(VTC News) – Được gọi là “quái nhân” với những phát ngôn ngông cuồng nhưng ông Trương Đình Anh lại có sở thích “nghèo nàn”.
Phát ngôn ngông cuồng
Tại FPT, bên cạnh “huyền thoại” Trương Gia Bình, Trương Đình Anh là một trong những cái tên đình đám nhất. Không chỉ nổi danh nhờ tài lãnh đạo, ông Đình Anh còn được nhắc tới vì những phát ngôn ồn ào, thậm chí là ngông cuồng.
Khi còn rất trẻ, ông Đình Anh từng tuyên bố “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ước mơ lớn lao của ông không nhận được sự đồng cảm từ nhiều người. Ngược lại, đa số cho rằng ông quá ngạo mạn, ngông cuồng.
Và thực tế cho thấy dù ông Trương Đình Anh là người thực tài nhưng tuyên bố “trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi” mãi chỉ là ước mơ viển vông. Cho tới 2015, khi đã 45 xuân xanh, ông Đình Anh vẫn còn dang dở với hai ước mơ lớn trong đời.
Dù vậy, nhiều người cho rằng ông Trương Đình Anh chưa hẳn đã từ bỏ hai ước mơ lớn này vì ông đặt tên cho con trai đầu là… Trương Đình Anh. Có vẻ như vị doanh nhân này kỳ vọng con sẽ thay ông làm nốt những việc ông chưa thực hiện được.
Điều này hoàn toàn có lý khi ông từng nói: “Chúng tôi đặt tên Anh cho con của mình với kỳ vọng chúng sẽ làm được những điều chúng tôi chưa thể hoàn thành".
Phát ngôn liên quan đến tiền của ông Trương Đình Anh cũng được cư dân mạng chú ý. Khi được hỏi ông sẽ ứng xử thế nào khi có nhiều tiền, ông cho biết: “Tôi rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội, chỉ có như vậy 90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích - thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng.
Đối với gia đình tôi, 5% những gì chúng tôi có là hoàn toàn đủ để chúng tôi sống tốt. 5% nữa có thể giúp chúng tôi sống một cách thoải mái hơn. Vậy 90% còn lại, tôi có thể làm gì để cuộc sống của mình có ích hơn, phù hợp với những gì mình tâm huyết?
Tôi dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một Quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội”.
Hiện tại, ông Trương Đình Anh chưa rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp nên chưa thể biết được liệu ông có thực hiện theo đúng “tuyên ngôn” của mình hay không.
Không chỉ có những phát ngôn ngông cuồng, ông Trương Đình Anh còn là người không ngại nói thật dù sự thật có thể khiến nhiều “ông lớn” phật lòng. Trong bài phát biểu nhậm chức Tổng giám đốc FPT, ông Trương Đình Anh thẳng thắn giải mã nguyên nhân tình hình kinh doanh của FPT không khả quan.
Ông Trương Đình Anh nói: “Việc FPT niêm yết thành công trên sàn chứng khoán vào 13/12/2006 đã đem lại thành công tài chính cho nhiều cá nhân nhưng cũng dẫn tới nhiều hệ lụy. Các cán bộ điều hành của chúng ta đã giàu lên nhanh chóng, đã trở thành những tỷ phú. Khi đó, những đồng lương, thưởng trước đây hấp dẫn thì nay chỉ còn là một con số nhỏ trong bảng tổng tài sản.
Chúng ta nhìn nhận một thực tế là chúng ta ở nhà to hơn, đi xe đẹp hơn, trong túi có nhiều tiền hơn nhưng lại mang trong mình ít khát vọng hơn. Tinh thần chiến đấu của nhiều người FPT đã bị giảm sút”.
Vừa “vạch ra” yếu điểm của người nhà, ông Trương Đình Anh vừa “chấm” đối thủ. Khi Viettel tuyên bố đang nhắm tới vị trí số ‘ trong làng công nghệ thông tin, ông Trương Đình Anh - Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng câu chuyện này không đơn giản. Ông quả quyết không phải làm giỏi một thứ là có thể làm giỏi mọi thứ khác.
Trong nội bộ FPT, ông Đình Anh cũng đã khiến không ít người giật mình thon thót với những tuyên bố kiểu như “Nếu đặt chữ Tình lên cao nhất, hệ thống sẽ không hoạt động được”, “Không có kẻ thù nào vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn” hay "Sẽ cách chức những ai trong 3 quý không hoàn thành kế hoạch.
Hành động quyết liệt
Tuyên bố “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi” của ông Trương Đình Anh không thành sự thật không có nghĩa tất cả phát ngôn sốc của ông Đình Anh chỉ là “nói cho vui miệng”.
