(VTC News) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành giáo dục phải chủ động nhận việc khó về mình để giảm bớt nhiêu khê, tạo thuận lợi cho thí sinh và người dân trong kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Ngày 21/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.
Báo cáo trước Phó Thủ tướng, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cho biết tỉnh này có 20.635 thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia 2015. Trong đó, số thí sinh dự thi tại cụm thi do các trường đại học chủ trì chiếm 60,55%; số thí sinh dự thi tại cụm do Sở GD&ĐT chủ trì là 39,45%.
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp và giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền nhằm sự đồng thuận đối với chủ trương cũng như phương án, cách thức tổ chức kỳ thi.
Về tỷ lệ gần 40% học sinh Hải Dương chỉ đăng ký dự thi tốt nghiệp, lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cả học sinh lẫn phụ huynh đã nhận thức rõ ràng hơn về định hướng nghề nghiệp thay cho tâm lý cứ tốt nghiệp là đi thi đại học, cũng không cần biết có đỗ hay không.
Vị Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định chưa bao giờ chạy theo thành tích và cam kết sẽ tổ chức kỳ thi đáp ứng mục tiêu và đảm bảo nguyên tắc an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, không để xảy ra sai sót nghiêm trọng; xử lí tốt các tình huống bất thường (nếu có).
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng kỳ thi lần này về lâu dài nhằm đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy, đồng thời khắc phục bất cập trong việc phân luồng tuyển sinh ĐH, CĐ và giảm bớt nhiêu khê cho xã hội.
“Tinh thần của Chính phủ chỉ đạo là dù có khó cho ngành Giáo dục, nhưng bớt nhiêu khê cho dân thì vẫn phải làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích với quy chế kỳ thi năm nay, những học sinh học chỉ thi để tốt nghiệp phổ thông không gặp phải áp lực nhưng vẫn đảm bảo phân hóa tốt để vào đại học.
“Cụ thể, dù thi ở cụm thi xét tuyển ĐH, CĐ hay chỉ xét tốt nghiệp thí sinh vẫn có cơ hội học ĐH, CĐ theo phương án tuyển sinh riêng của các trường. Trong khi việc chỉ xét tốt nghiệp không xếp loại khá giỏi sẽ góp phần làm giảm bệnh thành tích”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Cùng với đó là sự tham gia của các trường ĐH từ giám sát, trông thi, chấm thi tại các cụm thi địa phương giúp giảm áp lực, nguy cơ nảy sinh tiêu cực tại các điểm, cụm thi.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhắc nhở các địa phương phải quán triệt yêu cầu tổ chức kỳ thi nghiêm túc, đảm bảo kết quả thật trung thực.
"Tuyệt đối không để có chuyện học không tốt nhưng bằng cách trông thi hay chấm thi điểm lại cao. Năm nay, động lực gian lận cũng sẽ ít đi vì cháu nào xác định vào ĐH, CĐ thì sẽ thi ở cụm thi ĐH, cháu nào chỉ thi tốt nghiệp ở cụm địa phương cũng không cần gian lận vì tốt nghiệp không còn xếp loại khá, giỏi, đề thi sẽ có phần dễ để học sinh trung bình có thể làm được", Phó thủ tướng nói.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nêu ra những băn khoăn của nhân dân: "Có câu chuyện tìm cách đãi ngộ thật tốt với cán bộ coi thi của các trường đại học về để châm trước cho mình trong trông thi và chấm thi hay không? Bộ Giáo dục có đảm bảo cho nhân dân không phải lo lắng hay không?”. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý vấn đề này.
Quan điểm của Chính phủ muốn đổi mới kỳ thi nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, đúng pháp luật, thật thuận lợi cho dân, đảm bảo trung thực, lấy kết quả này để lọc đầu vào ĐH, CĐ.
“Chúng ta vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Đổi mới là quá trình liên tục theo hướng kỳ thi ngày càng bớt nhiêu khê đi và thuận tiện cho dân”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Để thực hiện tốt kỳ thi THPT quốc gia 2015, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời giải đáp thắc mắc của người dân, đưa thông tin lên cổng thông tin của Bộ.
Ngoài ra, khi nhân dân có thắc mắc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng hợp và trả lời một cách bài bản, chi tiết để khiến thí sinh và phụ huynh cảm thấy yên tâm, không hoang mang. Bên canh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công bố công khai chỉ tiêu của các trường và những trường tổ chức thi riêng để thí sinh được biết.
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý tới việc phải thiết kế đề thi có tính phân hóa cao, đảm bảo học sinh trung bình cũng đỗ tốt nghiệp và vẫn chọn được những thí sinh có học lực giỏi.
