Phó chủ tịch Lê Hùng Dũng nói VFF sẽ nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, khiếm khuyết trong quản lý và điều hành để giúp bóng đá VN có bộ mặt tốt hơn trong năm 2013.
* Thưa ông, ông nghĩ thế nào về câu chuyện không vui đầu năm là ngôi sao số 1 của bóng đá VN Lê Công Vinh thú nhận nhiều khả năng anh sẽ thất nghiệp?
- Tôi rất đau với câu chuyện này vì Công Vinh là một tài năng bóng đá, anh phải có CLB để chứng minh năng lực của mình. Đó đúng là một bi kịch.
Bi kịch của Công Vinh đã phản ánh một mặt nào đó sự khiên cưỡng và bất cập trong các quy định quản lý và chuyển nhượng cầu thủ của VFF. Tôi nghĩ VFF cần có những quy định và nội dung mới phù hợp với tình hình hiện tại của bóng đá VN.
Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn chung, Công Vinh cũng cần nhìn lại một chút là liệu giá của anh đưa ra có cao quá không và liệu anh còn sung sức như thời đỉnh cao phong độ không?
* Cách đây ít năm người ta còn giành nhau mua suất chơi ở V-League. Còn bây giờ một số đội bóng tìm cách bán suất mà chẳng ai muốn mua. Các doanh nghiệp chán nản không muốn tài trợ cho bóng đá. Ông có từng nghĩ đến một ngày bóng đá VN lại lao đao như thế không?
- Thật tình mà nói đây đúng là chuyện không chỉ cá nhân tôi mà nhiều người không nghĩ tới. Nhưng bóng đá là một phần của xã hội, khi kinh tế đất nước gặp khó khăn thì bóng đá không thể đứng ngoài cuộc chơi hay đứng ở bên trên.
Nếu chúng ta thay thế hai từ bóng đá bằng cụm từ bất động sản, ngân hàng hay chứng khoán thì cách đây hai năm cũng có mấy người nghĩ đến những lĩnh vực này lâm vào hoàn cảnh khó khăn như lúc này.
Vấn đề là làm sao chúng ta có giải pháp để bóng đá phát triển trở lại và tôi tin rằng bóng đá sẽ có cơ hội trở lại. Tôi nói điều này sau khi nhìn vào kinh nghiệm của các nước lân cận và sự phát triển của bóng đá VN trong những năm qua. Tôi có kinh nghiệm thế này: cái gì sau khi đạt đến sự phát triển cao nó sẽ rơi và đến khi chạm đáy nó sẽ từng bước phục hồi và phát triển lên đỉnh cao mới.
* Theo ông, đâu sẽ là giải pháp quan trọng nhất để bóng đá VN trở lại?
- Tôi nghĩ quan trọng nhất là phải duy trì V-League vì giải đấu sẽ là nền tảng để ta vực dậy các đội bóng trẻ, đội tuyển quốc gia... Nhưng tôi cũng dự đoán có thể khi V-League 2013 diễn ra sẽ có vài đội bóng xin rút lui vì những lý do khác nhau. VFF đã sẵn sàng cho kịch bản xấu này, sẽ có những giải pháp cụ thể trong các tình huống dựa trên nguyên tắc V-League vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm 2013 chắc chắn sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực, chẳng hạn như mặt bằng giá trị cầu thủ sẽ trở về sát hơn với mặt bằng giá trị xã hội. Các ông bầu cũng rút tỉa được nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý, điều hành, nhất là chuyện tài chính của CLB.
* Thời gian qua nhiều bạn đọc gửi email, điện thoại, bình luậnphê bình cách điều hành yếu kém của VFF. Ông có cho rằng VFF cần phải tự làm mới mình trong bối cảnh bóng đá VN gặp quá nhiều khó khăn?
- Tôi hiểu bóng đá là môn thể thao vua được nhiều người quan tâm nhất. Chúng tôi biết được sức ép mà các CĐV dành cho chúng tôi rất lớn, nhất là thời điểm bóng đá VN gặp khó khăn hiện nay. Tôi cũng nhìn nhận có những việc VFF làm được và có những việc chưa làm được.
