lịch sử nào.
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tùng Đinh (Theo Asahi Shimbun)
Tùng Đinh (Theo Asahi Shimbun)
Bình luận