(VTC News) - Cục trưởng Hàng không Việt Nam đặt nghi vấn có yếu tố lôi kéo trong vụ phi công VNA nghỉ việc hàng loạt, các phi công đã dùng "vũ khí đặc biệt" là nghỉ ốm và đánh giá vấn đề này sẽ đe dọa an ninh kinh tế quốc gia.
Trước sự việc "bất thường" - hàng loạt phi công của Vietnam Airlines cùng nộp đơn xin tạm dừng công tác vì lý do sức khỏe, đồng thời cáo buộc môi trường làm việc tại hãng hàng không này là quá sức và đãi ngộ chưa tương xứng, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho hay: Sự "bất thường" này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu lãn công tập thể.
Ông Thanh đã nói đến việc liệu phía sau sự "bất thường" này có tồn tại một yếu tố kích động gì không? Nó uy hiếp đến các hoạt động tức thời chứ đừng nói đến những kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Ngay Tết Ất Mùi tới đây, Vietnam Airlines có vỡ hết kế hoạch sản xuất kinh doanh khi 117 người không làm việc và điều này sẽ ảnh hưởng tới tình hình an ninh kinh tế quốc gia. Và Nhà nước cần phải có những hành động tức thời về mặt hành chính chứ không thể chỉ trông chờ vào sự giải quyết của Vietnam Airlines được.
- Ông có nói đến có yếu tố xúi giục, lôi kéo?
Tôi vừa đặt ra nghi vấn. Và tôi không phải cơ quan điều tra cũng như chưa tiến hành điều tra.
- Vậy ông có muốn mời cơ quan điều tra vào cuộc?
Việc đó thì còn phải tính. Tuy nhiên, khi 117 người trong 5 ngày báo nghỉ trong điều kiện thời tiết ấm áp là việc bất thường. Hơn nữa, quy định của hàng không vô cùng ngặt nghèo và báo ốm được coi là một loại vũ khí.
Khi phi công báo ốm thì bắt buộc không được phép xếp bay, sau đó mới đi khám để xác định tình hình sức khỏe. Nghĩa là ngay lập tức có phi công báo ốm thì chắc chắn người đó không được xếp bay.
Trong tình hình hiện tại, khi 117 phi công của cùng một hãng hàng không cùng xin nghỉ thì rất khó để duy trì hoạt động.
- Thời gian qua, đã xuất hiện những thông tin cho rằng cường độ làm việc tại Vietnam Airlines là quá sức đối với họ? Ông có thể cho ý kiến về vấn đề này không?
Năm vừa rồi, chúng tôi đã đi kiểm tra tình hình chế độ bay của anh em phi công 2 lần. Trong đó, có 1 lần chỉ đi kiểm tra về giờ giấc làm việc của riêng anh em phi công đội bay A321 do chúng tôi kiểm tra chung từ trước rồi. Không chỉ phải quy định giờ giấc làm việc, các phi công còn phải tuân thủ theo giờ giấc nghỉ ngơi. Chính vì thế, nếu nói rằng việc vắt kiệt sức thì cũng khó xảy ra.
Hơn thế nữa, Cục hàng không cũng kiểm soát vô cùng chặt chẽ thời gian làm việc của các phi công. Ví dụ như Đoàn phó đoàn bay, đảm nhận hai công việc: đi bay và quản lý.
Thời gian của nhân viên này làm việc quản lý cũng bị tính vào thời gian làm việc nên nếu quá định mức thì cũng không được đến cơ quan làm việc hành chính chứ không phải chỉ tính riêng thời gian đi bay.
- Nếu Cục Hàng không mà "lờ đi" không phạt thì sao?
Không được. Vì nếu có thanh tra đến, người ta sẽ đánh giá ngay là Cục quản lý kém. Cục giám sát kém thì tất cả các hãng hàng không thuộc Cục cũng giám sát kém và thậm chí không việc gì phải đi thanh tra xuống các hãng hàng không.
- Vấn đề đi hay ở của phi công là quyền của người lao động, việc Vietnam Airlines giữ được người hay không lại là trách nhiệm của doanh nghiệp, khi trong một thị trường cạnh tranh, các hãng có thể tung ra những chính sách khác nhau, vì vậy, phi công có quyền lựa chọn doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn và thời gian làm việc ít hơn, vậy tại sao lại phải áp dụng những biện pháp hành chính?
Đúng. Nhưng hiện tại chúng ta thấy 2 vấn đề. Thứ nhất, Nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, của người lao động và quốc gia. Trong trường hợp bất thường này có thể uy hiếp an ninh kinh tế, nó có thể làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế.
Thứ hai, về mặt quốc phòng, Vietnam Airlines được lựa chọn là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, thực hiện những kế hoạch, chiến lược kinh doanh do Thủ tướng phê duyệt. Tình hình hiện tại có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc của một doanh nghiệp như thế thì theo luật An ninh quốc phòng, rõ ràng Nhà nước phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để chấn chỉnh.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, của cá nhân và của quốc gia, Bộ trưởng Đinh La Thăng mới "tạm" chưa chấp nhận cấp phép, đây là một biện pháp khẩn cấp tạm thời chứ không phải chính sách dài hạn và hoàn toàn phù hợp với Pháp luật.
- Vậy hiện tại những người đã nộp đơn xin nghỉ từ trước khi Bộ trưởng chỉ thị đã được xử lý như thế nào?
Hiện tại, VNA không còn nợ đọng. Những trường hợp nộp đơn xin nghỉ trước chỉ thị đều đã được giải quyết xong và không còn ai thuộc diện chờ giải quyết.
