(VTC News) - Nhiều người dân cho rằng, cần xử nghiêm hành vi chiếm dụng vỉa hè trước khi phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông.
Chuyện vỉa hè bị chiếm dụng để kinh doanh buôn bán, để làm “của riêng” không còn là câu chuyện mới ở Hà Nội.
Thế nhưng, kể từ khi Cảnh sát giao thông Hà Nội “mạnh tay” xử lý người đi bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, thì vấn đề này lại một lần nữa "nóng" lên.
Thế nhưng, kể từ khi Cảnh sát giao thông Hà Nội “mạnh tay” xử lý người đi bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, thì vấn đề này lại một lần nữa "nóng" lên.
Bởi nếu không phải là hàng hóa thì cũng là xe cộ đang chễm chệ ở vị trí mà đáng lẽ ra dành cho người đi bộ - "nạn nhân" trực tiếp của vấn nạn này, những người có nguy cơ bị xử phạt vì phải đi dưới lòng đường.
Phạt nặng người lấn chiếm vỉa hè
Gửi phản ánh đến VTC News, độc giả Trần Bùi Hà My (ở quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Trước khi xử phạt người đi bộ, cần nghiêm chỉnh dẹp và xử phạt tình trạng lấn chiếm vỉa hè kinh doanh, buôn bán, vừa mất mỹ quan đô thị, vừa đẩy người đi bộ phải tham gia giao thông trong hoàn cảnh nguy hiểm”.
Trong khi đó, một số người dân cho rằng, ngày cả khi không bị xử phạt, họ cũng mong muốn có vỉa hè đúng nghĩa để đi bộ. Đối với nhiều người dân, vỉa hè trở thành nơi đi bộ tập thể dục buổi sáng sớm, tuy nhiên điều tưởng chừng như đơn giản này lại rất khó có thể thành hiện thực ở Hà Nội.
Người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường khi vỉa hè bị chiếm dụng |
Cần trả lại vỉa hè cho người đi bộ, chị Trương Thị Thơ (ở quận Cầu Giầy, Hà Nội) chia sẻ: "Điều chỉnh hành vi người đi bộ cho đúng lộ trình và luật lệ là điều cần thiết, nhưng trước khi làm việc này phải dọn đường mở lối cho người dân rồi hãy phạt những người không đi vào hàng lối".
Đề cập đến vấn đề xử phạt người đi bộ vi phạm, bạn đọc Nguyễn Anh Tú (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Các cơ quan chức năng trước hết cần triển khai đồng bộ, giải tỏa vỉa hè, trả lại sự thông thoáng cho người dân, sau đó mới áp dụng các chế tài xử phạt”.
Cũng theo anh Tú, việc người đi bộ không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông rất dễ gây tai nạn, đặc biệt ở các khu vực ngã tư có mật độ giao thông cao, nơi đường có lan can rào chắn hay cao tốc.
Anh Tú cũng từng chứng kiến nhiều trường hợp người dân vô tư vượt rào băng qua đường trên phố Chùa Bộc, mặc dù cách đó vài chục mét có cầu vượt dành cho người đi bộ.
“Tôi cho rằng việc xử phạt người đi bộ vi phạm là cần thiết, nhưng song song với đó là việc dẹp bỏ tình trạng lấn chiếm vỉa hè tràn lan như hiện nay”, anh Tú bày tỏ quan điểm.
“Tôi cho rằng việc xử phạt người đi bộ vi phạm là cần thiết, nhưng song song với đó là việc dẹp bỏ tình trạng lấn chiếm vỉa hè tràn lan như hiện nay”, anh Tú bày tỏ quan điểm.
Độc giả này quả quyết: "Nếu có vỉa hè, có phần đường dành cho người đi bộ, đến lúc đó nếu đi không đúng quy định mà bị xử phạt thì cũng không ai thắc mắc".
Xe cộ dựng tràn lan chiếm hết vỉa hè |
Một vị khách du lịch từ TP.HCM ra Hà Nội chia sẻ: "Khi đi bộ trên khu vực phố cổ, đường rất đông đúc người xe qua lại, chúng tôi cũng muốn đi trên vỉa hè để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhưng không có lối đi, buộc phải đi xuống lòng đường, nơm nớp nhìn trước nhìn sau để tránh va chạm xe".
Trong ngày đầu tiên có mặt cùng tổ công tác thuộc Phòng CSGT Hà Nội tuyên truyền, nhắc nhở người đi bộ vi phạm, hầu hết người dân đều tỏ ra bất ngờ với quy định này. Có thể nói, từ trước đến nay người dân vẫn chưa nắm được việc đi bộ sai quy định là sẽ bị xử phạt.
Anh Tạ Việt Dũng (28 tuổi, ở Hà Tĩnh), người bị CSGT nhắc nhở vì sang đường không đúng vạch kẻ đường lý giải từ trước đến nay qua đường theo thói quen, tiện khu vực nào thì qua khu vực đó và không quan tâm đến vạch kẻ đường hay đèn tìn hiệu giao thông.
Chính vì vậy, một số ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa để người dân nắm được các quy định pháp luật trước khi xử phạt “mạnh tay”.
Xử nghiêm việc cho phép 'cướp' đường người đi bộ
Liên quan đến vấn đề này, trả lời báo chí, ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho rằng, song song với việc xử phạt người đi bộ phạm luật, chúng ta cần tổ chức bảo vệ vỉa hè và những kết cấu hạ tầng dành cho người đi bộ.
Du khách nước ngoài không tìm lấy lối đi bộ trên vỉa hè ở phố Cổ Hà Nội |
Theo ông Hùng, Hà Nội là một trong những thành phố có cơ sở hạ tầng tương đối tốt cho người đi bộ, tuy nhiên Hà Nội đang không giữ được trật tự của hạ tầng này.
“Cần xử phạt nghiêm hơn, chặt chẽ hơn những đối tượng chiếm dụng, sử dụng trái phép và cấp giấy phép sử dụng trái phép hạ tầng dành cho người đi bộ nhằm tạo môi trường an toàn cho người đi bộ” ông Khuất Việt Hùng nói.
Đối với điều mà nhiều người dân còn băn khoăn là Hà Nội có khá nhiều tuyến phố không có vỉa hè dành cho người đi bộ, Phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội cho biết, hiện lực lượng cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người đi bộ ở những tuyến đường có biển báo, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường.
Với những tuyến phố bị lấn chiếm, Phòng CSGT sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.
Video: Đi bộ kiểu tự sát
Hà Minh
Bình luận