Theo Independent, hành tinh ngoài hệ Mặt trời (ngoại hành tinh) có tên K2-18b được mô tả như siêu Trái Đất tiềm năng với những yếu tố có thể hỗ trợ cho sự sống. Quỹ đạo của hành tinh này nằm trong vùng có thể sống được của ngôi sao nó quay quanh.
Nghiên cứu này do các nhà nghiên cứu Đại học Texas, Scarborough và Đại học Montreal, Canada thực hiện sử dụng dữ liệu từ Trạm quan sát Nam châu Âu (ESO). Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh này còn có một hành tinh lân cận là K2-18c, dù vậy hành tinh K2-18c có thể quá nóng để tồn tại sự sống.
Cả hai hành tinh đều xoay quanh sao lùn đỏ K2-18, nằm cách Trái Đất 111 năm ánh sáng trong chòm sao Leo (Sư tử). K2-18b được phát hiện lần đầu năm 2015 và K2-18c mới được phát hiện.
Để kiểm tra K2-18b có khả năng chứa phần lớn đất đá và có một bầu khí quyển giống như Trái Đất, hoặc chứa phần lớn khí giống sao Hải vương, các nhà khoa học phải tính được khối lượng của hành tinh này bằng cách sử dụng các phép đo vận tốc xuyên tâm.
Kính viễn vọng James Webb Space của NASA sẽ khảo sát kĩ hơn khí quyển của K2-18b khi được khởi động năm 2019.
“Để đo được khối lượng và mật độ của K2-18b là rất phi thường, nhưng khám phá ra một hành tinh mới ngoài hệ Mặt trời thực sự là một điều may mắn và phấn khích”, nhà nghiên cứu Ryan Cloutier cho biết.
Video: Phát hiện siêu Trái Đất với vòng quay kỉ lục, 1 năm dài chưa đầy 7 giờ
Bình luận