(VTC News) - Nhận phải nhiều phản ứng dữ dội sau khi phát ngôn "đa số thực phẩm là an toàn nhưng người dân không biết", Bộ trưởng Cao Đức Phát nói lời xin lỗi người dân và giải thích rằng ông chưa diễn đạt hết ý.
Chiều 3/4, tại cuộc làm việc với báo Lao động, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát gửi lời xin lỗi tới người dân vì việc diễn đạt không chuẩn xác về thực phẩm an toàn trên diễn đàn Quốc hội, khiến người dân, bạn đọc hiểu lầm và bức xúc.
"Cảm giác đầu tiên là tôi cảm thấy rất là băn khoăn và ăn năn là tại diễn đàn Quốc hội mình đã không diễn đạt rõ ràng để người dân hiểu rõ ý nghĩ của mình.
Trong cuộc đời công tác của mình tôi luôn luôn tôn trọng ý kiến của nhân dân và hiểu rõ trách nhiệm của mình và phải có trách nhiệm trước lời nói của mình. Trong lời phát biểu của mình thì thời điểm đó tôi muốn nói một ý rằng chúng ta đúng là có thực phẩm vi phạm, cũng có nhiều thực phẩm thực sự an toàn nhưng nhân dân không có thông tin hay không có khả năng phân biệt giữa thực phẩm an toàn hay không an toàn.
Vì thế cùng với việc nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất thực phẩm kém an toàn. Đồng thời cùng nhân dân xây dựng các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn có uy tín. Thông tin cho nhân dân biết" - ông Phát nói.
Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, ông thấy rất rõ trách nhiệm của mình đối với vấn đề thực phẩm bẩn đang gây hoang mang cho người tiêu dùng.
"Trong lòng tôi thực sự mong muốn và đang nỗ lực hết sức mình cùng với các đồng nghiệp trong Bộ Nông nghiệp và các bộ khác thực hiện mong đợi của nhân dân để có thực phẩm an toàn. Chúng tôi cam kết thực hiện yêu cầu đó của nhân dân", ông Phát quả quyết.
Bộ trưởng chia sẻ rất mong muốn được đóng góp để chấn chỉnh tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm. "Với cá nhân tôi dù còn làm việc một ngày tôi luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm số 1 để chấn chỉnh điều này", ông Phát nói.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cam kết, từ giờ đến cuối năm, sẽ nỗ lực để không còn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, không còn buôn lậu thức bảo vệ thực phẩm qua biên giới.
"Cá nhân tôi, gia đình tôi cũng tiêu dùng như bao gia đình khác, cũng ăn quán bình dân, vỉa hè. Tôi vào bệnh viện thăm mẹ, cũng ăn ở căn tin bệnh viện. Trong gia đình tôi cũng có người bị ung thư. Do đó tôi rất hiểu nỗi lo lắng về thực phẩm bẩn như thế nào.
Tôi cảm nhận rất rõ nỗi đau của gia đình các nạn nhân bị bệnh vì thực phẩm bẩn, cảm nhận rõ nỗi lo lắng của người dân khi phải đối mặt với thực phẩm bẩn" - ông Phát chia sẻ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát thật tâm xin lỗi người dân vì những phát ngôn gây bức xúc: "Tôi mong muốn gửi lời xin lỗi đến nhân dân và độc giả. Trong lòng tôi thực sự mong muốn nỗ lực cùng đồng nghiệp để nhân dân được sử dụng thực phẩm an toàn".
Trước đó, ngày 1/4, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tếxã hội tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội hóa XIII, đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga nhận định: “Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan', không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”.
Cùng chung mối lo, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) bức xúc vì “mỗi người hàng ngày thay vì bổ sung dinh dưỡng thì phải bổ sung độc tố vào cơ thể. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, hàng trăm căn bệnh hiểm nghèo luôn rình rập, đe dọa cư dân vùng ô nhiễm”.
Còn ông Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) gọi đây là “nỗi ám ảnh" của nhiều gia đình. “Từ chuyện tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ, trộn chất vàng ô vào thức ăn, rồi tới bơm nước vào lợn, bò... Vấn nạn thực phẩm không an toàn khiến căn bệnh ung thư ở nước ta tăng cao”, đại biểu Vinh trăn trở.
Trước bức xúc của các đại biểu, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, trong 5 tháng qua, các cơ quan chức năng lấy gần 6.000 mẫu phân tích về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả, 5,17% mẫu rau và 1,9% mẫu thịt vượt quy chuẩn.
"Như vậy đa số thực phẩm của chúng ta an toàn. Nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả thực phẩm không an toàn" - ông Phát thông tin. Ngay sau phát biểu này của ông Phát, dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự băn khoăn.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu quan điểm: “Để nói người dân sử dụng thực phẩm an toàn cần cơ sở thuyết phục hơn, làm sao người dân tin được. Chứ dân đang lo lắng mà người có trách nhiệm chỉ nói như vậy thì người dân không an tâm”.
Còn đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) nhắc lại câu nói của Bí thư TP HCM Đinh La Thăng tại phiên họp Chính phủ “làm tốt tại sao dân cứ phải ăn bẩn".
Ông Lai nhấn mạnh: "Không phải anh nói anh làm tốt mà phải đi đến thực chất xem người dân có được hưởng sự làm tốt đó không trong bữa ăn, trong sinh hoạt".