Điều này xuất phát từ nhiều chuyện, có những chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Nhưng phản ảnh của các CĐV buộc chúng tôi phải làm tốt hơn. Đến một lúc nào đó khi cảm thấy không thể tự đổi mới mình, không thể khắc phục yếu kém thì có lẽ chúng tôi cũng buộc phải nói lời chia tay với bóng đá.
* Cựu HLV đội tuyển VN Calisto nói đây là thời điểm thích hợp nhất để bóng đá VN cải tổ. Nếu cải tổ, theo ông, chúng ta sẽ làm như thế nào?
- Công tâm mà nói, với tư cách là người đã gắn bó lâu năm với VFF, tôi phải nhìn nhận VFF luôn nỗ lực cải tổ, không phải ngay từ lúc này - khi bóng đá VN gặp khó khăn. Trong những năm qua chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những mô hình từ các nước có nền bóng đá phát triển cao, từ kinh nghiệm quản trị bóng đá của AFC (Liên đoàn Bóng đá châu Á), FIFA...
Tuy nhiên, năng lực của mình có bắt kịp được họ không lại là chuyện khác, lệ thuộc vào nhiều chuyện. Chẳng hạn chúng ta có nhà quản lý giỏi không, bóng đá VN có được bao nhiêu cầu thủ giỏi... Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng chúng ta biết đâu là nhược điểm để khắc phục. Đây là lúc chúng tôi biết đau để tiếp tục đổi mới.
* Ông có tin rằng việc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) ký hợp đồng với chuyên gia người Nhật sẽ giúp bóng đá VN tốt hơn?
- Tôi nghĩ như vậy. Nhật là nước có nền bóng đá phát triển hàng đầu châu Á nên việc họ giúp chúng ta có một chuyên gia để điều hành các giải đấu là dấu hiệu tích cực. Tôi chờ đợi sự có mặt của ông K. Tanabe sẽ giúp bóng đá VN tốt hơn.
Ông nói: “Cách đây hai năm, thật khó có nhiều người mường tượng cảnh bóng đá VN gặp nhiều khó khăn như thời điểm hiện tại. Đó là chuyện một số đội bóng giải tán, nhiều cầu thủ thất nghiệp, đội tuyển chơi không thành công ở AFF Suzuki Cup 2012...
Với tư cách là đơn vị quản lý bóng đá VN, trách nhiệm chính phải thuộc về VFF. Chúng tôi cần nhìn ra những hạn chế, khiếm khuyết trong quản lý và điều hành để giúp bóng đá VN có bộ mặt tốt hơn trong năm 2013”.
Công Vinh không được lên tuyển, giờ đang đối diện với nguy cơ thất nghiệp |
* Thưa ông, ông nghĩ thế nào về câu chuyện không vui đầu năm là ngôi sao số 1 của bóng đá VN Lê Công Vinh thú nhận nhiều khả năng anh sẽ thất nghiệp?
- Tôi rất đau với câu chuyện này vì Công Vinh là một tài năng bóng đá, anh phải có CLB để chứng minh năng lực của mình. Đó đúng là một bi kịch.
Bi kịch của Công Vinh đã phản ánh một mặt nào đó sự khiên cưỡng và bất cập trong các quy định quản lý và chuyển nhượng cầu thủ của VFF. Tôi nghĩ VFF cần có những quy định và nội dung mới phù hợp với tình hình hiện tại của bóng đá VN.
Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn chung, Công Vinh cũng cần nhìn lại một chút là liệu giá của anh đưa ra có cao quá không và liệu anh còn sung sức như thời đỉnh cao phong độ không?
* Cách đây ít năm người ta còn giành nhau mua suất chơi ở V-League. Còn bây giờ một số đội bóng tìm cách bán suất mà chẳng ai muốn mua. Các doanh nghiệp chán nản không muốn tài trợ cho bóng đá. Ông có từng nghĩ đến một ngày bóng đá VN lại lao đao như thế không?
|
Nếu chúng ta thay thế hai từ bóng đá bằng cụm từ bất động sản, ngân hàng hay chứng khoán thì cách đây hai năm cũng có mấy người nghĩ đến những lĩnh vực này lâm vào hoàn cảnh khó khăn như lúc này.
