(VTC News) - Dù Trung Quốc công bố J-15 của mình đã có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh nhưng đằng sau đó là một bí mật về công nghệ đánh cắp từ Nga, trang tin quân sự Strategypage bình luận.
Các nguyên mẫu đầu tiên của J-15 được xây dựng trong 2 năm và có chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2010. Người Nga không hề hài lòng với điều này, các chuyên gia hàng không Nga đã công khai chế giễu J-15 về khả năng của các kĩ sư Trung Quốc để phát triển các tính năng của Su-33.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm sao chép dày dặn, Trung Quốc đã làm được những máy bay J-15 có khả năng tương tự Su-33, thậm chí một vài điểm còn được đánh giá cao hơn. Trong khi đó, Nga đã không còn sử dụng Su-33.
Cuối năm 2009, Hải quân Nga đã chi hơn 1 tỉ USD để mua 24 chiếc MiG-29K, loại máy bay dùng cho tàu sân bay để thay thế hoàn toàn Su-33 đang hoạt đông trên tàu Kuznetsov.
MiG-29K là phiên bản dành cho tàu sân bay của MiG-29, nó có chuyến bay đầu tiên vào năm 2005, 15 sau khi MiG-29 ra đời.
Đầu tháng này, chiếc máy bay J-15 thứ 2 của Trung Quốc đã có chuyến bay đầu tiên của mình. Đây là phiên bản 2 chỗ ngồi, trong đó phi công phụ đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí, nguyên lí hoạt động hơi giống F-15E của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ cũng đã không còn dùng F-15E trên các tàu sân bay của mình.
Hiện nay, Trung Quốc đã lên kế hoạch sản xuất J-15 số lượng lớn để sử dụng cho tàu sân bay Liêu Ninh của mình.
Theo thông tin từ trang quân sự Strategypage, Trung Quốc đã có khoảng 20 chiếc J-15 để phục vụ các hoạt động thử nghiệm.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang dùng máy bay huấn luyện JL-9 để thực hiện các chuyến bay đào tạo liên quan tàu sân bay.
Trước khi J-15 có chyến cất hạ cánh đầu tiên trên sàn tàu Liêu Ninh, Không quân Trung Quốc đã xây dựng những đường băng trên đất liền nhưng mô phỏng kích thước sàn và cáp hãm đà của Liêu Ninh. Đây là nơi họ luyện tập cất hạ cánh với máy bay huấn luyện JL-9 đã được trang bị thêm móc cáp ở đuôi.
JL-9 là phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện JJ-7, trong khi JJ-7 cũng bị cho là sao chép từ MiG-21 của Nga.
JL-9 được đánh giá là cơ động hơn so với MiG-21 và được sản xuất để thay thế máy bay huấn luyện JL-15 do có giá thành rẻ hơn.
J-15 bắt đầu được phát triển vào năm 2005, ngay từ khi những hình ảnh đầu tiên của J-15 xuất hiện, các chuyên gia quân sự được Strategypage dẫn lời nói rằng nó có rất nhiều điểm giống với Su-33, phiên bản dành cho tàu sân bay trongquân đội Nga.
Sau thương vụ bán Su-27 cho Trung Quốc và đau đớn nhìn máy bay của mình bị sao chép dưới cái tên J-11, Nga đã rất tỉnh táo, họ từ chối mọi hợp đồng bán Su-33 cho Trung Quốc.
Không chỉ là kinh nghiệm xương máu, Nga còn nhận thấy ý đồ của Trung Quốc khi họ chẳng muốn mua nhiều, các hợp đồng đều chỉ dừng ở 2 chiếc Su-33 để 'đánh giá'.
Dù vậy cuối cùng Trung Quốc vẫn có được một chiếc Su-33 mua lại của Ukraina, chiếc máy bay được thừa hưởng sau khi Liên Xô giải thể.
Máy bay chiến đấu Su-33 đã không còn được Nga sử dụng trên tàu sân bay từ cuối năm 2009 |
Các nguyên mẫu đầu tiên của J-15 được xây dựng trong 2 năm và có chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2010. Người Nga không hề hài lòng với điều này, các chuyên gia hàng không Nga đã công khai chế giễu J-15 về khả năng của các kĩ sư Trung Quốc để phát triển các tính năng của Su-33.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm sao chép dày dặn, Trung Quốc đã làm được những máy bay J-15 có khả năng tương tự Su-33, thậm chí một vài điểm còn được đánh giá cao hơn. Trong khi đó, Nga đã không còn sử dụng Su-33.
Cuối năm 2009, Hải quân Nga đã chi hơn 1 tỉ USD để mua 24 chiếc MiG-29K, loại máy bay dùng cho tàu sân bay để thay thế hoàn toàn Su-33 đang hoạt đông trên tàu Kuznetsov.
MiG-29K là phiên bản dành cho tàu sân bay của MiG-29, nó có chuyến bay đầu tiên vào năm 2005, 15 sau khi MiG-29 ra đời.
MiG-29K, máy bay thay thế Su-33 trên tàu sân bay Nga |
Đầu tháng này, chiếc máy bay J-15 thứ 2 của Trung Quốc đã có chuyến bay đầu tiên của mình. Đây là phiên bản 2 chỗ ngồi, trong đó phi công phụ đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hệ thống vũ khí, nguyên lí hoạt động hơi giống F-15E của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ cũng đã không còn dùng F-15E trên các tàu sân bay của mình.
Hiện nay, Trung Quốc đã lên kế hoạch sản xuất J-15 số lượng lớn để sử dụng cho tàu sân bay Liêu Ninh của mình.
Theo thông tin từ trang quân sự Strategypage, Trung Quốc đã có khoảng 20 chiếc J-15 để phục vụ các hoạt động thử nghiệm.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang dùng máy bay huấn luyện JL-9 để thực hiện các chuyến bay đào tạo liên quan tàu sân bay.
F-15E của Mỹ cũng đã không còn được sử dụng trên tàu sân bay |
Trước khi J-15 có chyến cất hạ cánh đầu tiên trên sàn tàu Liêu Ninh, Không quân Trung Quốc đã xây dựng những đường băng trên đất liền nhưng mô phỏng kích thước sàn và cáp hãm đà của Liêu Ninh. Đây là nơi họ luyện tập cất hạ cánh với máy bay huấn luyện JL-9 đã được trang bị thêm móc cáp ở đuôi.
JL-9 là phiên bản nâng cấp của máy bay huấn luyện JJ-7, trong khi JJ-7 cũng bị cho là sao chép từ MiG-21 của Nga.
JL-9 được đánh giá là cơ động hơn so với MiG-21 và được sản xuất để thay thế máy bay huấn luyện JL-15 do có giá thành rẻ hơn.
Tùng Đinh
Bình luận