Thuỵ Miên
Chiều 3/4, tại cuộc làm việc với báo Lao động, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát gửi lời xin lỗi tới người dân vì việc diễn đạt không chuẩn xác về thực phẩm an toàn trên diễn đàn Quốc hội, khiến người dân, bạn đọc hiểu lầm và bức xúc.
"Cảm giác đầu tiên là tôi cảm thấy rất là băn khoăn và ăn năn là tại diễn đàn Quốc hội mình đã không diễn đạt rõ ràng để người dân hiểu rõ ý nghĩ của mình.
Trong cuộc đời công tác của mình tôi luôn luôn tôn trọng ý kiến của nhân dân và hiểu rõ trách nhiệm của mình và phải có trách nhiệm trước lời nói của mình. Trong lời phát biểu của mình thì thời điểm đó tôi muốn nói một ý rằng chúng ta đúng là có thực phẩm vi phạm, cũng có nhiều thực phẩm thực sự an toàn nhưng nhân dân không có thông tin hay không có khả năng phân biệt giữa thực phẩm an toàn hay không an toàn.
Vì thế cùng với việc nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất thực phẩm kém an toàn. Đồng thời cùng nhân dân xây dựng các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn có uy tín. Thông tin cho nhân dân biết" - ông Phát nói.
Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi người dân qua Facebook. Ảnh: Báo Lao động. |
Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, ông thấy rất rõ trách nhiệm của mình đối với vấn đề thực phẩm bẩn đang gây hoang mang cho người tiêu dùng.
"Trong lòng tôi thực sự mong muốn và đang nỗ lực hết sức mình cùng với các đồng nghiệp trong Bộ Nông nghiệp và các bộ khác thực hiện mong đợi của nhân dân để có thực phẩm an toàn. Chúng tôi cam kết thực hiện yêu cầu đó của nhân dân", ông Phát quả quyết.
Bộ trưởng chia sẻ rất mong muốn được đóng góp để chấn chỉnh tình hình mất vệ sinh an toàn thực phẩm. "Với cá nhân tôi dù còn làm việc một ngày tôi luôn coi đây là nhiệm vụ trọng tâm số 1 để chấn chỉnh điều này", ông Phát nói.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cam kết, từ giờ đến cuối năm, sẽ nỗ lực để không còn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, không còn buôn lậu thức bảo vệ thực phẩm qua biên giới.
Video: Nguyên văn phát biểu của bộ trưởng Cao Đức Phát
Trước đó, trao đổi với báo Tuổi trẻ, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết gia đình mình cũng có nỗi lo về thực phẩm bẩn như rất nhiều gia đình khác và bản thân ông hiểu nỗi đau khi có người thân mất vì ung thư."Cá nhân tôi, gia đình tôi cũng tiêu dùng như bao gia đình khác, cũng ăn quán bình dân, vỉa hè. Tôi vào bệnh viện thăm mẹ, cũng ăn ở căn tin bệnh viện. Trong gia đình tôi cũng có người bị ung thư. Do đó tôi rất hiểu nỗi lo lắng về thực phẩm bẩn như thế nào.
Tôi cảm nhận rất rõ nỗi đau của gia đình các nạn nhân bị bệnh vì thực phẩm bẩn, cảm nhận rõ nỗi lo lắng của người dân khi phải đối mặt với thực phẩm bẩn" - ông Phát chia sẻ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát thật tâm xin lỗi người dân vì những phát ngôn gây bức xúc: "Tôi mong muốn gửi lời xin lỗi đến nhân dân và độc giả. Trong lòng tôi thực sự mong muốn nỗ lực cùng đồng nghiệp để nhân dân được sử dụng thực phẩm an toàn".
Trước đó, ngày 1/4, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tếxã hội tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội hóa XIII, đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga nhận định: “Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế 'tiến thoái lưỡng nan', không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy”.
Cùng chung mối lo, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) bức xúc vì “mỗi người hàng ngày thay vì bổ sung dinh dưỡng thì phải bổ sung độc tố vào cơ thể. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, hàng trăm căn bệnh hiểm nghèo luôn rình rập, đe dọa cư dân vùng ô nhiễm”.
Còn ông Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) gọi đây là “nỗi ám ảnh" của nhiều gia đình. “Từ chuyện tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ, trộn chất vàng ô vào thức ăn, rồi tới bơm nước vào lợn, bò... Vấn nạn thực phẩm không an toàn khiến căn bệnh ung thư ở nước ta tăng cao”, đại biểu Vinh trăn trở.
Trước bức xúc của các đại biểu, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, trong 5 tháng qua, các cơ quan chức năng lấy gần 6.000 mẫu phân tích về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả, 5,17% mẫu rau và 1,9% mẫu thịt vượt quy chuẩn.
"Như vậy đa số thực phẩm của chúng ta an toàn. Nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả thực phẩm không an toàn" - ông Phát thông tin. Ngay sau phát biểu này của ông Phát, dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự băn khoăn.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu quan điểm: “Để nói người dân sử dụng thực phẩm an toàn cần cơ sở thuyết phục hơn, làm sao người dân tin được. Chứ dân đang lo lắng mà người có trách nhiệm chỉ nói như vậy thì người dân không an tâm”.
Còn đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) nhắc lại câu nói của Bí thư TP HCM Đinh La Thăng tại phiên họp Chính phủ “làm tốt tại sao dân cứ phải ăn bẩn".
Ông Lai nhấn mạnh: "Không phải anh nói anh làm tốt mà phải đi đến thực chất xem người dân có được hưởng sự làm tốt đó không trong bữa ăn, trong sinh hoạt".
Thuỵ Miên
Bình luận