Nhóm các nhà khoa học tới từ Bỉ và Anh phát hiện ra các hạt thiên thạch này khi tìm kiếm các vi sinh vật trong các lớp trầm tích trên đỉnh Dãy núi Sør Rondane ở phía Đông Nam Cực.
Ginneken, một nhà khoa học và nghiên cứu về hành tinh tại Đại học Kent cho biết sau khi tìm thấy mẫu vật, ông và các cộng sự nghiêng về giả thiết đây là kết quả của một vụ nổ thiên thạch.
Không phải tất cả các vụ rơi thiên thạch đều tạo ra các miệng núi lửa. Một số bốc hơi ngay trước khi chạm tới bề mặt Trái đất, gây ra một vụ nổ trong khí quyển.
Một loại tác động khác là sự kiện va chạm.
'Sự kiện va chạm là một vụ nổ không khí lớn tới mức đám mây khí thiên thạch cực nóng tạo ra từ quá trình hóa hơi và nổ của thiên thạch sẽ không có thời gian để mất động lượng trước khi chạm tới mặt đất. Do đó, luồng khí nóng sẽ va chạm với mặt đất ở vận tốc cực lớn. Miệng núi lửa sẽ không hình thành do không còn động cơ tác động rắn để làm điều đó", ông Ginneken lý giải.
Trở lại phòng thí nghiệm tại Princess Elisabeth Antarctica, trạm nghiên cứu của Bỉ, Ginneken và các đồng nghiệp xác định các hạt này là các quả cầu ngưng tụ hay chondrit được tạo ra bởi sau một vụ va chạm thiên thạch.
Các nhà nghiên cứu sau đó quay trở lại các đỉnh núi ở Nam Cực để thu thập thêm mẫu và lập bản đồ phân bố của các quả cầu ở Dãy núi Sør Rondane.
Từ đây, họ xác định thiên thạch gây ra vụ va chạm có đường kính từ 100 - 150 m và khoảng 430.000 năm tuổi.
“Nghiên cứu này rất quan trọng vì nó sẽ đóng vai trò như một hướng dẫn để tìm kiếm các tác động va chạm với mặt đất tương tự trong hồ sơ địa chất, cho phép chúng tôi nâng cao hiểu biết về lịch sử tác động của Trái đất", ông Ginneken nói.
Ginneken hy vọng ông và các cộng sự sẽ xác định thêm được thành phần của tiểu hành tinh trong thời gian tới.
Bình luận