Thực tế, ông Trương Đình Anh luôn có những hành động vô cùng quyết liệt để thực hiện những phát ngôn sốc của mình. Ông quyết liệt tới mức độc tài. Ngay khi nhậm chức Tổng giám đốc, ông đã tuyên bố “Sẽ cách chức những ai trong 3 quý không hoàn thành kế hoạch”. Và ông thực hiện “lời hứa” của mình. Ông sẵn sàng sa thải nếu nhân viên không hoàn thành kế hoạch, hoặc không làm đúng những gì ông yêu cầu.
Vì vậy, một vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT nhận xét về Trương Đình Anh: "Số lượng người ghét Trương Đình Anh trong FPT nhiều không kém số người thích anh ta".
“Phũ phàng” trong đối nhân xử thế và táo bạo trong việc đưa ra quyết định là điểm nổi bật khi nói về vị doanh nhân đặc biệt này. Trong suốt quãng thời gian dài làm việc tại FPT, ông Đình Anh có nhiều thời điểm giúp FPT có cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Đến năm 2003, FPT Telecom phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khi đó, Trương Đình Anh là người duy nhất đưa ra phương án táo bạo: vừa tự kéo cáp vừa tiến hành những thủ tục xin cấp phép của Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc, FPT Telecom đối diện với nguy cơ thua lỗ lớn nếu bị xử phạt.
Khi đó, hơn 90% ý kiến đưa ra không đồng tình với quyết định của tổng giám đốc. Ông Trương Đình Đình Anh đã phải lấy quyền cao nhất của mình để “phủ quyết” cho bước đi này, đưa FPT Telecom vực dậy và liên tục đạt mức tăng trưởng tốt.
Năm 2013 và 2014 là khoảng thời gian ông Trương Đình Anh “gây bão” khi liên tục rút lui khỏi các vị trí lãnh đạo cấp cao tại FPT. Song song với việc “bỏ ghế”, ông Trương Đình Anh bán gần hết cổ phiếu FPT. Giữa tháng 6/2014, ông Đình hoàn toàn rút lui khỏi FPT trong nhiều ồn ào.
Không phải đến khi có “chức sắc” tại FPT ông Đình Anh mới quyết liệt. Ngay khi mới 14 tuổi, ông đã đầu tư và thu về khoản tiền không nhỏ. Nhưng phải đến khi đầu tư mạo hiểm vào Phú Mỹ Hưng, ông Đình Anh mới có cơ hội thành triệu phú.
Nhưng dù ghét hay yêu, không ai có thể phủ nhận khả năng bẩm sinh "nhìn ra tiền" và điều hành kinh doanh hiệu quả của ông.
Sở thích “nghèo nàn”
Có bảng thành tích phong phú và đáng nể trên thương trường nhưng sở thích cá nhân của ông Trương Đình Anh lại khá “nghèo nàn”. Ông không mê siêu xe, ông thích nhậu nhẹt, ông thích “đốt tiền”.
Khi được hỏi khi có nhiều tiền ông sẽ làm gì, ông Trương Đình Anh viết: “Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi siêu xe, sẽ ăn tiêu thỏa thích.
Từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi. Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu “xa xỉ”. Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT”.
Không đốt tiền vào siêu xe nhưng ông là người đầu tiên trong tập đoàn mua ô tô riêng (Mazda 323). Ông giải thích rất đơn giản: “Các ông Giám đốc khác thì có đủ thứ để mê như chơi tennis, đánh golf, nhậu nhẹt... Tôi thì không có những sở thích đó. Tôi thích ô tô và tôi mua chiếc xe mình thích. Thế thôi”.
Không thích chơi golf, không thích nhậu nhẹt nên đa số thời gian còn lại ông Trương Đình Anh đều dành cho gia đình. Ngay sau khi hết việc tại công ty, Trương Đình Anh về thẳng nhà với vợ, chơi với con và gần như không giao du với ai sau giờ làm việc.
Đây cũng là một lý do khiến ông có rất ít bạn bè và không nhận được mối thiện cảm từ chính các đồng nghiệp tại FPT, những người rất hay tham gia các hoạt động tập thể.
Nhiều người đặt cho ông câu hỏi, dường như ông là một vị giám đốc chỉ biết đến máy tính và vợ con, Trương Đình Anh khẳng định: “Tất nhiên, mỗi người chỉ có 24h mỗi ngày. Chúng ta sẽ cân bằng cuộc sống thế nào?
Tôi nghĩ thành công của mỗi người gồm cả hai phía, một phía là sự thành đạt được ghi nhận trong xã hội, sự thành đạt về tài chính, về tiền bạc, hay về danh vọng. Nhưng một mặt khác phải xem chúng ta có hạnh phúc hay không khi chúng ta không tổ chức được một cuộc sống gia đình yên ấm, ngăn nắp”.
