(VTC News) - Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các thiên thạch một cách kỹ càng hơn, các nhà khoa học từ ESA đang lên kế hoạch táo bạo: phá nổ chúng.
Những sự kiện thiên thạch hay tiểu hành tinh bay sượt qua Trái đất đang xuất hiện ngày một nhiều hơn và các nhà khoa học luôn lo lắng một ngày nào đó chúng sẽ đâm vào hành tinh xanh. Vì vậy, họ không thể ngồi yên trước hiện thực này.
Cơ quan không gian châu Âu (ESA) vừa thông qua kế hoạch sử dụng những tàu con thoi không người lái đâm thẳng vào các mảnh thiên thạch hướng về Trái đất khiến chúng vỡ tan tành để nhận biết nhiều hợp chất có chứa bên trong chúng mà không cần đến những tên lửa hành trình.
Kế hoạch này sẽ được hỗ trợ bằng dự án AIM (Asteroid Impact Mission - Va chạm thiên thạch), hay chính là việc đưa các tàu thăm dò theo các mảnh thiên thạch hoặc tiểu hành tinh mà ESA hay NASA phát hiện được ngoài vũ trụ. AIM đang được lên kế hoạch vào quỹ đạo trong 5 năm tới.
Từ những thông tin này, các nhà khoa học có thể tạo ra những tàu con thoi khác từ mặt đất với nhiệm vụ chính là đâm sầm vào các tiểu hành tinh hay thiên thạch đã được AIM theo dõi.
Người ta gọi những tàu con thoi này là DART (phi tiêu). Còn AIM có nghĩa "nhắm bắn". Cách gọi chơi chữ của các nhà khoa học, hãy nhắm bắn (AIM), trước khi ném chiếc phi tiêu (DART).
Ian Carnelli, người quản lý dự án AIM từ ESA cho biết "Ý tưởng này chắc chắn sẽ thành công. Khi chúng ta phá hủy các tiểu hành tinh, chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu một cách rõ ràng nhất về thành phần cấu tạo của chúng và thậm chí có thể làm rõ nhiều nghi vấn đã được giới khoa học tranh cãi trong nhiều năm qua".
Khánh Huy (theo Discovery)
Những sự kiện thiên thạch hay tiểu hành tinh bay sượt qua Trái đất đang xuất hiện ngày một nhiều hơn và các nhà khoa học luôn lo lắng một ngày nào đó chúng sẽ đâm vào hành tinh xanh. Vì vậy, họ không thể ngồi yên trước hiện thực này.
Cơ quan không gian châu Âu (ESA) vừa thông qua kế hoạch sử dụng những tàu con thoi không người lái đâm thẳng vào các mảnh thiên thạch hướng về Trái đất khiến chúng vỡ tan tành để nhận biết nhiều hợp chất có chứa bên trong chúng mà không cần đến những tên lửa hành trình.
Các nhà khoa học đang muốn phá hủy các tiểu hành tinh để nghiên cứu |
Video: Một tiểu hành tinh khổng lồ tiếp cận Trái đất:
quocte/2015/01/21/Video-Mt-tiu-hnh-tinh-khng-l-tip-cn-tri-t-1421828178.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Các tàu do thám này được giao nhiệm vụ "bám" vào các tiểu hành tinh, sau đó thực hiện quá trình đo đạc kích thước, trọng lượng của nó bằng các tia đặc biệt. Cuối cùng, tàu do thám sẽ mang về những phân tích về tiểu hành tinh cùng bản đồ nhiệt. Từ những thông tin này, các nhà khoa học có thể tạo ra những tàu con thoi khác từ mặt đất với nhiệm vụ chính là đâm sầm vào các tiểu hành tinh hay thiên thạch đã được AIM theo dõi.
Người ta gọi những tàu con thoi này là DART (phi tiêu). Còn AIM có nghĩa "nhắm bắn". Cách gọi chơi chữ của các nhà khoa học, hãy nhắm bắn (AIM), trước khi ném chiếc phi tiêu (DART).
Ian Carnelli, người quản lý dự án AIM từ ESA cho biết "Ý tưởng này chắc chắn sẽ thành công. Khi chúng ta phá hủy các tiểu hành tinh, chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu một cách rõ ràng nhất về thành phần cấu tạo của chúng và thậm chí có thể làm rõ nhiều nghi vấn đã được giới khoa học tranh cãi trong nhiều năm qua".
Khánh Huy (theo Discovery)
Bình luận