Vấn đề là làm sao chúng ta có giải pháp để bóng đá phát triển trở lại và tôi tin rằng bóng đá sẽ có cơ hội trở lại. Tôi nói điều này sau khi nhìn vào kinh nghiệm của các nước lân cận và sự phát triển của bóng đá VN trong những năm qua. Tôi có kinh nghiệm thế này: cái gì sau khi đạt đến sự phát triển cao nó sẽ rơi và đến khi chạm đáy nó sẽ từng bước phục hồi và phát triển lên đỉnh cao mới.
* Theo ông, đâu sẽ là giải pháp quan trọng nhất để bóng đá VN trở lại?
- Tôi nghĩ quan trọng nhất là phải duy trì V-League vì giải đấu sẽ là nền tảng để ta vực dậy các đội bóng trẻ, đội tuyển quốc gia... Nhưng tôi cũng dự đoán có thể khi V-League 2013 diễn ra sẽ có vài đội bóng xin rút lui vì những lý do khác nhau. VFF đã sẵn sàng cho kịch bản xấu này, sẽ có những giải pháp cụ thể trong các tình huống dựa trên nguyên tắc V-League vẫn tiếp tục diễn ra.
Năm 2013 chắc chắn sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực, chẳng hạn như mặt bằng giá trị cầu thủ sẽ trở về sát hơn với mặt bằng giá trị xã hội. Các ông bầu cũng rút tỉa được nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý, điều hành, nhất là chuyện tài chính của CLB.
* Thời gian qua nhiều bạn đọc gửi email, điện thoại, bình luậnphê bình cách điều hành yếu kém của VFF. Ông có cho rằng VFF cần phải tự làm mới mình trong bối cảnh bóng đá VN gặp quá nhiều khó khăn?
|
Điều này xuất phát từ nhiều chuyện, có những chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Nhưng phản ảnh của các CĐV buộc chúng tôi phải làm tốt hơn. Đến một lúc nào đó khi cảm thấy không thể tự đổi mới mình, không thể khắc phục yếu kém thì có lẽ chúng tôi cũng buộc phải nói lời chia tay với bóng đá.
* Cựu HLV đội tuyển VN Calisto nói đây là thời điểm thích hợp nhất để bóng đá VN cải tổ. Nếu cải tổ, theo ông, chúng ta sẽ làm như thế nào?
- Công tâm mà nói, với tư cách là người đã gắn bó lâu năm với VFF, tôi phải nhìn nhận VFF luôn nỗ lực cải tổ, không phải ngay từ lúc này - khi bóng đá VN gặp khó khăn. Trong những năm qua chúng tôi luôn tìm tòi, học hỏi, tiếp cận những mô hình từ các nước có nền bóng đá phát triển cao, từ kinh nghiệm quản trị bóng đá của AFC (Liên đoàn Bóng đá châu Á), FIFA...
AFF Cup là bước ngoặt đáng buồn cho Công Vinh (Ảnh: Quang Minh) |
Tuy nhiên, năng lực của mình có bắt kịp được họ không lại là chuyện khác, lệ thuộc vào nhiều chuyện. Chẳng hạn chúng ta có nhà quản lý giỏi không, bóng đá VN có được bao nhiêu cầu thủ giỏi... Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng chúng ta biết đâu là nhược điểm để khắc phục. Đây là lúc chúng tôi biết đau để tiếp tục đổi mới.
* Ông có tin rằng việc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) ký hợp đồng với chuyên gia người Nhật sẽ giúp bóng đá VN tốt hơn?
- Tôi nghĩ như vậy. Nhật là nước có nền bóng đá phát triển hàng đầu châu Á nên việc họ giúp chúng ta có một chuyên gia để điều hành các giải đấu là dấu hiệu tích cực. Tôi chờ đợi sự có mặt của ông K. Tanabe sẽ giúp bóng đá VN tốt hơn.
Theo Tuoitre
Bình luận