Bảo Linh (Tổng hợp)
Phát ngôn ngông cuồng
Tại FPT, bên cạnh “huyền thoại” Trương Gia Bình, Trương Đình Anh là một trong những cái tên đình đám nhất. Không chỉ nổi danh nhờ tài lãnh đạo, ông Đình Anh còn được nhắc tới vì những phát ngôn ồn ào, thậm chí là ngông cuồng.
Khi còn rất trẻ, ông Đình Anh từng tuyên bố “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ước mơ lớn lao của ông không nhận được sự đồng cảm từ nhiều người. Ngược lại, đa số cho rằng ông quá ngạo mạn, ngông cuồng.
Và thực tế cho thấy dù ông Trương Đình Anh là người thực tài nhưng tuyên bố “trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi” mãi chỉ là ước mơ viển vông. Cho tới 2015, khi đã 45 xuân xanh, ông Đình Anh vẫn còn dang dở với hai ước mơ lớn trong đời.
"Quái nhân" Trương Đình Anh |
Điều này hoàn toàn có lý khi ông từng nói: “Chúng tôi đặt tên Anh cho con của mình với kỳ vọng chúng sẽ làm được những điều chúng tôi chưa thể hoàn thành".
Phát ngôn liên quan đến tiền của ông Trương Đình Anh cũng được cư dân mạng chú ý. Khi được hỏi ông sẽ ứng xử thế nào khi có nhiều tiền, ông cho biết: “Tôi rất hâm mộ nhiều doanh nhân thành đạt đã dùng phần lớn thời gian và tài sản để phục vụ xã hội, chỉ có như vậy 90% tài sản kia mới được sử dụng một cách nhân bản, hiệu quả và có ích - thay vì cứ giữ chặt chúng ở trong két sắt hay trong ngân hàng.
Đối với gia đình tôi, 5% những gì chúng tôi có là hoàn toàn đủ để chúng tôi sống tốt. 5% nữa có thể giúp chúng tôi sống một cách thoải mái hơn. Vậy 90% còn lại, tôi có thể làm gì để cuộc sống của mình có ích hơn, phù hợp với những gì mình tâm huyết?
Tôi dự kiến trong tương lai, khi rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp sẽ quyên phần lớn tài sản của mình vào một Quỹ và dành toàn bộ thời gian để phát triển và phục vụ cho nhiều lợi ích xã hội”.
Hiện tại, ông Trương Đình Anh chưa rời khỏi việc điều hành doanh nghiệp nên chưa thể biết được liệu ông có thực hiện theo đúng “tuyên ngôn” của mình hay không.
Không chỉ có những phát ngôn ngông cuồng, ông Trương Đình Anh còn là người không ngại nói thật dù sự thật có thể khiến nhiều “ông lớn” phật lòng. Trong bài phát biểu nhậm chức Tổng giám đốc FPT, ông Trương Đình Anh thẳng thắn giải mã nguyên nhân tình hình kinh doanh của FPT không khả quan.
Ông Trương Đình Anh nói: “Việc FPT niêm yết thành công trên sàn chứng khoán vào 13/12/2006 đã đem lại thành công tài chính cho nhiều cá nhân nhưng cũng dẫn tới nhiều hệ lụy. Các cán bộ điều hành của chúng ta đã giàu lên nhanh chóng, đã trở thành những tỷ phú. Khi đó, những đồng lương, thưởng trước đây hấp dẫn thì nay chỉ còn là một con số nhỏ trong bảng tổng tài sản.
Chúng ta nhìn nhận một thực tế là chúng ta ở nhà to hơn, đi xe đẹp hơn, trong túi có nhiều tiền hơn nhưng lại mang trong mình ít khát vọng hơn. Tinh thần chiến đấu của nhiều người FPT đã bị giảm sút”.
Vừa “vạch ra” yếu điểm của người nhà, ông Trương Đình Anh vừa “chấm” đối thủ. Khi Viettel tuyên bố đang nhắm tới vị trí số ‘ trong làng công nghệ thông tin, ông Trương Đình Anh - Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho rằng câu chuyện này không đơn giản. Ông quả quyết không phải làm giỏi một thứ là có thể làm giỏi mọi thứ khác.
Trong nội bộ FPT, ông Đình Anh cũng đã khiến không ít người giật mình thon thót với những tuyên bố kiểu như “Nếu đặt chữ Tình lên cao nhất, hệ thống sẽ không hoạt động được”, “Không có kẻ thù nào vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn” hay "Sẽ cách chức những ai trong 3 quý không hoàn thành kế hoạch.
