Theo các chuyên gia, việc Philippines tuyên bố kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) mang ý nghĩa quan trọng đối với nước này.
Theo ông thì việc mang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ra ITLOS sẽ đưa lại giải pháp gì, khi mà tòa án này không có thẩm quyền thực thi phán quyết của mình và nhất là khi Trung Quốc có vẻ sẽ không chấp nhận ra tòa?
TS James Holmes (Trường Chiến tranh hải quân - Mỹ): Một loạt các hành vi phi pháp không bị chống đối trong suốt thời gian dài sẽ nghiễm nhiên được coi là hợp pháp.
“Đường lưỡi bò” bao trọn biển Đông của Trung Quốc sẽ vô hình trung được thừa nhận nếu các nước khác có tranh chấp không liên tục lên tiếng phản đối.
Vì vậy tôi cho rằng ngay cả khi ITLOS không thực thi được phán quyết thì việc Philippines kiện Trung Quốc là rất cần thiết.
Ít nhất, nó giúp cộng đồng quốc tế hiểu rằng tranh chấp vẫn còn để mở và không xuôi theo những gì Bắc Kinh tuyên truyền bấy lâu nay.
TS Mark Valencia (Viện Nautilus - Mỹ): Ít nhất Philippines cũng sẽ đạt được thắng lợi về mặt tinh thần nếu Trung Quốc tiếp tục có phản ứng tiêu cực.
Theo tôi, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ không tham dự phiên tòa vì làm vậy sẽ tạo tiền lệ cho các bên tranh chấp khác có động thái tương tự như Philippines. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn.
GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc): Nếu Philippines không hành động lúc này - khi mà đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông đang được xúc tiến nhưng Trung Quốc cứ đòi đối thoại “song phương” - rất dễ Bắc Kinh sẽ tiếp tục có hành vi gây hấn.
Nếu Trung Quốc cương quyết không đến dự thì phiên tòa có diễn ra được không và nó có ý nghĩa như thế nào?
GS Thayer: Nếu ITLOS thấy hội đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thì phiên tòa vẫn sẽ diễn ra bất chấp có sự tham gia của Trung Quốc hay không.
Các chuyên gia hàng hải quốc tế nhận định: trong bối cảnh biển Đông chứng kiến hàng loạt hành động phi pháp gây quan ngại của Trung Quốc, động thái dùng vũ khí luật pháp quốc tế của Philippines để thể hiện thái độ không khoan nhượng là cần thiết cho nước này. Ít nhất, một thắng lợi về mặt dư luận là điều trong tầm tay.
Tàu công vụ Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough trong cuộc tranh chấp với Philippines hồi giữa năm ngoái - Ảnh: AFP |
Theo ông thì việc mang tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc ra ITLOS sẽ đưa lại giải pháp gì, khi mà tòa án này không có thẩm quyền thực thi phán quyết của mình và nhất là khi Trung Quốc có vẻ sẽ không chấp nhận ra tòa?
TS James Holmes (Trường Chiến tranh hải quân - Mỹ): Một loạt các hành vi phi pháp không bị chống đối trong suốt thời gian dài sẽ nghiễm nhiên được coi là hợp pháp.
Tiến sĩ James Holmes - Ảnh do nhân vật cung cấp |
“Đường lưỡi bò” bao trọn biển Đông của Trung Quốc sẽ vô hình trung được thừa nhận nếu các nước khác có tranh chấp không liên tục lên tiếng phản đối.
Vì vậy tôi cho rằng ngay cả khi ITLOS không thực thi được phán quyết thì việc Philippines kiện Trung Quốc là rất cần thiết.
Ít nhất, nó giúp cộng đồng quốc tế hiểu rằng tranh chấp vẫn còn để mở và không xuôi theo những gì Bắc Kinh tuyên truyền bấy lâu nay.
TS Mark Valencia (Viện Nautilus - Mỹ): Ít nhất Philippines cũng sẽ đạt được thắng lợi về mặt tinh thần nếu Trung Quốc tiếp tục có phản ứng tiêu cực.
Tiến sĩ Mark Valencia - Ảnh do nhân vật cung cấp |
Theo tôi, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ không tham dự phiên tòa vì làm vậy sẽ tạo tiền lệ cho các bên tranh chấp khác có động thái tương tự như Philippines. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn.
GS Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc): Nếu Philippines không hành động lúc này - khi mà đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông đang được xúc tiến nhưng Trung Quốc cứ đòi đối thoại “song phương” - rất dễ Bắc Kinh sẽ tiếp tục có hành vi gây hấn.
Nếu Trung Quốc cương quyết không đến dự thì phiên tòa có diễn ra được không và nó có ý nghĩa như thế nào?
GS Thayer: Nếu ITLOS thấy hội đủ điều kiện cần thiết để tiến hành thì phiên tòa vẫn sẽ diễn ra bất chấp có sự tham gia của Trung Quốc hay không.
Giáo sư Carl Thayer - Ảnh: Reuters |
Một phán quyết thuận lợi cho Philippines sẽ phủ nhận hoàn toàn các căn cứ pháp lý Trung Quốc đã và đang vin vào để tuyên bố “chủ quyền không tranh cãi” tại biển Đông.
Một quyết định pháp lý từ ITLOS cũng mang ý nghĩa chuẩn mực và đạo đức to lớn đối với cộng đồng thế giới và là cơ sở pháp lý để Philippines có những động thái cần thiết để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình.
Các nước khác cũng có tranh chấp tại biển Đông sẽ đón nhận vụ kiện này như thế nào, thưa ông?
|
GS Thayer: Theo tính toán của Philippines, vụ kiện có thể sẽ kéo dài 4 năm. Phán quyết cuối cùng sẽ có ý nghĩa quan trọng cho các nước tranh chấp khác.
Từ bây giờ, Trung Quốc có 30 ngày để phản hồi và cử đại diện tham dự hội đồng xét xử của phiên tòa (hội đồng này có tất cả 5 người).
Nếu Bắc Kinh không có ý kiến, Chủ tịch ITLOS sẽ có quyền bổ nhiệm 4 người trong hội đồng này. Theo tôi biết, Philippines đã đề cử đại diện của mình vào hội đồng.
LHQ kêu gọi dàn xếp hòa bình về biển Đông
AFP ngày 23/1 dẫn lời TTK LHQ Ban Ki-moon kêu gọi một sự dàn xếp trên tinh thần hòa giải về tranh chấp giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN tại biển Đông.
Khi được hỏi về phản ứng của LHQ trước việc Philippines yêu cầu tòa án quốc tế phân định chuyện Trung Quốc đòi chiếm gần hết biển Đông, ông Ban khẳng định sẵn sàng “cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chuyên gia để giải quyết vụ kiện, nhưng điều quan trọng là mọi vấn đề cần phải được phân định bởi các bên liên quan”.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 23/1 tuyên bố động thái của Philippines “chỉ làm phức tạp thêm tình hình”, theo Reuters.
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Úc Julia Gillard đề cập quan ngại ngày càng tăng của nước này về khả năng leo thang căng thẳng tại những khu vực đang có tranh chấp tại châu Á - Thái Bình Dương như biển Đông và Hoa Đông cũng như các hành động của Trung Quốc.
Tờ The Australian cũng dẫn lời bà Gillard trình bày Chiến lược an ninh quốc gia trong 5 năm tới. Theo đó, Úc sẽ hướng trọng tâm an ninh về châu Á cũng như siết chặt quan hệ với Mỹ.
Theo Thanh Niên
Bình luận