(VTC News) - Lãnh đạo Bộ NN&PTNN nói rằng, với vấn nạn thực phẩm bẩn, về mặt nhận thức, phải thấy cơ quan quản lý nhà nước, người dân đều thấy rõ nhưng để phân biệt thì quá khó.
Theo phân tích của ông Lê Văn Hưng – Chuyên gia cao cấp – Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, để phân biệt thực phẩm bẩn, cần dựa vào 4 tiêu chí. Thứ nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh và chất phụ gia được phép hay là bị cấm. Thứ hai là kim loại nặng; thứ ba là số lượng vi sinh vật gây hại có trong hoa quả, thực phẩm và thứ tư là hàm lượng Nitrat (NO3) trong hoa quả.
Dựa trên những tiêu chí này, TS. Lê Văn Giang - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, thực phẩm của chúng ta hiện nay có một phần không nhỏ vượt quá tiêu chí an toàn kỹ thuật.
Ông Lê Đức Thịnh - Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN và PTNN cho rằng, thực phẩm bẩn đang là vấn nạn.
"Chúng ta đi ra khỏi ngõ đã thấy ứng xử của người tiêu dùng với các thực phẩm như: Những bà nội trợ cầm theo thuốc thử, rồi nhà nhà mua máy sục ô zôn. Cũng có ý kiến nói rằng truyền thông thổi phồng lên quá nhưng tôi không tán thành quan điểm này.
Tôi cũng thấy lo ngại vì không biết phân biệt thực hư như thế nào? Bộ NN&PTNT nhận thức vấn đề này rất sớm, chính Bộ trưởng NN&PTNN đã từng tuyên chiến vấn đề này đầu tiên ở trên diễn đàn quốc hội.
Về mặt nhận thức, phải thấy cơ quan quản lý nhà nước, người dân đều thấy rõ nhưng để phân biệt thì quá khó", ông Thịnh nhấn mạnh.
Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội thì thẳng thắn nói: "Thực phẩm bẩn bị coi là vấn nạn là đúng, nhưng với bản thân tôi, tôi cho rằng đây là quốc nạn, bởi hiện nay thực phẩm bẩn không chỉ xuất hiện ở chợ, ở những gánh hàng rong, mà nó đã đi vào cả các siêu thị uy tín – nơi mà rất đông người tiêu dùng gửi gắm niềm tin".
Điều đó khiến cho người tiêu dùng rơi vào “ma trận” hàng hóa và không thể phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch. Đây là lỗi của cơ quan quản lý nhà nước và chúng ta cần phải nghiêm túc đánh giá để có những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng. Theo tôi, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa mà còn ảnh hưởng tới đầu tư, du lịch.
Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là dù coi thực phẩm bẩn như một quốc nạn nhưng tại sao làm nhiều vẫn không hiệu quả? Lý giải điều này, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, lý do là bởi cách làm của chúng ta hiện nay chưa khoa học. Chúng ta không kiểm soát ở sản xuất mà lại kiểm soát ở khâu bán lẻ là chính, tức là không kiểm soát ở gốc mà lại kiểm soát ở ngọn.
Theo tôi, chúng ta hãy chọn một số loại thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, rau, quả để thí nghiệm kiểm soát trước chứ không chúng ta không có sức lực, tiền bạc để làm tất cả các mặt hàng (30.000 mặt hàng/siêu thị). Thêm nữa, chúng ta muốn cho dân ăn sạch thì phải đầu tư vào cơ chế chính sách, thủy lợi, thuế…
Ông Phú cũng đề xuất, tất cả những loại ăn vào bụng thì miễn lệ phí và tất cả các chi phí có liên quan đến thực phẩm cho nhân dân, thuế VAT phải bằng 0 (thu không đáng bao nhiêu).
Ngoài ra, chúng ta cần phải thiết lập được chuỗi sản xuất phân phối. Theo Quyết định 27/CP năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thì người sản xuất những mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng và giá cả khi đến tay người tiêu dùng. Nhưng thực tế, hiện tại chúng ta chưa làm được điều này.
Tôi khẳng định: Nếu chúng ta vẫn làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như hiện nay thì đến 10 năm nữa thực phẩm của chúng ta vẫn thế, và người chịu thiệt hại nhất vẫn chính là những người tiêu dùng. Song song với kiểm soát thực phẩm, thì chúng ta phải nâng cao đời sống, sức mua cho nhân dân, nhất là những người nghèo, bởi vì họ nghèo sẽ dẫn tới mua hàng hóa một cách xô bồ, khó chọn lọc theo ý của mình được. Điều này hết sức quan trọng.
Để hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, ông Lê Đức Thịnh cho rằng, tăng chế tài xử phạt là yếu tố cần thiết. Cần phải nghiêm khắc với các hành vi mang tính chất cố tình, gian dối để làm ra các sản phẩm không an toàn. Chúng tôi cũng phải nói, khi chúng ta tăng xử phạt phải đi kèm với giáo dục và tuyên truyền. Đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì phải xử lý nặng.