- Còn các trường hợp đang chờ làm đơn dưới Tổng Công Ty thì giải quyết thế nào, thưa ông?
Tất nhiên là xin tạm dừng thì đã tạm dừng rồi.
Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!
Khánh Huy - Hà Linh (ghi)
Trước sự việc "bất thường" - hàng loạt phi công của Vietnam Airlines cùng nộp đơn xin tạm dừng công tác vì lý do sức khỏe, đồng thời cáo buộc môi trường làm việc tại hãng hàng không này là quá sức và đãi ngộ chưa tương xứng, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục hàng không Việt Nam cho hay: Sự "bất thường" này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, dấu hiệu lãn công tập thể.
Ông Thanh đã nói đến việc liệu phía sau sự "bất thường" này có tồn tại một yếu tố kích động gì không? Nó uy hiếp đến các hoạt động tức thời chứ đừng nói đến những kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Ngay Tết Ất Mùi tới đây, Vietnam Airlines có vỡ hết kế hoạch sản xuất kinh doanh khi 117 người không làm việc và điều này sẽ ảnh hưởng tới tình hình an ninh kinh tế quốc gia. Và Nhà nước cần phải có những hành động tức thời về mặt hành chính chứ không thể chỉ trông chờ vào sự giải quyết của Vietnam Airlines được.
- Ông có nói đến có yếu tố xúi giục, lôi kéo?
Ông Lại Xuân Thanh trả lời phỏng vấn trước báo chí chiều 13/1 |
- Vậy ông có muốn mời cơ quan điều tra vào cuộc?
Việc đó thì còn phải tính. Tuy nhiên, khi 117 người trong 5 ngày báo nghỉ trong điều kiện thời tiết ấm áp là việc bất thường. Hơn nữa, quy định của hàng không vô cùng ngặt nghèo và báo ốm được coi là một loại vũ khí.
Khi phi công báo ốm thì bắt buộc không được phép xếp bay, sau đó mới đi khám để xác định tình hình sức khỏe. Nghĩa là ngay lập tức có phi công báo ốm thì chắc chắn người đó không được xếp bay.
Trong tình hình hiện tại, khi 117 phi công của cùng một hãng hàng không cùng xin nghỉ thì rất khó để duy trì hoạt động.
- Thời gian qua, đã xuất hiện những thông tin cho rằng cường độ làm việc tại Vietnam Airlines là quá sức đối với họ? Ông có thể cho ý kiến về vấn đề này không?
Năm vừa rồi, chúng tôi đã đi kiểm tra tình hình chế độ bay của anh em phi công 2 lần. Trong đó, có 1 lần chỉ đi kiểm tra về giờ giấc làm việc của riêng anh em phi công đội bay A321 do chúng tôi kiểm tra chung từ trước rồi. Không chỉ phải quy định giờ giấc làm việc, các phi công còn phải tuân thủ theo giờ giấc nghỉ ngơi. Chính vì thế, nếu nói rằng việc vắt kiệt sức thì cũng khó xảy ra.
Hơn thế nữa, Cục hàng không cũng kiểm soát vô cùng chặt chẽ thời gian làm việc của các phi công. Ví dụ như Đoàn phó đoàn bay, đảm nhận hai công việc: đi bay và quản lý.
|
- Nếu Cục Hàng không mà "lờ đi" không phạt thì sao?
Không được. Vì nếu có thanh tra đến, người ta sẽ đánh giá ngay là Cục quản lý kém. Cục giám sát kém thì tất cả các hãng hàng không thuộc Cục cũng giám sát kém và thậm chí không việc gì phải đi thanh tra xuống các hãng hàng không.
- Vấn đề đi hay ở của phi công là quyền của người lao động, việc Vietnam Airlines giữ được người hay không lại là trách nhiệm của doanh nghiệp, khi trong một thị trường cạnh tranh, các hãng có thể tung ra những chính sách khác nhau, vì vậy, phi công có quyền lựa chọn doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn và thời gian làm việc ít hơn, vậy tại sao lại phải áp dụng những biện pháp hành chính?
Đúng. Nhưng hiện tại chúng ta thấy 2 vấn đề. Thứ nhất, Nhà nước phải bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, của người lao động và quốc gia. Trong trường hợp bất thường này có thể uy hiếp an ninh kinh tế, nó có thể làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế.
Thứ hai, về mặt quốc phòng, Vietnam Airlines được lựa chọn là lực lượng dự bị an ninh quốc phòng, thực hiện những kế hoạch, chiến lược kinh doanh do Thủ tướng phê duyệt. Tình hình hiện tại có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc của một doanh nghiệp như thế thì theo luật An ninh quốc phòng, rõ ràng Nhà nước phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp để chấn chỉnh.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ thị tạm thời chưa chấp nhận cấp phép bay cho các phi công |
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, của cá nhân và của quốc gia, Bộ trưởng Đinh La Thăng mới "tạm" chưa chấp nhận cấp phép, đây là một biện pháp khẩn cấp tạm thời chứ không phải chính sách dài hạn và hoàn toàn phù hợp với Pháp luật.
- Vậy hiện tại những người đã nộp đơn xin nghỉ từ trước khi Bộ trưởng chỉ thị đã được xử lý như thế nào?
Hiện tại, VNA không còn nợ đọng. Những trường hợp nộp đơn xin nghỉ trước chỉ thị đều đã được giải quyết xong và không còn ai thuộc diện chờ giải quyết.
- Còn các trường hợp đang chờ làm đơn dưới Tổng Công Ty thì giải quyết thế nào, thưa ông?
Tất nhiên là xin tạm dừng thì đã tạm dừng rồi.
Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!
Khánh Huy - Hà Linh (ghi)
Bình luận