“Còn phần mềm tuyển sinh phải công khai, minh bạch, hướng dẫn thí sinh thi xong rồi thì sử dụng kết quả thế nào? Làm sao sau khi có kết quả thí sinh không phải mất công đi lại để làm thủ tục xét tuyển”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phạm Thịnh
Ngày 21/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2015 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc họp và giao nhiệm vụ cho các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền nhằm sự đồng thuận đối với chủ trương cũng như phương án, cách thức tổ chức kỳ thi.
Về tỷ lệ gần 40% học sinh Hải Dương chỉ đăng ký dự thi tốt nghiệp, lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy cả học sinh lẫn phụ huynh đã nhận thức rõ ràng hơn về định hướng nghề nghiệp thay cho tâm lý cứ tốt nghiệp là đi thi đại học, cũng không cần biết có đỗ hay không.
|
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng kỳ thi lần này về lâu dài nhằm đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy, đồng thời khắc phục bất cập trong việc phân luồng tuyển sinh ĐH, CĐ và giảm bớt nhiêu khê cho xã hội.
“Tinh thần của Chính phủ chỉ đạo là dù có khó cho ngành Giáo dục, nhưng bớt nhiêu khê cho dân thì vẫn phải làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích với quy chế kỳ thi năm nay, những học sinh học chỉ thi để tốt nghiệp phổ thông không gặp phải áp lực nhưng vẫn đảm bảo phân hóa tốt để vào đại học.
“Cụ thể, dù thi ở cụm thi xét tuyển ĐH, CĐ hay chỉ xét tốt nghiệp thí sinh vẫn có cơ hội học ĐH, CĐ theo phương án tuyển sinh riêng của các trường. Trong khi việc chỉ xét tốt nghiệp không xếp loại khá giỏi sẽ góp phần làm giảm bệnh thành tích”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Cùng với đó là sự tham gia của các trường ĐH từ giám sát, trông thi, chấm thi tại các cụm thi địa phương giúp giảm áp lực, nguy cơ nảy sinh tiêu cực tại các điểm, cụm thi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Hải Dương phải tổ chức kỳ thi khách quan, trung thực |
"Tuyệt đối không để có chuyện học không tốt nhưng bằng cách trông thi hay chấm thi điểm lại cao. Năm nay, động lực gian lận cũng sẽ ít đi vì cháu nào xác định vào ĐH, CĐ thì sẽ thi ở cụm thi ĐH, cháu nào chỉ thi tốt nghiệp ở cụm địa phương cũng không cần gian lận vì tốt nghiệp không còn xếp loại khá, giỏi, đề thi sẽ có phần dễ để học sinh trung bình có thể làm được", Phó thủ tướng nói.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nêu ra những băn khoăn của nhân dân: "Có câu chuyện tìm cách đãi ngộ thật tốt với cán bộ coi thi của các trường đại học về để châm trước cho mình trong trông thi và chấm thi hay không? Bộ Giáo dục có đảm bảo cho nhân dân không phải lo lắng hay không?”. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần lưu ý vấn đề này.
Quan điểm của Chính phủ muốn đổi mới kỳ thi nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, đúng pháp luật, thật thuận lợi cho dân, đảm bảo trung thực, lấy kết quả này để lọc đầu vào ĐH, CĐ.
“Chúng ta vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Đổi mới là quá trình liên tục theo hướng kỳ thi ngày càng bớt nhiêu khê đi và thuận tiện cho dân”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Để thực hiện tốt kỳ thi THPT quốc gia 2015, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời giải đáp thắc mắc của người dân, đưa thông tin lên cổng thông tin của Bộ.
Ngoài ra, khi nhân dân có thắc mắc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổng hợp và trả lời một cách bài bản, chi tiết để khiến thí sinh và phụ huynh cảm thấy yên tâm, không hoang mang. Bên canh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần công bố công khai chỉ tiêu của các trường và những trường tổ chức thi riêng để thí sinh được biết.
Phó Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý tới việc phải thiết kế đề thi có tính phân hóa cao, đảm bảo học sinh trung bình cũng đỗ tốt nghiệp và vẫn chọn được những thí sinh có học lực giỏi.
“Còn phần mềm tuyển sinh phải công khai, minh bạch, hướng dẫn thí sinh thi xong rồi thì sử dụng kết quả thế nào? Làm sao sau khi có kết quả thí sinh không phải mất công đi lại để làm thủ tục xét tuyển”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phạm Thịnh
Bình luận