Châu Anh
Theo phân tích của ông Lê Văn Hưng – Chuyên gia cao cấp – Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam, để phân biệt thực phẩm bẩn, cần dựa vào 4 tiêu chí. Thứ nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh và chất phụ gia được phép hay là bị cấm. Thứ hai là kim loại nặng; thứ ba là số lượng vi sinh vật gây hại có trong hoa quả, thực phẩm và thứ tư là hàm lượng Nitrat (NO3) trong hoa quả.
Ảnh minh họa |
Ông Lê Đức Thịnh - Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN và PTNN cho rằng, thực phẩm bẩn đang là vấn nạn.
"Chúng ta đi ra khỏi ngõ đã thấy ứng xử của người tiêu dùng với các thực phẩm như: Những bà nội trợ cầm theo thuốc thử, rồi nhà nhà mua máy sục ô zôn. Cũng có ý kiến nói rằng truyền thông thổi phồng lên quá nhưng tôi không tán thành quan điểm này.
Tôi cũng thấy lo ngại vì không biết phân biệt thực hư như thế nào? Bộ NN&PTNT nhận thức vấn đề này rất sớm, chính Bộ trưởng NN&PTNN đã từng tuyên chiến vấn đề này đầu tiên ở trên diễn đàn quốc hội.
Về mặt nhận thức, phải thấy cơ quan quản lý nhà nước, người dân đều thấy rõ nhưng để phân biệt thì quá khó", ông Thịnh nhấn mạnh.
Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội thì thẳng thắn nói: "Thực phẩm bẩn bị coi là vấn nạn là đúng, nhưng với bản thân tôi, tôi cho rằng đây là quốc nạn, bởi hiện nay thực phẩm bẩn không chỉ xuất hiện ở chợ, ở những gánh hàng rong, mà nó đã đi vào cả các siêu thị uy tín – nơi mà rất đông người tiêu dùng gửi gắm niềm tin".
Điều đó khiến cho người tiêu dùng rơi vào “ma trận” hàng hóa và không thể phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch. Đây là lỗi của cơ quan quản lý nhà nước và chúng ta cần phải nghiêm túc đánh giá để có những giải pháp bảo vệ người tiêu dùng. Theo tôi, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tới tiêu dùng nội địa mà còn ảnh hưởng tới đầu tư, du lịch.
Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là dù coi thực phẩm bẩn như một quốc nạn nhưng tại sao làm nhiều vẫn không hiệu quả? Lý giải điều này, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, lý do là bởi cách làm của chúng ta hiện nay chưa khoa học. Chúng ta không kiểm soát ở sản xuất mà lại kiểm soát ở khâu bán lẻ là chính, tức là không kiểm soát ở gốc mà lại kiểm soát ở ngọn.
Theo tôi, chúng ta hãy chọn một số loại thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, rau, quả để thí nghiệm kiểm soát trước chứ không chúng ta không có sức lực, tiền bạc để làm tất cả các mặt hàng (30.000 mặt hàng/siêu thị). Thêm nữa, chúng ta muốn cho dân ăn sạch thì phải đầu tư vào cơ chế chính sách, thủy lợi, thuế…
Ông Phú cũng đề xuất, tất cả những loại ăn vào bụng thì miễn lệ phí và tất cả các chi phí có liên quan đến thực phẩm cho nhân dân, thuế VAT phải bằng 0 (thu không đáng bao nhiêu).
Ngoài ra, chúng ta cần phải thiết lập được chuỗi sản xuất phân phối. Theo Quyết định 27/CP năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thì người sản xuất những mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng và giá cả khi đến tay người tiêu dùng. Nhưng thực tế, hiện tại chúng ta chưa làm được điều này.
Tôi khẳng định: Nếu chúng ta vẫn làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như hiện nay thì đến 10 năm nữa thực phẩm của chúng ta vẫn thế, và người chịu thiệt hại nhất vẫn chính là những người tiêu dùng. Song song với kiểm soát thực phẩm, thì chúng ta phải nâng cao đời sống, sức mua cho nhân dân, nhất là những người nghèo, bởi vì họ nghèo sẽ dẫn tới mua hàng hóa một cách xô bồ, khó chọn lọc theo ý của mình được. Điều này hết sức quan trọng.
Để hạn chế tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay, ông Lê Đức Thịnh cho rằng, tăng chế tài xử phạt là yếu tố cần thiết. Cần phải nghiêm khắc với các hành vi mang tính chất cố tình, gian dối để làm ra các sản phẩm không an toàn. Chúng tôi cũng phải nói, khi chúng ta tăng xử phạt phải đi kèm với giáo dục và tuyên truyền. Đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì phải xử lý nặng.
Châu Anh
Bình luận