Giá thịt trâu nhập khẩu thấp hơn nhiều so với thịt bò trong nước nên không ít người đã “phù phép” thành thịt bò nhằm kiếm lợi bất chính.
“Từ đầu năm 2016 đến nay, TP. HCM phát hiện nhiều trường hợp rã đông thịt trâu nhập khẩu rồi bán với giá thịt bò tươi.
Điều này khiến người tiêu dùng vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa bị mất tiền oan” - ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết.
Thịt bò = thịt trâu đông lạnh + hóa chất
Theo Chi cục Thú y TP.HCM, ngày 15-4, Chi cục và Phòng Cảnh sát môi trường TP (PC49) đã bất ngờ kiểm tra cửa hàng kinh doanh thịt bò trên đường Bùi Hữu Nghĩa (gần chợ Hòa Bình, quận 5) do ông Nguyễn Văn S. làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận 1.045 kg thịt trâu Ấn Độ đông lạnh nhập khẩu và phụ phẩm bò không giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong đó một số thịt trâu đang được ngâm rã đông trong nước. Ông S. cho biết sau khi rã đông, thịt trâu được tẩm hóa chất thành thịt bò tươi để bán ra thị trường.
Trước đó, Chi cục Thú y và PC49 cũng phát hiện bà Nguyễn Thị Th. (ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) đang rã đông 1.300 kg thịt trâu đông lạnh có nguồn gốc Ấn Độ. Đoàn kiểm tra còn ghi nhận 500 kg thịt trâu đã rã đông và chuẩn bị tẩm hóa chất, 1.000 kg thịt trâu đã “hóa” thành thịt bò và 50 kg bột hóa chất màu trắng.
“Từ đầu năm 2016 đến nay, TP. HCM phát hiện nhiều trường hợp rã đông thịt trâu nhập khẩu rồi bán với giá thịt bò tươi.
Điều này khiến người tiêu dùng vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa bị mất tiền oan” - ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết.
Thịt bò = thịt trâu đông lạnh + hóa chất
Theo Chi cục Thú y TP.HCM, ngày 15-4, Chi cục và Phòng Cảnh sát môi trường TP (PC49) đã bất ngờ kiểm tra cửa hàng kinh doanh thịt bò trên đường Bùi Hữu Nghĩa (gần chợ Hòa Bình, quận 5) do ông Nguyễn Văn S. làm chủ.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận 1.045 kg thịt trâu Ấn Độ đông lạnh nhập khẩu và phụ phẩm bò không giấy chứng nhận kiểm dịch. Trong đó một số thịt trâu đang được ngâm rã đông trong nước. Ông S. cho biết sau khi rã đông, thịt trâu được tẩm hóa chất thành thịt bò tươi để bán ra thị trường.
Trước đó, Chi cục Thú y và PC49 cũng phát hiện bà Nguyễn Thị Th. (ấp 4, xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn) đang rã đông 1.300 kg thịt trâu đông lạnh có nguồn gốc Ấn Độ. Đoàn kiểm tra còn ghi nhận 500 kg thịt trâu đã rã đông và chuẩn bị tẩm hóa chất, 1.000 kg thịt trâu đã “hóa” thành thịt bò và 50 kg bột hóa chất màu trắng.
hịt trâu nhập khẩu đã rã đông bị phát hiện tại cơ sở ông Nguyễn Văn S. (quận 5, TP.HCM). Thịt này sau đó được rã đông và bán cho khách với giá thịt tươi. |
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Th. cho biết thịt trâu ngâm hóa chất thành thịt bò được tiêu thụ tại các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP.HCM.
Chỉ trong bốn tháng đầu năm nay, ít nhất bảy vụ thịt bò giả được cơ quan chức năng TP.HCM phát hiện, tang vật lên đến cả chục tấn.
Theo thống kê của ngành thú y, mỗi tuần các kho lạnh tại TP.HCM tiếp nhận trên 1.000 tấn thịt và phụ phẩm trâu đông lạnh. Trong khi đó, người tiêu dùng hầu như không thể tìm thấy thịt trâu nhập bán lẻ ở bất cứ chợ nào.
“Vậy sản lượng thịt trâu đông lạnh nhập khẩu này phải chăng đã được “phù phép” để đi đến người tiêu dùng dưới danh nghĩa thịt bò tươi?” - ông Nguyên đặt nghi vấn.
Lời “khủng”, bất chấp hậu quả
Chị Trần Thị Thu, nhân viên một công ty kinh doanh hàng đông lạnh ở quận 1, TP.HCM, cho biết hiện thịt trâu nhập vào Việt Nam chủ yếu từ Ấn Độ. Giá nhập trung bình khoảng 80.000-95.000 đồng/kg, thậm chí có loại thấp hơn chỉ hơn 30.000 đồng/kg.
“Thế nhưng khi thịt trâu “hóa phép” thành thịt bò tươi thì giá hơn 200.000 đồng/kg. Với mức chênh lệch gấp đôi, người tiêu dùng bị “móc túi” khoản tiền không nhỏ” - chị Thu nói.
Ngoài ra, nhiều thương lái cho biết thịt trâu và thịt bò giả khó có thể phân biệt vì các thớ thịt giống nhau. Hơn nữa, mỡ trâu sau khi được tẩm cho có màu vàng giống mỡ bò nên cũng rất khó phân biệt. Có người còn ngâm thịt trâu trong huyết bò để bò giả có mùi giống như bò thật, dễ đánh lừa người tiêu dùng.
Theo TS Phan Thế Đồng - Trưởng dự án An toàn thực phẩm, Trường ĐH Hoa Sen, thịt trâu ngâm trong nước bẩn để rã đông chẳng những làm mất độ ngọt trong thịt mà còn rất dễ nhiễm vi khuẩn, có nguy cơ gây ngộ độc. “Chưa hết, sử dụng hóa chất, mùi hương không nguồn gốc để biến thịt trâu thành thịt bò ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng” - TS Đồng lưu ý.
Video: Phù phép tim lợn đông lạnh siêu rẻ thành tim ‘tươi rói’
Nguồn: Pháp luật TP. HCM
Bình luận