Hành động quyết liệt
Tuyên bố “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi” của ông Trương Đình Anh không thành sự thật không có nghĩa tất cả phát ngôn sốc của ông Đình Anh chỉ là “nói cho vui miệng”.
|
Vì vậy, một vị Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT nhận xét về Trương Đình Anh: "Số lượng người ghét Trương Đình Anh trong FPT nhiều không kém số người thích anh ta".
“Phũ phàng” trong đối nhân xử thế và táo bạo trong việc đưa ra quyết định là điểm nổi bật khi nói về vị doanh nhân đặc biệt này. Trong suốt quãng thời gian dài làm việc tại FPT, ông Đình Anh có nhiều thời điểm giúp FPT có cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Đến năm 2003, FPT Telecom phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khi đó, Trương Đình Anh là người duy nhất đưa ra phương án táo bạo: vừa tự kéo cáp vừa tiến hành những thủ tục xin cấp phép của Nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc, FPT Telecom đối diện với nguy cơ thua lỗ lớn nếu bị xử phạt.
Khi đó, hơn 90% ý kiến đưa ra không đồng tình với quyết định của tổng giám đốc. Ông Trương Đình Đình Anh đã phải lấy quyền cao nhất của mình để “phủ quyết” cho bước đi này, đưa FPT Telecom vực dậy và liên tục đạt mức tăng trưởng tốt.
Năm 2013 và 2014 là khoảng thời gian ông Trương Đình Anh “gây bão” khi liên tục rút lui khỏi các vị trí lãnh đạo cấp cao tại FPT. Song song với việc “bỏ ghế”, ông Trương Đình Anh bán gần hết cổ phiếu FPT. Giữa tháng 6/2014, ông Đình hoàn toàn rút lui khỏi FPT trong nhiều ồn ào.
Ồn ào trên thương trường nhưng ông Đình Anh sống khá khép kín |
Nhưng dù ghét hay yêu, không ai có thể phủ nhận khả năng bẩm sinh "nhìn ra tiền" và điều hành kinh doanh hiệu quả của ông.
Sở thích “nghèo nàn”
Có bảng thành tích phong phú và đáng nể trên thương trường nhưng sở thích cá nhân của ông Trương Đình Anh lại khá “nghèo nàn”. Ông không mê siêu xe, ông thích nhậu nhẹt, ông thích “đốt tiền”.
Khi được hỏi khi có nhiều tiền ông sẽ làm gì, ông Trương Đình Anh viết: “Tôi cùng từng suy nghĩ rất nhiều khi tự đặt cho mình câu hỏi này. Lúc chưa có tiền, tôi nghĩ mình sẽ tậu nhà to, sẽ chơi siêu xe, sẽ ăn tiêu thỏa thích.
Từ khi tay trắng đến khi có tiền, cách sống của tôi rất ít thay đổi. Khi bạn tự tay kiếm ra từng đồng tiền, bạn sẽ ít khi tiêu chúng một cách hoang phí. Tôi cũng không định dành cho các con mình một sự khởi đầu “xa xỉ”. Tôi mong muốn các con mình được học hành đầy đủ và rồi tự tìm cho mình một con đường, để gắn bó lâu dài, trung thành như tôi đã từng trải nghiệm ở FPT”.
Không đốt tiền vào siêu xe nhưng ông là người đầu tiên trong tập đoàn mua ô tô riêng (Mazda 323). Ông giải thích rất đơn giản: “Các ông Giám đốc khác thì có đủ thứ để mê như chơi tennis, đánh golf, nhậu nhẹt... Tôi thì không có những sở thích đó. Tôi thích ô tô và tôi mua chiếc xe mình thích. Thế thôi”.
Không thích chơi golf, không thích nhậu nhẹt nên đa số thời gian còn lại ông Trương Đình Anh đều dành cho gia đình. Ngay sau khi hết việc tại công ty, Trương Đình Anh về thẳng nhà với vợ, chơi với con và gần như không giao du với ai sau giờ làm việc.
Đây cũng là một lý do khiến ông có rất ít bạn bè và không nhận được mối thiện cảm từ chính các đồng nghiệp tại FPT, những người rất hay tham gia các hoạt động tập thể.
Nhiều người đặt cho ông câu hỏi, dường như ông là một vị giám đốc chỉ biết đến máy tính và vợ con, Trương Đình Anh khẳng định: “Tất nhiên, mỗi người chỉ có 24h mỗi ngày. Chúng ta sẽ cân bằng cuộc sống thế nào?
Tôi nghĩ thành công của mỗi người gồm cả hai phía, một phía là sự thành đạt được ghi nhận trong xã hội, sự thành đạt về tài chính, về tiền bạc, hay về danh vọng. Nhưng một mặt khác phải xem chúng ta có hạnh phúc hay không khi chúng ta không tổ chức được một cuộc sống gia đình yên ấm, ngăn nắp”.
Bảo Linh (Tổng hợp)
Bình luận