BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược - cơ sở 3 cho biết, cây mùi được trồng phổ biến ở khắp nước ta nhưng chỉ thấy các gia đình lấy lá làm gia vị, hay một số ít dùng trong ngày Tết nấu nước tắm cho thơm.
Tai nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc người ta trồng cây mùi quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và cất tính dầu dùng trong công nghiệp nước hoa.
Trong quả mùi có 0,3 đến 0,8, có khi 1% tinh dầu. Ngoài ra còn 13-20% chất béo, 16-18% chất protein, 3 8% xenluloza và 13% chất không nitơ. Bên cạnh đó lá và thân cũng chứa trên dưới 1% tinh dầu.
"Quả mùi là một vị thuốc được dùng trong đông y và tây y", bác sĩ Vũ nói.
Tây y dùng quả mùi làm thuốc trung tiện, kích thích và giúp tiêu hóa. Ngoài ra mùi còn được dùng trong công nghiệp nước hoa, hương liệu cho chè và rượu.
Quả mùi có vị cay, tính ôn, đông y dùng làm thuốc thúc đẩy mọc sởi, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, lợi tiểu, hạ sốt, giải cảm, chữa ho, ngạt mũi.
Bài thuốc từ quả mùi
- Thúc đẩy mọc sởi: Khi sởi mới mọc, mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng hạt quả mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
Cách làm quả mùi 80g tán nhỏ, rượu 100 ml, nước 100 ml, đun sôi, đậy kín tránh bay hơi, lọc bỏ bã, phun từ đầu đến chân, trừ mặt.
- Phụ nữ sau đẻ ít sữa: Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.
- Mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa mặt, nốt đen sẽ mất dần.
- Trị bệnh trĩ: Với những người bị trĩ, lấy 100g hạt mùi rang thơm sau đó xay thành bột mịn, hòa với rượu, uống lúc đói. Hoặc quả mùi đốt hun lấy khói hứng vào vị trí múi trĩ lòi ra.
- Trị giun kim: hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ.
Vị bác sĩ khuyến cáo, người bị chứng cước khí, kìm sang, sâu răng, hôi miệng không nên ăn rau mùi.
Bình luận